Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Lưu ý về liều dùng, cách dùng của thuốc Clofibrate

Cập nhật: 07/11/2022 15:29 | Người đăng: Nguyễn Trang

Clofibrate được chỉ định điều trị bệnh lý gì? Liều dùng thuốc như thế nào an toàn? Để có được lời giải đáp chính xác mọi người cùng tìm hiểu những thông tin liên quan dưới đây.

1. Tác dụng của thuốc Clofibrate như thế nào?

Clofibrate thường được các bác sĩ chỉ định dùng giảm được nồng độ Cholesterol với hàm lượng cao trong máu. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn có khả năng làm hạ Triglyceride và Lipoprotein với tỷ trọng thấp.

Trước khi sử dụng thuốc mọi người cần phải tham khảo kỹ về liều dùng thuốc Clofibrate với bác sĩ để sớm điều trị bệnh dứt điểm.

Dùng thuốc Clofibrate như thế nào?

Tốt nhất mọi người hãy nên dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ. trong những trường hợp không hiểu hay có bất kỳ thắc mắc nào liên quan mọi người hãy trao đổi kỹ với các bác sĩ/ dược sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn nữa.

Lưu ý về liều dùng của thuốc Clofibrate 1
Dùng thuốc Clofibrate như thế nào?

Mọi người nên dùng thuốc Clofibrate kèm với một ly nước khoảng chừng 250ml. Tuyệt đối không được nghiền mát, nhai/ làm vỡ những viên nang thuốc. Nên nuốt toàn bộ viên thuốc sẽ an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Đối với thuốc Clofibrate sẽ được sử dụng nhiều lần trong ngày. Tùy vào tình trạng bệnh cũng như từng độ tuổi khác nhau các bác sĩ sẽ chỉ định về liều dùng phù hợp nhất.

2. Hướng liều dùng và cách bảo quản thuốc Clofibrate

2.1. Liều dùng thuốc Clofibrate như thế nào?

  • Liều dùng thuốc đối với người lớn: mọi người sẽ dùng liều 500mg và uống 4 lần/ ngày.
  • Liều dùng thuốc dành cho trẻ em: Tính đến thời điểm hiện tại thuốc Clofibrate chưa chỉ định điều trị đối với những trẻ <18 tuổi. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải trao đổi kỹ với các bác sĩ về việc có nên cho trẻ dùng thuốc hay không.

Hiện nay thuốc Clofibrate gồm có loại viên nang 250mg và 500mg.

2.2. Hướng dẫn cách bảo quản thuốc Clofibrate

Tốt nhất mọi người nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng là tốt nhất. Đồng thời, nên tránh để thuốc nơi nhiệt độ ẩm ướt hay ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Không được bảo quản thuốc ở phòng tắm hay trong ngăn đá tủ lạnh. Mỗi một loại thuốc sẽ tương ứng một phương pháp bảo quản khác nhau. Tốt nhất mọi người hãy tham khảo kỹ ý kiến các bác sĩ/ dược sĩ và đọc kỹ hướng dẫn về cách quản quản thuốc tốt nhất trên bao bì. Để thuốc Clofibrate tránh xa tầm tay trẻ em và những vật nuôi trong gia đình.

Tuyệt đối không được vứt thuốc vào toilet/ đường ống dẫn nước, trừ những trường hợp đã được yêu cầu trước đó. Xử lý thuốc theo đúng quy định để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường.

3. Tìm hiểu những tác dụng phụ khi dùng thuốc Clofibrate

Mọi người nên nhanh chóng quay lại gặp bác sĩ/ dược sĩ khi trong thời gian uống thuốc Clofibrate xảy ra một số tác dụng phụ như:

Lưu ý về liều dùng của thuốc Clofibrate 2
Tìm hiểu những tác dụng phụ khi dùng thuốc Clofibrate

* Những tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Nhịp tim đập bất thường;
  • Đau tức vùng ngực;
  • Gây nên tình trạng khó thở;
  • Đau bụng nặng kèm theo cảm giác buồn nôn và ói mửa;

Những tác dụng phụ nên nhanh chóng báo cáo với các bác sĩ/ dược sĩ gấp khi có thể:

* Tác dụng phụ khi dùng thuốc Clofibrate hiếm gặp:

- Đi tiểu tiện ra máu.

- Đi tiểu tiện ít hơn/ không đi.

- Họ khan/ có thể bị khàn giọng.

- Cơ thể bị sốt và hay ớn lạnh khắp người.

- Vấn đề tiểu tiện khó hơn và có thể gây đau.

- Xuất hiện tình trạng đau lưng/ bên phần sườn.

- Phần bàn thân/ cẳng chân có thể bị sưng.

Ngoài ra, những tác dụng phụ khác của thuốc Clofibrate không phải nhờ đến sự thăm khám và điều trị của các bác sĩ. Khi cơ thể của các bạn có thể điều chỉnh được thuốc đồng nghĩa với việc những tác dụng phụ sẽ dần dần mất đi. Trước đó, các bác sĩ cũng cho các bạn biết rõ về những tác dụng phụ cũng như khả năng ngăn chặn một số tác dụng phụ trong thời gian dùng thuốc. Khi những tác dụng phụ vẫn tiếp diễn, gây khó chịu hay có những thắc mắc nào liên quan mọi người hãy quay lại gặp bác sĩ để được thăm khám sức khỏe và tư vấn cụ thể.

* Những tác dụng phụ phổ biến:

  • Gây cảm giác buồn nôn.
  • Bị tiêu chảy;

* Tác dụng phụ không phổ biến/ hiếm gặp:

  • Gây cảm giác đau nhức đầu.
  • Giảm ham muốn về tình dục.
  • Xuất hiện tình trạng bị chuột rút/ bị đau cơ.
  • Tăng cân ở mức độ nhẹ và thèm ăn.
  • Bị đau bụng, đầy hơi và ợ nóng.
  • Vùng môi/ miệng bị lở loét.
  • Cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi/ suy nhược.

Không phải đối tượng nào trong thời gian dùng thuốc cũng gặp phải những tác dụng phụ trên. Bởi vậy, khi gặp bất kỳ thắc mắc hay muốn biết thêm thông tin hãy trao đổi kỹ với các bác sĩ.

4. Một số lưu trước trước khi dùng thuốc Clofibrate

Tốt nhất mọi người hãy thực hiện chế độ ăn uống và luyện tập thể dục thể thao khi được các bác sĩ đưa ra lời khuyên. Việc làm này khá quan trọng và được đánh giá là một trong những cách kiểm soát hàm lượng Cholesterol hiệu quả nhất.

Nên nhanh chóng báo cho các bác sĩ được biết enen các bạn bị đau ngực, khó thở, nhịp tim đập loạn nhịp, cơ thể bị sốt/ ớn lạnh, dần dần bị yếu cơ, sưng mắt cá chân. cẳng chân, cơ thể tăng cân đột ngột, đau khớp,... Đây được xem là những tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc.

Tất cả những thông tin trên liên quan đến thuốc Clofibrate chỉ mang tính chất tham khảo và sẽ không thay thế những lời khuyên của các bác sĩ. Vì vậy, tốt nhất mọi người hãy dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn về liều lượng và cách dùng thuốc an toàn của các bác sĩ.

Khoa Cao đẳng Dược Thành phố Hồ Chí Minh tổng hợp!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990