Lipid là gì? Lipid có vai trò trong cơ thể như thế nào? Những câu hỏi này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Để giải đáp những câu hỏi trên đây thì các bạn hãy tham khảo bài viết dưới này nhé.
1. Lipid là gì?
Lipid còn có tên gọi khác là chất béo. Đó đều là những este giữa acid béo và alcol. Trong quá trình phát triển của cơ thể thì Lipit là một thành phần không thể thiếu, chúng còn có nhiều trong thực phẩm dạng thực vật và động vật.
- Lipid có nguồn gốc thực vật như: đậu nành, bơ thực vật, hướng dương, dầu tinh luyện, đậu lạc, vừng...
- Lipid có nguồn gốc động vật gồm: thủy sản, trứng, thịt, cá...
Các lipid nguồn gốc động vật còn được gọi là mỡ, còn lipid có nguồn gốc thực vật thì gọi là dầu.
Theo các chuyên gia nghiên cứu khoa học, Lipit rất quan trọng trong cơ thể. Chẳng hạn như các em học sinh tiểu học thì lipid cung cấp đến 30% so với nhu cầu năng lượng cho cơ thể. Trong khi đó, lipit có nguồn gốc thực vật sẽ chiếm khoảng 50% lipid tổng số với các acid béo no không được phép vượt quá 11% năng lượng khẩu phần ăn hàng ngày.
Theo nghiên cứu, Lipid còn được tìm thấy ở nhiều dạng thực phẩm khác gồm: cholesterol, phosphorlipid, triglycerid, glycolipid, lipoprotein và sáp với 2 nhóm chính là:
- Lipid có cấu tạo đơn giản gồm carbon (C), hydro (H), oxy (O)
- Lipid phức tạp có tạo phức ngoài C, H, O thì còn có những phần khác như P, S…
Lipit được xem là nguồn năng lượng dự trữ, có cấu trúc màng tế bào và dự trữ trong các mô. Bên cạnh đó, đây còn là môi trường dung môi để hòa tan các loại vitamin trong chất béo và cũng là thành phần cung cấp năng lượng quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày.
2. Lipid có vai trò như thế nào trong cơ thể người
2.1 Lipid cung cấp năng lượng
Theo khuyến cáo Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Lipid là một nguồn năng lượng không thể thiếu cho cơ thể, do vậy mà chúng có vai trò cung cấp năng lượng rất tốt. Cấu tạo của lipid có khoảng 60% các tế bão não, nhất là hai nhóm acid béo không no chuỗi dài đó là Omega-3 và Omega-6.
Phospholipid được xem là một dạng chất béo cấu tạo bao bọc bởi các dây thần kinh, từ đó giúp hỗ trợ tăng sự nhạy bén cho hoạt động trí não. Ngoài ra, Lipit còn có tác dụng bảo vệ não chống lại sự suy giảm trí nhớ do tuổi tác suy thoái đồng thời còn tham gia vào cấu tạo màng tế bào.
2.2 Lipid cấu thành các tổ chức
Lipit có vai trò quan trọng trong cơ thể đó là khả năng cấu thành các tổ chức. Màng tế bào được xem là một lớp mỡ do cholesterol, lipid với glucolipid... hợp thành. Những mô thần kinh với tủy não ở đó đều chứa lipid và glucolipid.
2.3 Lipid duy trì nhiệt độ cơ thể và bảo vệ cơ thể
Lipid còn có tác dụng ngăn ngừa, hạn chế sự mất nhiệt dưới da, nhiệt độ cũng sẽ được giữ lâu hơn, đồng thời khiến cho lượng nhiệt bên ngoài được hấp thu không thể truyền ngược vào bên trong cơ thể.
Trong cơ thể thì không được phân bố đều hàm lượng Lipid đồng thời nó chỉ chiếm tổng hàm lượng khoảng 10%. Lipid chỉ tập trung tại những tổ chức dưới da qua đó giúp tạo thành lượng mỡ dự trữ trong cơ thể được sử dụng khi cần thiết. Một phần lipid còn được bao quanh tại những phủ tạng với công dụng ngăn ngừa sự va đập, bảo vệ cơ thể giúp chúng ở vị trí đúng đắn, bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác động bất lợi của môi trường thời tiết.
2.4 Lipid thúc đẩy hấp thu các Vitamin tan trong chất béo
Theo nghiên cứu của chuyên gia, Các loại Vitamin A, D, E, K trong cơ thể thường không tan trong nước. Tuy nhiên chúng hoạt động tốt trong dung môi hòa tan chất béo hay trong chất béo. Bởi vậy Lipit được xem là môi trường dung môi có khả năng thúc đẩy sự hấp thu các vitamin tan trong chất béo.
Khi dùng những thực phẩm có hàm lượng Lipid cao sẽ giúp con người được tăng cảm giác no đồng thời lipid giúp sẽ nâng cao giá trị cảm quan của thức ăn.
3. Phương pháp xây dựng một chế độ dinh dưỡng Lipid hợp lý
Một chế độ dinh dưỡng Lipid phù hợp sẽ có tác dụng giúp cơ thể cân bằng được các chất đồng thời bảo vệ sức khỏe tối ưu. Tuy nhiên, để có chế độ dinh dưỡng lipid hợp lý thì bạn hãy cân bằng thực phẩm ăn uống trong gia đình. Tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo 2 loại dầu gồm:
- Dầu no có khả năng chịu được nhiệt độ cao hơn, ít sinh ra các chất độc hại
- Dầu nhẹ dùng để tẩm ướp thực phẩm, trộn xà lách, hoặc nấu cháo cho trẻ em...
Khi gia nhiệt ở độ cao thì hãy lưu ý dầu ăn có thể bị oxy hóa. Sau đó sẽ tạo ra các gốc oxy hóa tự do gây mùi, gây độc cho cơ thể. Bởi vậy, bạn cần lưu ý tuyệt đối trong việc sử dụng loại dầu chiên đi chiên lại nhiều lần.
Trong bữa ăn hàng ngày thì bạn chú ý hãy cân đối các loại thực phẩm giàu lipit bao gồm: Các loại hạt, dầu dừa, bơ, mỡ cá, trứng, pho mát, hạt chia, dầu oliu.... Nếu như cân bằng được thì cơ thể sẽ tận dụng được hết vai trò của lipid trong cơ thể, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Trong chuyên mục bài viết hôm nay sẽ đã giúp bạn giải đáp thắc mắc Lipit là gì và vai trò lipit trong cơ thể như thế nào? Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo cập nhật kiến thức liên quan nhé. Chúc bạn thành công!