Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Quy trình kỹ thuật Truyền máu của Bộ Y tế mới nhất

Cập nhật: 02/03/2024 13:59 | Người đăng: Huệ Nguyễn

Máu là một thành phần quan trọng trong cơ thể người, truyền máu thường được chỉ định trong những trường hợp bệnh nhân bị thiếu hụt máu nghiêm trọng. Vậy quá trình truyền máu diễn ra như thế nào là thắc mắc nhiều người đặt ra. Cùng theo dõi ngay dưới đây nhé.

Quy trình truyền máu tại bệnh phòng

Quy trình truyền máu tại giường được thực hiện qua các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị

Trước khi truyền máu bệnh nhân sẽ được kiểm tra nhóm máu để biết mang nhóm máu gì: A, B, AB, O, Rh(+) hay Rh(-). Đây là một bước rất quan trọng vì phải đảm bảo rằng nhóm máu được truyền vào tương thích với nhóm máu nhận được. Nếu bệnh nhân từng có tiền sử phản ứng quá trình truyền máu cần thông báo trước cho Bác sĩ.

Thông thường thời gian truyền máu sẽ mất khoảng từ 1 - 4 giờ tùy thuộc vào từng trường hợp. Máu được truyền lưu trữ trong túi nhựa, người bệnh sẽ nhận máu thông qua kim truyền đi vào bên trong tĩnh mạch. Bệnh nhân trong quá trình truyền máu sẽ ở tư thế ngồi hoặc nằm và được giám sát bởi nhân viên y tế.

Trong quá trình truyền máu nếu người bệnh có các phản ứng bất thường như: Sốt, ớn lạnh; Khó thở; Đau lưng, đau ngực; Ngứa ngáy bất thường; Khó chịu toàn thân cần báo ngay với nhân viên y tế để được xử trí kịp thời.

Quy trình truyền máu chi tiết tại bệnh viện
Quy trình truyền máu chi tiết tại bệnh viện

Bước 2: Sau khi truyền máu

Sau khi truyền máu xong Bác sĩ sẽ gỡ bỏ kim truyền ra, lúc này ở xung quanh vị trí kim truyền sẽ xuất hiện những vết bầm nhưng nó sẽ biến mất sau một vài ngày. Trong trường hợp người bệnh truyền máu xong vẫn xuất hiện các triệu chứng bất thường vẫn nên thông báo với Bác sĩ ngay.

Theo khuyến nghị của ngành Huyết học, thay vì truyền máu toàn bộ thì hiện nay chỉ nên truyền cho bệnh nhân những chế phẩm máu mà họ cần. Máu sau khi được tiếp nhận sẽ phân tách ra các thành phần riêng lẻ đó là: hồng cầu, tiểu cầu, plasma, tủa đông. Kỹ thuật này có tác dụng giúp chúng ta tận dụng được tối đa từng thành phần có trong máu.

Bước 3: Các nguyên tắc trong truyền máu

Để đảm bảo quá trình truyền máu an toàn, tránh các tình trạng tai biến có thể xảy ra, quá trình truyền máu cần phải được dựa trên các nguyên tắc cơ bản khi truyền máu. Trước khi truyền máu cần thực hiện xét nghiệm nhóm máu phù hợp và kiểm tra các mầm bệnh, bởi mỗi nhóm màu đều mang những đặc trưng riêng biệt và nếu không được truyền đúng nhóm máu tương thích thì có thể sẽ dẫn đến kết cấu của mạch máu bị phá vỡ.

Vậy quá trình truyền máu cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:

  • Để tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây ra các hiện tượng hồng cầu ngưng kết phải truyền cùng nhóm máu.
  • Bên cạnh việc xác định đúng nhóm máu của người hiến và người nhận, cần phải thực hiện thêm phản ứng chéo, tức là trộn huyết thanh của người hiến với hồng cầu của người nhận và trộn huyết thanh của người nhận với hồng cầu của người hiến. Máu chỉ được truyền cho người bệnh trong trường hợp không xảy ra hiện tượng hồng cầu ngưng kết.
  • Nếu máu được truyền không hòa hợp có thể xảy ra những tai biến nghiêm trọng thậm chí là có thể gây ra tử vong.
  • Đối với những trường hợp cấp cứu cần truyền máu gấp nhưng lại không có máu cùng nhóm, khi bắt buộc phải truyền máu khác nhóm thì cần phải bắt buộc phải tuân theo nguyên tắc đó là “hồng cầu người cho không bị ngưng kết với huyết thanh của người nhận”. Khi thực hiện truyền máu chỉ nên truyền máu với số lượng ít khoảng 250ml với tốc độ truyền rất chậm.

Nguyên tắc xử trí trong trường hợp xảy ra các tai biến liên quan đến truyền máu

Trong lúc thực hiện truyền máu, nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào cần phải tạm hoãn truyền máu ngay lập tức. Nhân viên y tế kiểm tra tình trạng của bệnh nhân, bao gồm các chỉ số sinh hiệu, sau đó báo cáo ngay cho bác sĩ thăm khám. Tùy từng mức độ và nguyên nhân của các bất thường, Bác sĩ sẽ nhận định để quyết định việc ngừng hẳn việc truyền máu hay giảm tốc độ truyền.

Nguyên tắc xử trí trong trường hợp xảy ra các tai biến liên quan đến truyền máu
Nguyên tắc xử trí trong trường hợp xảy ra các tai biến liên quan đến truyền máu

Nếu như có chỉ định ngừng hẳn việc truyền máu, không được rút luôn đường truyền tĩnh mạch mà cần tiếp tục duy trì bằng dung dịch muối đẳng trương, sẵn sàng đường tiếp cận khi có sự cố.

Nếu người bệnh trong quá trình truyền máu xảy ra các tình huống cấp cứu, cần xử trí cứu chữa theo phác đồ đã ban hành. Sau đó, Bác sĩ cần khai báo sự cố với lãnh đạo cấp trên.

Nếu việc truyền máu bị trì hoãn quá 4 giờ hay không loại trừ được khả năng xảy ra tai biến có liên quan đến việc truyền máu thì đơn bị máu này cần phải được hủy bỏ theo quy định bệnh phẩm, không được phép tiếp tục truyền cho người bệnh khác. Số đơn vị truyền máu đã được truyền cũng như loại chế phẩm sử dụng cần phải được ghi rõ trong hồ sơ giấy tờ ra viện của người bệnh để tiện lợi cho việc theo dõi và truy cứu về sau.

Nếu việc truyền máu thuận lợi, nhân viên y tế cần theo dõi các chỉ số sinh hiệu của bệnh nhân sau một giờ đầu truyền máu. Sau đó, chuyển bệnh nhân về chế độ chăm sóc như trước khi truyền máu. Kiểm tra lại chỉ định truyền máu và nếu còn chỉ định thì thực hiện dự trù máu.

Nói tóm lại, máu là một loại “thuốc” vô cùng đặc biệt và không thể sản xuất ra được mà có là nhờ vào việc người đi hiến. Vì vậy nguồn máu là vô cùng quý giá và việc truyền máu cần phải được thực hiện đúng chỉ định, đúng nguyên tắc để đảm bảo an toàn cho người bệnh, vừa đề phòng các tai biến nghiêm trọng có liên quan.

Hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ hơn về quy trình truyền máu thông qua những thông tin mà Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin mới nhất. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990