Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những điều cần biết về bệnh vi trùng uốn ván

Cập nhật: 06/09/2019 08:37 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh vi trùng uốn ván là một bệnh rất nguy hiểm, bệnh không lây truyền từ người sang người nhưng trẻ nhỏ rất dễ mắc phải. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải nắm được biểu hiện, triệu chứng, cách bệnh lây nhiễm và cách phòng tránh để bảo vệ con em mình.


Những điều cần biết về bệnh vi trùng uốn ván

Bệnh vi trùng uốn ván là gì?

Bệnh vi trùng uốn ván là một loại bệnh nhiễm trùng cấp tính có thể dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao do trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani tiết ra các ngoại độc tố. Tuy đây là căn bệnh không lây nhiễm từ người sang người nhưng trẻ nhỏ rất dễ bị lây nhiễm khi tiếp xúc với vi khuẩn uốn ván. Uốn ván là một căn bệnh rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, tỷ lệ này ở trẻ sơ sinh lên đến 95%.

Các bậc phụ huynh cần phải tiêm ngừa uốn ván đầy đủ và tiêm nhắc lại đúng thời gian để con em của mình nhận được sự bảo vệ với các mầm bệnh tốt nhất.

Bệnh vi trùng uốn ván lây nhiễm như thế nào?

Theo như bật mí của các thầy cô giáo cao đẳng Dược TPHCM, bệnh vi trùng uốn ván thường xuất hiện rải rác tại những vùng nông thôn, đặc biệt là những vùng nông thôn không có chương trình tiêm phòng bệnh cho trẻ sơ sinh có tỷ lệ nhiễm bệnh rất cao.

Trẻ thường mắc bệnh uốn ván sau một tổn thương cấp tính như vết rách da, vết chích da, da bị trầy xước, viêm tai giữa, vết bỏng, phẫu thuật. Phụ nữ sau khi sảy thai hoặc sau khi đẻ cũng rất dễ mắc bệnh vi trùng uốn ván.

Khi trên da có vết thương hoặc bị trầy xước và có tiếp xúc đầy đủ cùng với uốn ván Clostridium tetani thường có ở trong cát bụi, trong đất, phân động vật và gia cầm, cống rãnh, các dụng cụ phẫu thuật không được vệ sinh tiệt trùng… vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể từ những vết thương sau đó phát triển thành ổ nhiễm trùng và gây ra bệnh uốn ván. 

Đối với những đứa trẻ hiếu động, rất dễ bị trầy xước khi chơi đùa bởi những vật dụng bị gỉ sét, những vật dụng này thường chức rất nhiều vi khuẩn nên sẽ rất dễ  nhiễm bệnh nếu không được tiêm chủng.

Đôi khi cũng có những trường hợp bị mắc bệnh uốn ván sau khi phẫu thuật, phá thai trong những điều kiện không đảm bảo vệ sinh. Thậm chí, có những trường hợp bị hoại tử và các dị vật xâm nhập vào cơ thể bị nhiễm bẩn tạo ra một môi trường yếm khí giúp cho các tế bào uốn ván phát triển.

Trường hợp trẻ sơ sinh bị mắc bệnh uốn  ván chính là do vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể trẻ sơ sinh qua dây rốn khi sinh đẻ vì sử dụng dụng cụ không vệ sinh để cắt cuống rốn hoặc không được vệ sinh cuống rốn sạch sẽ.


Những điều cần biết về bệnh vi trùng uốn ván

Biểu hiện và triệu chứng của những trẻ bị mắc bệnh uốn ván

Thời kỳ ủ bệnh sẽ kéo dài khoảng từ 4 đến 21 ngày. Loại trực khuẩn này sẽ phát triển tại vị trí có vết thương trong điều kiện yếm khí. Sau đó, trực khuẩn sẽ bắt đầu giải phóng các loại độc tố vào trong máu và bắt đầu tấn công các bản vận động thần kinh, cơ làm cho người bệnh bị co cứng cơ và xuất hiện những cơ co giật.

Trong số những trường hợp đã khởi phát bệnh có tới 15% phát bệnh sau 3 ngày, 10% phát bệnh sau 14 ngày. Thể bệnh hay gặp nhất chính là uốn ván toàn thân.

  • Biểu hiện điển hình của những người bị mắc vi khuẩn uốn ván chính là: khó nuốt, cứng và đau các cơ cổ vai lưng. Sau đó, các cơ khác cũng bắt đầu bị tăng trưng lực khiến cho bị cứng cơ bụng cùng với các cơ ở gốc chi. Do các cơ mặt bị cứng liên lục nên sẽ thường thấy một vẻ mặt nhăn nhó, cười nhăn, cười khẩy. Các cơ lưng bị co cứng nên sẽ thất tư thế lưng hay bị cong hoặc ưỡn. Đối với một số trường hợp còn xuất hiện những cơn co cứng toàn thân có cường độ mạnh cùng với những cơn đau làm cho bệnh nhân bị xanh tím hoặc có thể nghiêm trọng hơn là ngừng thở.
  • Nếu ở mức độ nhẹ thì người bệnh sẽ chỉ thấy tình trạng bị cứng cơ cùng với một vài cơn co cứng hoặc thậm chí là không bị co cứng.
  • Đối với những trường hợp ở mức độ vừa có dấu hiệu bị cứng hàm, cứng cơ, khó nuốt cùng với các cơn co cứng.
  • Trường hợp đã mắc uốn ván nặng thì người bệnh sẽ thấy xuất hiện nhiều cơn kịch phát, có thể sốt nhưng phần lớn là sẽ không có biểu hiện này. Chướng bụng, khó nuốt làm cho việc ăn uống của bệnh nhân trở nên khó khăn hơn.

Bệnh uốn ván rốn thường xảy ra đối với trẻ sơ sinh, bệnh sẽ bắt đầu khởi phát trong khoảng 2 tuần sau khi sinh với các dấu hiệu rất phổ biến như: trẻ bỏ bú, cứng cơ và có những cơn co cứng; thường là uốn ván toàn thân và rất dễ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh uốn ván cục bộ rất ít khi gặp, biểu hiện của những người bị mắc bệnh này sẽ chỉ giới hạn ở những cơ gần vết thương và ít nghiêm trọng hơn.

Bệnh uốn ván sẽ gây ra những biến chứng nào ở trẻ?

Bệnh vi trùng uốn ván có thể dẫn đến tử vong do bị suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và nghiêm trọng hơn là tim ngừng đập. Tỷ lệ tử vong của những người mắc bệnh uốn ván rất cao, thường là 25% đến 90%. Đối với trẻ sơ sinh thì tỷ lệ tử vong có thể lên đến 90% nên chúng ta cần phải hết sức cẩn thận.

Cách phòng ngừa bệnh uốn ván như thế nào?

Hiện nay, cách hiệu quả nhất để phòng chống bệnh uốn ván ở cả người lớn và trẻ em chính là chủ động tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh uốn ván sớm, nhất là đối với những phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Các loại vắc xin phòng bệnh uốn ván hiện nay thường được bào chế dưới dạng phối hợp các loại vắc xin khác nhau giúp các mẹ có thể tiện lợi hơn trong việc đưa con em của mình đi tiêm phòng.

Tuy nhiên, Vắc xin phòng ngừa uốn ván sẽ không thể tạo được miễn dịch tạm thời. Chính vì thế, cần phải thường xuyên tiêm nhắc lại để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh cao nhất.

Trên đây là những hiểu biết về bệnh vi trùng uốn ván mà chúng tôi đã tổng hợp lại giúp cho bạn đọc có thể tham khảo. Hãy đảm bảo rằng mình nắm rõ những thông tin này để đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990