Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tác dụng phụ của insulin trong điều trị tiểu đường

Cập nhật: 21/06/2021 12:08 | Người đăng: Lường Toán

Insulin có vai trò điều chỉnh lượng đường trong máu, tuy nhiên nếu như sử dụng không đúng cách thì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Do vậy trong quá trình sử dụng thuốc thì người bệnh cần phải được theo dõi đường huyết trong cơ thể thường xuyên. 

1. Vai trò của insulin trong cơ thể

Insulin được các bác sĩ chuyên khoa nội tiết dùng để điều trị đái tháo đường tuýp I và tuýp II với những trường hợp những loại thuốc chống đái tháo đường tổng hợp không còn hiệu quả. Insulin có tác dụng làm ổn định đường huyết với những người phải cấp cứu khi bị đái tháo đường.

Thông thường sau khi ăn, thì carbohydrate sẽ bị phân hủy thành glucose tiếp theo glucose sẽ đi vào máu. Tuyến tụy sẽ phản ứng bằng cách sản xuất ra insulin, cho phép glucose phân chia để các tế bào của cơ thể để cung cấp năng lượng.

Insulin có vai trò điều hòa đường huyết

Glucose được lưu trữ trong cơ thể tạo ra năng lượng dư thừa đồng thời chúng được lưu trữ trong gan dưới dạng glycogen với trường hợp bị tăng cao nồng độ insulin khi mới ăn xong. Khi đói thì nồng độ insulin sẽ thấp, đồng thời gan sẽ  giải phóng glycogen vào máu dưới dạng glucose. Chúng có tác dụng giữ lượng glucose máu trong một phạm vi hẹp.

Với người bị tiểu đường sẽ không đủ insulin trong cơ thể để di chuyển glucose đến các tế bào. Do vậy sau khi ăn sẽ khiến cho nồng độ glucose tiếp tục tăng. Với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thì thường không sử dụng insulin hiệu quả (kháng insulin) hoặc cùng có thể không sản xuất đủ insulin.

Trường hợp bị đái tháo đường kéo dài mà không được phát hiện hay không được điều trị sẽ khiến cho nồng độ đường huyết trong máu cao gây ra những biến chứng về thần kinh, thị giác, thận, tim,..

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin hiện nay khá phổ biến theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa nội tiết. Đồng thời bạn cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng và tập luyện của bác sĩ. 

2. Tác dụng phụ của insulin trong điều trị tiểu đường

Theo chia sẻ của dược sĩ Cao đẳng Y Dược TP HCM thì trong quá trình dùng insulin điều trị bệnh tiểu đường sẽ khiến cho người bệnh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là những triệu chứng mà người bệnh không nên chủ quan, cần được theo dõi và kiểm soát kịp thời.

Hạ đường huyết

Mục đích sử dụng insulin điều trị tiểu đường nhằm để làm giảm nồng độ đường huyết trong máu nhanh. Tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách thì chúng có thể làm hạ đường huyết đột ngột, có thể dẫn đến hôn mê. Đây là tác dụng phụ của insulin thường xảy ra nhất. Trường hợp người bệnh gặp phải những dấu hiệu như: nhức đầu, mệt mỏi, cảm giác đói, vã mồ hôi, lú lẫn, rối loạn thị giác...thì tốt nhất người bệnh hãy sử dụng ngay một loại đường có độ phân hủy nhanh như đường hoặc kẹo để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng kể trên.

Với trường hợp gặp phải biến chứng nặng do tiêm insulin thậm chí bị hôn mê, tốt nhất hãy tiêm một liều glucagon (0,5 đến 1mg) (GlucaGen HypoKit) cho bệnh nhân hoặc nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được tiêm truyền glucose theo đường tĩnh mạch.

Tốt nhất hãy tránh truyền glucose với trường hợp không đáp ứng được Glucagon trong vòng 10-15 phút. Do vậy để tránh trường hợp bị hôn mê trở lại thì tốt nhất khi người bệnh tỉnh lại hay cho họ ăn một thìa thức ăn có chứa carbohydrate.

Phản ứng dị ứng

Nếu như xuất hiện phản ứng tại chỗ sau khi tiêm bao gồm triệu chứng ngứa, vết mẩn đỏ hay phù thì không quá nguy hiểm, chúng sẽ biến mất sau vài ngày đến vài tuần. Tình trạng dị ứng này có thể liên quan đến một số yếu tố khác như các chất sát khuẩn gây kích ứng, dị ứng với chất bảo quản hay tiêm quá nông.

Ngoài ra một số ít trường hợp có thể xảy ra triệu chứng toàn thân liên quan đến insulin hoặc metacresol. Cả hai chất trên đều có thể gây phản ứng toàn thân bao gồm hạ huyết áp, khó thở, thở khò khè, vã mồ hôi hoặc tăng nhịp tim hoặc. Với người xảy ra những triệu chứng dị ứng thường xảy ra khi điều trị bằng thuốc kháng histamin nhưng chủ yếu là khi điều trị bằng adrenalin và glucocorticoid tiêm tĩnh mạch.

Loạn dưỡng lipid

Sau khi tiêm insulin mà xuất hiện một vùng da lõm xuống, hoặc bị mất hoàn toàn tổ chức mỡ dưới da tại vùng tiêm ở diện rộng thì đây được gọi là tình trạng loạn dưỡng lipid.

Đây được gọi là biến chứng nặng sau khi dùng insulin thường gặp ở phụ nữ và trẻ nhỏ khoảng từ 1 - 6 tháng sau khi tiêm, gây teo lớp mỡ dưới da tại chỗ tiêm. Để hạn chế xảy ra tình trạng này thì tốt nhất bạn hãy thay đổi vị trí tiêm dưới da như ở tay, đùi, mông hoặc quanh rốn cách rốn 5cm.

Tăng cân

Người mắc bệnh tiểu đường khi tiêm insulin còn có thể gặp phải tình trang tăng cân, nguyên nhân do tác dụng kích thích quá trình đồng hóa. Mục tiêu khi tiêm insulin nhằm giúp đưa glucose vào những tế bào đồng thời còn có thể làm giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên khi điều trị bệnh mà người bệnh không tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý, thừa calorie khiến nồng độ glucose mà tế bào không sử dụng được hết thì chúng sẽ được tích tụ dưới dạng mỡ khiến cho người bệnh tăng cân nhanh chóng.

Quá liều insulin

Tình trạng dùng insulin quá liều khi nhiều hơn mức độ cần của cơ thể hoặc người bệnh tự điều chỉnh insulin mà không theo chỉ dẫn. Ngoài ra khi bạn ăn uống thất thường, bỏ ăn cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc điều chỉnh liều insulin của bác sĩ điều trị, dẫn đến tình trạng bị hạ đường huyết. Nguy hiểm nhất là chúng có thể gây tử vong.

3. Thận trọng khi dùng insulin điều trị đái tháo đường

Với người bị đái tháo đường tuýp 1 mà không được điều chỉnh lượng insulin thích hợp hoặc điều trị không liên tục thì có thể dẫn đến tình trạng tăng đường huyết và nhiễm toan ceton do đái tháo đường.

Triệu chứng tăng đường huyết đầu tiên thường rất khó nhận biết, chúng sẽ xuất hiện âm ỉ và kéo dài nhiều ngày, nhiều giờ với những triệu chứng như buồn nôn hoặc nôn, khát nhiều, tiểu nhiều, lơ mơ, da khô và khô miếng và đỏ, ăn không ngon, hơi thở có mùi aceton.

Tình trạng tăng đường huyết mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm toan ceton do đái tháo đường, phổ biến nhất là ở người bệnh đái tháo đường tuýp 1, nguy cơ bị tử vong cao. Bên cạnh đó thì còn có một số bệnh đi kèm như sốt nhẹ, nhiễm trùng có thể làm tăng nhu cầu insulin của người bệnh.

Tác dụng phụ của insulin với cơ thể

Bên cạnh đó thì với bệnh nhân bị suy gan, suy thận thì nhu cầu dùng insulin có thể giảm. Do vậy cần phải điều chỉnh liều lượng phù hợp với những bệnh nhân tăng cường hoạt động thể lực, người thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày hay các vận động viên.

Nếu như bạn muốn thay đổi sử dụng các loại insulin khác thì tốt nhất hãy tuân thủ theo chỉ định sử dụng của bác. Lưu ý hãy thay đổi liều dùng insulin với liều đầu tiên hoặc trong vài tuần đầu, vài tháng đầu nếu xảy ra sự thay đổi về nồng độ, nhãn hiệu ...

Nếu sử dụng liệu pháp insulin tích cực giúp cải thiện lượng đường huyết cho người bệnh thì sẽ làm giảm những triệu chứng hạ đường huyết. Do vậy với trường hợp này người bệnh nên được các bác sĩ điều trị thông báo trước.

Tránh sử dụng thuốc trong bơm insulin để truyền insulin dưới da liên tục (CSII) bởi chúng có thể gây ta nguy cơ kết tủa trong một số ống thông bơm insulin.

Hạ đường huyết có thể làm suy giảm khả năng tập trung và phản ứng của người bệnh, có thể gây nguy hiểm với những người đang lái xe hay đang vận hành máy móc. Nhất là với những trường hợp không nhận biết được dấu hiệu hạ đường huyết thì không được lái xe hay vận hành máy móc.

Các chuyên gia nội tiết cho biết, phụ nữ mang thai có thể vẫn được chỉ định sử dụng insulin khi mà chúng không qua hàng rào nhau thai. Tuy nhiên thì người bệnh cần phải được kiểm soát tích cực glucose khi được theo dõi bởi các bác sĩ hoặc điều trị insulin với người bệnh trong suốt quá trình mang thai và khi dự định chuẩn bị mang thai.

Với trường hợp điều tiết insulin cho phụ nữ mang thai sẽ thay đổi, cụ thể trong 3 tháng đầu thai kỳ thì nhu cầu thường ít và sau đó sẽ tăng dần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Sau khi sinh thì nhu cầu insulin nhanh chóng trở lại mức độ như trước khi có thai.

Bên cạnh đó khi sử dụng insulin điều trị cho người mẹ đang nuôi con theo nghiên cứu cũng không ảnh hưởng đến em bé bú mẹ. Bởi vậy mà không có sự hạn chế về việc sử dụng insulin trong điều trị bệnh đái tháo ở giai đoạn cho con bú. Dù vậy thì các bác sĩ cũng sẽ điều chỉnh liều insulin cho giảm đi.

Qua đó có thể thấy insulin có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, cần phải được theo dõi và cẩn trọng trong quá trình sử dụng. Nếu thắc mắc gì về những tác dụng phụ kể trên thì người bệnh tốt nhất hãy báo cho bác sĩ để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990