Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Xét nghiệm TCK là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm TCK trong rối loạn đông máu

Cập nhật: 26/08/2023 19:26 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Rối loạn đông máu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm về sức khỏe, bởi vậy việc tiến hành xét nghiệm đông máu là cực kỳ cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về TCK là gì? Ý nghĩa của loại xét nghiệm này như thế nào? Các bạn hãy cùng theo dõi nhé. 

1. Tìm hiểu về xét nghiệm TCK là gì?

Khi bị thiếu hụt một hay nhiều yếu tố đông máu sẽ làm giảm sự hình thành fibrin và khả năng cầm máu, dẫn đến tình trạng đông máu huyết tương. Để biết chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm TQ, TCK nhằm đánh giá được hoạt động con đường đông máu ngoại sinh.

Xét nghiệm TCK trong điều trị rối loạn đông máu
Xét nghiệm TCK trong điều trị rối loạn đông máu

1.1. Xét nghiệm TQ

Xét nghiệm TQ được viết tắt là thời gian Quick, hay còn được gọi là xét nghiệm PT (thời gian prothrombin) hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi ở nhiều cơ sở y tế hay bệnh viện. Xét nghiệm TQ sẽ giúp bác sĩ đánh giá được đường đông máu ngoại sinh trong chẩn đoán tình trạng rối loạn đông máu.

Xét nghiệm TQ cho ra kết quả ở dạng thời gian tính bằng giây. Thời gian QT bình thường trong khoảng từ 11 - 13 giây, nếu như kéo dài trên 3 giây thì có nghĩa đường đông máu ngoại sinh của bệnh nhân đang gặp vấn đề.

Không chỉ vậy, kết quả xét nghiệm TQ còn được thể thể hiện ở dạng % hoặc INR trường hợp bệnh nhân đang điều trị kháng Vitamin K.

1.2. Xét nghiệm TCK

Xét nghiệm TCK là gì? Đây còn được gọi là xét nghiệm APTT nhằm để kiểm tra thời gian thromboplastin một phần hoạt hóa rất phổ biến tại Việt Nam hay trên thế giới với mục đích đánh giá đường đông máu nội sinh. Thực hiện xét nghiệm này có ưu điểm là độ nhạy, độ chính xác cao. Các bạn có thể thực hiện tại nhiều bệnh viện khu vực hay ở tuyến tỉnh .

Xét nghiệm TCK cho ra kết quả thể hiện ở dạng giây (bình thường từ 25 - 33 giây) hoặc theo tỉ lệ chỉ số APTT bệnh/APTT chứng.

Ngoài xét nghiệm TCK, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm khác đánh giá  đường đông máu nội sinh gồm: xét nghiệm thời gian Howell, định lượng các yếu tố đông máu,…

1.3. Một số xét nghiệm đánh giá rối loạn đông máu khác

Ngoài 2 xét nghiệm trên, người bệnh còn được chỉ định xét nghiệm thời gian thrombin TT sử dụng với kết quả ở dạng giây hoặc định lượng nồng độ. 

Còn để đánh giá chứng đông máu, xét nghiệm này đánh giá tình trạng của tiêu sợi huyết cực kỳ quan trọng. Nhất là trường hợp bị rối loạn đông máu cấp tính sẽ có nguy cơ tử vong cao bao gồm: đông máu rải rác trong huyết khối hay lòng mạch, tiêu sợi huyết tiên phát,…

2. Ý nghĩa xét nghiệm TQ TCK

Xét nghiệm TQ TCK được chỉ định đánh giá tình trạng đông máu với bệnh nhân đang bị rối loạn đông máu. Xét nghiệm này có thể xác định định được tình trạng rối loạn đông cầm máu nào hay liên quan đến những yếu tố nào, thiếu hụt nhóm chất nào. Qua đó sẽ can thiệp biện pháp phòng ngừa hay điều trị rối loạn đông máu hiệu quả.

Bởi vậy, ý nghĩa xét nghiệm TQ TCK nhằm đánh giá đường đông máu nội sinh và ngoại sinh tương ứng, qua đó phát hiện một số bất thường gây rối loạn đông máu. Ngoài ra, bệnh nhân này có thể thực hiện một vài xét nghiệm khác để tìm được nguyên nhân và có biện pháp điều trị cụ thể. 

3. Tại sao bị rối loạn đông máu?

Ở trạng thái bình thường, hai yếu tố đông máu và ức chế đông máu cân bằng nhau giúp cho máu được liên thông luôn ở trạng thái lỏng. Tuy nhiên, khi gặp phải bất ổn về tổn thương mạch máu thì hệ thống đông cầm máu gây ra hình thành cục máu đông khu trú che lấp chỗ tổn thương và làm ngưng chảy máu. 

Xét nghiệm TCK nhằm có phác đồ đều trị bệnh tốt nhất
Xét nghiệm TCK nhằm có phác đồ đều trị bệnh tốt nhất

Chức năng cầm máu hoàn thành sẽ khiến các tế bào và mô hình thành ở vị trí tổn thương, làm tan dần cục máu đông khu trú đê trả lại sự lưu thông máu bình thường. 

Dẫu vậy, một nguyên nhân nào đó gây phá vỡ sự cân bằng giữa yếu tố đông máu và ức chế đông máu. Dù không bị tổn thương cũng vẫn xảy ra tình trạng giảm đông chảy máu hay hình thành huyết khối. Theo các chuyên gia Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, chứng rối loạn đông máu cực kỳ nguy hiểm, gây ra nhiều bệnh lý. Thậm chí người bệnh tử vong nếu phát hiện chậm.

Rối loạn đông cầm máu chia thành các nhóm chính dưới đây:

  • Rối loạn tăng đông máu làm hình thành huyết khối gây tắc mạch.
  • Rối loạn tăng đông máu có triệu chứng lâm sàng là chảy máu.
  • Rối loạn giảm đông máu có triệu chứng huyết khối và tắc mạch.

Việc thăm khám, chẩn đoán và điều trị tình trạng rối loạn đông cầm máu, việc thực hiện một số xét nghiệm yếu tố đông máu và ức chế đông máu rất quan trọng. Dưới đây là những loại xét nghiệm đối với từng giai đoạn đông cầm máu như sau:

  • Giai đoạn 1: Cầm máu ban đầu mới hình thành nút cầm máu tạm thời.
  • Giai đoạn 2: Đông máu huyết tương khi hình thành nút cầm máu vĩnh viễn.
  • Giai đoạn 3: Tiêu cục máu đông.

Mỗi giai đoạn đông máu đều có nhiều xét nghiệm đánh giá khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm khác nhau dựa vào đánh giá nguy cơ rối loạn liên quan tới triệu chứng hay tiền sử bệnh lý.

Bài viết trên đây giải đáp thông tin tck là gì? Thực hiện xét nghiệm TQ TCK quan trọng với người mắc bệnh rối loạn máu đông. Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ. Chúc bạn thành công!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990