Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị amip ăn não

Cập nhật: 27/06/2024 11:47 | Người đăng: Lường Toán

Amip ăn não chính là một căn bệnh nguy hiểm có thể khiến cho người bệnh tử vong rất nhanh chóng. Chính vì thế, chúng ta cần phải nắm được kiến thức về căn bệnh này để có thể bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.

Amip ăn não là gì?

Amip ăn não người là một loại ký sinh trùng có tên khoa học là Naegleria Fowleri. Loại ký sinh trùng này rất hiếm gặp và có nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao. Những người thường xuyên bơi lội ở những hồ nước ngọt, sông, suối, suối nước nóng chính là những đối tượng rất dễ nhiễm loại ký sinh trùng này.

Loại ký sinh trùng này được tìm thấy lần đầu tiên tại Úc vào năm 1965 nhưng nhiều ý kiến cho rằng nó có nguồn gốc tại Mỹ. Chỉ có một loài naegleria lây nhiễm cho con người chính là naegleria fowleri.

Các Amip sẽ đi từ mũi lên não và gây ra những tổn thương hết sức nghiêm trọng đối với não bộ của chúng ta. Hầu hết tất cả những trường hợp bị nhiễm naegleria đều từ vong sau khoảng 1 tuần.

Theo số liệu thống kê, mỗi năm có tới hàng triệu người xúc với amip gây nhiễm trùng naegleria nhưng chỉ có một số ít trong số đó mắc bệnh. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được tại sao lại có một số trường hợp bị mắc bệnh trong khi những người khác thì không.

Amip ăn não là gì?
Amip ăn não chính là một loại ký sinh trùng có tên khoa học là Naegleria fowleri

 

Triệu chứng thường gặp của bệnh amip ăn não

Naegleria fowleri chính là nguyên nhân gây ra bệnh viêm màng não do ký sinh trùng amip nguyên phát. Căn bệnh này sẽ gây ra tình trạng viêm não và phá hủy các tế bào não.

Sau khi bị phơi nhiễm trong khoảng từ 2-15 ngày sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng. Cụ thể những triệu chứng có thể xuất hiện là:

  • Ảo giác.
  • Động kinh;
  • Buồn ngủ;
  • Mất thăng bằng;
  • Lú lẫn;
  • Buồn nôn và nôn ói;
  • Nhạy cảm với ánh sáng;
  • Cứng cổ;
  • Nhức đầu đột ngột nghiêm trọng;
  • Sốt;
  • Thay đổi cảm giác về mùi hoặc hương vị;

Dấu hiệu nhận biết và triệu chứng của bệnh có thể tiến triển rất nhanh chóng và thường dẫn đến nguy cơ tử vong chỉ trong khoảng 1 tuần. Có thể người bệnh sẽ có thể gặp phải một số triệu chứng khác không được đề cập đến trong bài viết này.

Chính vì thế, nếu như thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường như sốt đột ngột, nhức đầu, nôn, cứng cổ khi có tiếp xúc với nước ấm hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ. Tùy theo từng trường hợp sẽ có biểu hiện khác nhau nên hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có được phương án điều trị bệnh thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh gây bệnh amip ăn não

Nguyên nhân mắc bệnh ăn não người là do bị nhiễm amip Naegleria fowleri, loại ký sinh trùng này thường được tìm thấy ở những hồ nước ngọt, ấm. Căn bệnh này thường hay xuất hiện vào mùa hè và đôi khi loại ký sinh trùng này cũng được tìm thấy ở trong đất.

Ký sinh trùng amip sẽ xâm nhập vào trong cơ thể thông qua đường mũi khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn và nước sau đó đi lên não thông qua các dây thần kinh khứu giác.

Không phải tất cả trường hợp tiếp xúc với mầm bệnh đều bị nhiễm bệnh mà chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ bị nhiễm khi tiếp xúc với Naegleria fowleri. Loại ký sinh trùng này không lây nhiễm từ người này sang người khác hoặc uống nguồn nước bị ô nhiễm. Các bể bơi được làm sạch và khử khuẩn đúng cách sẽ không chứa ký sinh trùng gây bệnh.

Mặc dù Amip là loại ký sinh trùng tương đối phổ biến nhưng rất hiếm khi chúng gây ra bệnh não. Bệnh viêm màng não do amip nguyên phát thường xảy ra từ 0-8 lần mỗi năm và hầu như thường gặp nhất trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều người có chứa kháng thể chống lại Naegleria fowleri vì thế khi bị nhiễm amip nhưng hệ thống miễn dịch sẽ tự tiêu diệt chúng.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh amip ăn não

Mỗi năm có tới hàng triệu người tiếp xúc với nguồn gây bệnh và chỉ có vài người mắc phải căn bệnh này. Sau đấu chính là những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh:

  • Nước ấm: amoeba lớn nhanh trong nước ấm hoặc nóng;
  • Bơi ở hồ hay vùng nước ngọt: hầu hết những người bị bệnh từng bơi ở trong khu vực nước ngọt trong vòng hai tuần trước đó;
  • Tuổi tác: trẻ em và thanh niên có nhiều khả năng bị mắc bệnh rất cao, có thể vì họ thích ở trong nước lâu hơn và hoạt động nhiều hơn trong nước.

Để có thể kiểm soát được căn bệnh này các bạn hãy cố gắng giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây bệnh cao. Các bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để nắm được thông tin chi tiết nhất.

Những kỹ thuật chẩn đoán bệnh amip ăn não người

Để có thể chẩn đoán được căn bệnh này, các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng những phương pháp sau đây:

  • Chẩn đoán bằng cách chọc dò tủy sống: Chúng ta có thể nhìn thấy ký sinh trùng Naegleria fowleri trong dịch não tủy dưới kính hiển vi. Bác sĩ sẽ tiến hành chọc một cây kim vào giữa 2 đốt sống lưng để lấy được dịch não tủy. Xét nghiệm này cũng có thể đo áp lực dịch não tủy và tìm tế bào viêm.
  • Chẩn đoán hình ảnh: chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan) có thể cho thấy vùng não bị sưng và chảy máu;

Những kỹ thuật chẩn đoán bệnh amip ăn não người
Hầu hết tất cả những trường hợp bị nhiễm naegleria đều từ vong sau khoảng 1 tuần.

Cách phương pháp điều trị bệnh amip ăn não

Có rất ít trường hợp có thể sống sót được sau khi bị nhiễm bệnh ngay cả khi được điều trị. Chính vì thế, việc chẩn đoán và có phương pháp điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất là điều rất quan trọng đối với sự sống còn. Phương pháp điều trị bệnh phổ biến hiện nay là sử dụng một số loại thuốc kháng nấm tiêm trực tiếp vào trong tĩnh mạch hoặc tiêm vào vùng xung quanh cột sống để tiêu diệt các amip.

Hiện nay có một số loại thuốc nghiên cứu được gọi là miltefosine được điều trị khẩn cấp cho những trường hợp bị nhiễm naegleria. Kết hợp sử dụng thuốc điều trị và kiểm soát tình trạng phù não sẽ có thể cải thiện được khả năng sống sót của người bệnh.

Những thói quen sinh hoạt giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh

Duy trì một lối sống lành mạnh là điều rất quan trọng nếu như các bạn nằm trong trường hợp có nguy cơ mắc bệnh cao. Sau đây là những thói quen sinh hoạt mà bạn nên tuân theo nếu muốn hạn chế nguy cơ mắc bệnh:

  • Tránh làm xáo trộn các cặn lắng trong khi bơi lội ở vùng nước ngọt cạn, ấm áp.
  • Bịt chặt mũi khi nhảy hoặc lặn vào vùng nước ngọt ấm áp;
  • Không bơi ở hoặc nhảy vào các sông hồ nước ngọt, ấm áp;

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh amip ăn não để các bạn có thể kiến thức về căn bệnh này để bảo vệ sức khỏe của mình một các tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!

Nguồn: cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990