Rối loạn lipid máu có thể gây ra các vấn đề về bệnh tim mạch. Dẫu vậy nếu kiểm soát tốt được tình trạng bệnh sẽ bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn về phác đồ điều trị rối loạn lipit máu kết hợp với điều trị tại nhà. Các bạn hãy cùng Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tìm hiểu ngay nhé.
1. Tổng quát về chứng rối loạn lipid máu
1.1. Khái niệm
Tình trạng rối loạn lipid máu là sự tăng một trong hai về nồng độ cholesterol hoặc Triglyceride huyết tương, có khi là tăng cả hai. Trường hợp mà nồng độ HDL_C (cholesterol tốt) giảm, và tăng nồng độ LDL_C (cholesterol xấu) cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch.
1.2. Rối loạn lipid máu do những nguyên nhân nào?
Sự rối loạn lipid máu do hai nguyên nhân chính là nguyên phát ( do di truyền) hoặc thứ phát ( trong quá trình sống và sinh hoạt) cụ thể là một số nguyên nhân:
- Sự suy giảm những chất tiêu mỡ, sự rối loạn về chuyển hóa lipid khiến mỡ lắng đọng trong cơ thể.
- Tâm lý căng thẳng, stress, hay người mắc bệnh đái tháo đường sẽ làm tăng sự dự trữ lipit trong cơ thể, từ đó gây ra sự rối loạn chuyển hóa lipid.
- Ăn nhiều thực phẩm chức chất béo, dầu mỡ, uống nhiều rượu, bia.
1.3. Đối tượng nào nên tầm soát nồng độ lipid máu?
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo một số đối tượng cần tầm soát nồng độ lipit máu hay còn gọi là cholesterol máu:
- Người trong độ tuổi trưởng thành từ 20 - 40 tuổi thì nên xét nghiệm Bilan Lipid ít nhất 1 lần mỗi 5 năm.
- Người từ 40 tuổi trở lên thì mỗi năm cần làm xét nghiệm 1 lần để phát hiện kịp thời và điều trị rối loạn lipid máu.
- Trường hợp bạn có những yếu tố nguy cơ tim mạch bao gồm đái tháo đường, huyết áp cao, có các vấn đề về mạch vành thì hãy làm xét nghiệm sớm hay nhiều lần hơn thì có thể xét nghiệm sớm hơn hoặc nhiều lần hơn tùy vào trường hợp.
2. Phác đồ điều trị rối loạn lipid máu theo Bộ Y Tế
Các chuyên gia đội ngũ y bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị lối loạn lipit máu mới nhất kết hợp với điều trị tại nhà khi kết hợp việc dùng thuốc và lối sống lành mạnh. Quá trình điều trị rối loạn lipit máu như sau:
2.1. Phân tích, đánh giá
Bước đầu tiên, các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân rối loạn lipit máu ở người bệnh:
- Nguyên nhân nguyên phát: Do đột biến gen, di truyền hay do rối loạn có tính chất gia đình.
- Nguyên nhân thứ phát: Việc dùng nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, đái tháo đường, ít vận động, do dùng nhiều thuốc, các bệnh về thận hay suy giáp …
Bước 2: Đánh giá nguy cơ tim mạch bao gồm:
- Một số bệnh lý động mạch vành kém những yếu tố như: động mạch vành ngoại biên, đái tháo đường và phình động mạch chủ bụng,…
- Huyết áp cao
- Sử dụng thuốc lá.
- Nồng độ cholesterol tốt thấp.
- Tiền sử gia đình có người mắc động mạch vành từ sớm (nữ dưới 65 tuổi và nam dưới 55 tuổi).
Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra mục tiêu điều trị khi xác định được nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể:
- Những người có nguy cơ cao (bệnh mạch vành với yếu tố tương đương), cần điều trị đưa nồng độ LDL_C về dưới 100mg%.
- Một số đối tượng có nguy cơ cao như trường hợp mắc bệnh động mạch vành kèm những yếu tố nguy cơ, nhất là hội chứng động mạch vành cấp hay bệnh đái tháo đường thì cần điều trị LDL_C về dưới 70mg%.
- Người bị tăng triglyceride sẽ có cách xử trí khác nhau nhưng mục tiêu vẫn là thì giảm LDL_C.
2.2. Điều trị cụ thể
Thông qua quá trình đánh giá, phân tích, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị rối loạn lipit máu chi tiết. Hướng điều trị đầu tiên đó là phải có lối sống lành mạnh: chế độ ăn uống giảm chất béo, hạn chế phủ tạng động vật để tăng cường cá, rau xanh, kết hợp tập thể dục thường xuyên.
Kết hợp với việc thay đổi lối sống thì bạn có thể dùng thêm một số thuốc hỗ trợ trong quá trình điều trị bao gồm:
- Trường hợp nồng độ LDL_C cao, người bệnh có thể dùng thuốc nhóm Statin bao gồm Atorvastatin, Simvastatin, Fluvastatin hay Rosuvastatin.
- Nếu nồng độ LDL_C và Triglyceride đều tăng, có thể dùng Fribat trước để tránh biến chứng. Khi nồng độ Triglycerid được giảm xuống dưới 500mg% thì có thể dùng Statin liều thấp và sau 4-6 tuần thì tăng liều gấp đôi nếu không đạt được mục tiêu điều trị.
3. Phòng tránh rối loạn lipid máu an toàn và hiệu quả
Thực hiện phác đồ điều trị rối loạn lipid máu kéo dài suốt cả đời, ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống. Bởi vậy, bạn hãy chủ động phòng tránh trước khi xảy ra những điều đó.
3.1. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học
- Hạn chế tối đa chất béo bão hòa từ động vật với cholesterol trong một số thực phẩm như phủ tạng động vật và lòng đỏ trứng.
- Bổ sung thêm chất béo không bão hòa từ nguồn thực phẩm như các loại hạt, cá, rau củ, dầu thực vật.
- Tăng cường ngũ cốc, rau quả, uống sữa không béo.
- Nên ăn nhiều về thịt da cầm bỏ da, thịt nạc.
3.2. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục là cách kiểm soát lipid máu rất tốt. Điều đó giúp bạn có thể giảm cân, đốt cháy mỡ thừa và tăng cường sức đề kháng để ổn định huyết áp và hạn chế mắc bệnh đái tháo đường. Dẫu vậy, bạn chỉ nên tập vừa với sức khỏe hiện tại của bản thân. Mỗi ngày nên tập 30 phút và 1 tuần tập 3 lần.
3.3. Loại bỏ các thói quen xấu
Một số thói quen xấu sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bao gồm uống rượu bia hay hút thuốc lá. Khi dùng các sản phẩm đó sẽ làm tăng nguy cơ bị huyết áp tăng, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, hay đái tháo đường,…
Trên đây là phác đồ điều trị rối loạn lipit máu tốt nhất để kiểm soát bệnh đồng thời bảo vệ cơ thể tốt nhất. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức hữu ích nhé. Chúc bạn sức khỏe!