Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Liothyronine có tác dụng như thế nào?

Cập nhật: 01/10/2021 12:01 | Người đăng: Nguyễn Trang

Liothyronine được các bác sĩ chỉ định điều trị tuyến giáp hoạt động kém. Ngoài tác dụng trên loại thuốc này còn có những tác dụng như thế nào? Mọi người cùng tìm hiểu những thông tin liên quan đến Liothyronine ở bài viết dưới đây.

Liothyronine có tác dụng điều trị bệnh như thế nào?

Liothyronine thường được các bác sĩ chỉ định điều trị tình trạng tuyến giáp hoạt động kém và có khả năng thay thế cho những hormone sản xuất bởi tuyến giáp. Theo đó, nồng độ có thể thấp xảy ra một cách tự nhiên/ khi tuyến giáp bị tổn thương bởi bức xạ/ thuốc/ hay trong quá trình phẫu thuật. Điều quan trọng nhất ở đây chính là việc duy trì đủ được lượng hormone tuyến giáp ở trong máu, nhằm duy trì được hoạt động tinh thần, thể chất được bình thường.

thuoc-liothyronine-1
Liothyronine có tác dụng điều trị bệnh như thế nào?

Bên cạnh đó, thuốc Liothyronine còn có khả năng làm giảm chức năng tuyến giáp đối với một số bệnh khác như: viêm tuyến giáp Hashimoto, mở rộng tuyến giáp. Liothyronine được xem là một hormone nhân tạo thay thế hormone tuyến giáp tự nhiên trên cơ thể.

Ngoài những tác dụng trên, Liothyronine còn có những tác dụng khác không liệt kê cụ thể tại đây. Tuy nhiên, mọi người hãy dùng thuốc theo đúng chỉ định về liều dùng được các bác sĩ chỉ định.

Hướng dẫn về cách sử dụng thuốc Liothyronine an toàn

Bệnh nhân có thể dùng thuốc Liothyronine bằng cách uống cùng với thức ăn hay có thể không cùng. Mọi người nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ về liều dùng. Bên cạnh dạng thuốc uống, các bạn sĩ có thể chỉ định dùng thuốc Liothyronine ở dưới dạng tiêm tĩnh mạch trong những trường hợp cần thiết.

Liều lượng dùng thuốc đối với mỗi người là không giống nhau, bởi tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của mỗi người khi đó các bác sĩ sẽ chỉ định được liều dùng thuốc tương ứng. Mọi người cần lưu ý dùng thuốc 4h trước/ sau khi dùng những sản phẩm khác có chứa sắt hay nhôm như thuốc Sucralfate, Vitamin/ khoáng chất, thuốc kháng axit,... Ngoài ra, uống thuốc 4h trước hay sau khi dùng Cholestyramin/ Colestipol. Bởi những loại thuốc này có khả năng tương tác với thuốc Liothyronine, ngăn ngừa quá trình hấp thu những chất có trong thuốc

Nên dùng thuốc Liothyronine thường xuyên để mang lại những lợi ích tốt nhất từ thuốc Liothyronine. Không được quên liều dùng thuốc, sử dụng thuốc cùng một thời điểm trong ngày, không được ngừng dùng thuốc khi chưa được các bác sĩ chỉ định cụ thể.

Những triệu chứng của nồng độ hormone giáp thấp gồm có như: đau nhức cơ bắp, cơ thể mệt mỏi, bị khô da, tăng cân bất thường, bị táo bón, bị khô da, tăng cân, nhịp tim chậm và nhạy cảm với lạnh. Những triệu chứng này sẽ thuyên giảm khi bệnh nhân được điều chỉnh về liều dùng thuốc. Phải mất khoảng vài ba ngày khi đó những triệu chứng ngày mới có khả năng thuyên giảm được. Tốt nhất hãy báo cáo cho các bác sĩ được biết nếu như tình trạng sức khỏe không được cải thiện rõ rệt, hay nặng hơn sau khoảng 2 - 3 ngày sử dụng.

Tìm hiểu những tác dụng phụ khi dùng thuốc Liothyronine

Trong thời gian dùng thuốc Liothyronine có thể gặp phải tác dụng phụ như gây buồn nôn. Những tác dụng phụ hiếm khi xảy ra khi dùng thuốc như: rụng tóc tạm thời, tuy nhiên tác dụng phụ này có thể sẽ xảy ra trong vài tháng đầu khi bắt đầu dùng loại thuốc này.

thuoc-liothyronine-2
Tìm hiểu những tác dụng phụ khi dùng thuốc Liothyronine

Tốt nhất mọi người nên đi cấp cứu nếu trong thời gian dùng thuốc gặp phải những tác dụng phụ như: nổi phát ban, khó thở, bị sưng mặt/ môi/ lưỡi/ họng. Những không phải ai trong thời gian dùng thuốc Liothyronine cũng gặp phải những tác dụng phụ trên. Tốt nhất hãy dùng thuốc theo đúng liều lượng, khi gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khi đó hãy trao đổi cụ thể với các bác sĩ được biết rõ.

Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng như thế nào đối thuốc Liothyronine?

Tình trạng sức khỏe có khả năng ảnh hưởng đến quá trình dùng thuốc Liothyronine trong quá trình điều trị bệnh lý. Tốt nhất mọi người nên báo cáo cho các bác sĩ được biết nếu gặp phải một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng dưới đây.

+ Những trường hợp bị suy thường thận;

+ Bị rối loạn đông máu.

+ Mắc bệnh tim.

+ Mắc bệnh đái tháo đường.

+ Bị nhiễm độc giáp cũng cần phải báo cáo cho các bác sĩ được biết rõ.

+ Đối tượng yếu sinh lý.

+ Mắc phải bệnh lý về thận.

+ Bị phù niêm.

+ Gặp phải những bệnh về tuyến thượng thận khác.

+ Tuyến yên hoạt động kém, khi dùng thuốc nên thận trọng.

Bên cạnh đó, thuốc Liothyronine có khả năng tương tác với những loại thuốc hay những loại thực phẩm khác. Vì vậy, nhằm hạn chế được những khả năng tương tác của thuốc khi đó mọi người nên liệt kê tất cả những loại thuốc đang dùng, trao đổi về khả năng tương tác của những loại thực phẩm,... với các bác sĩ/ dược sĩ.

Những thông tin tổng hợp trên về thuốc Liothyronine do những giảng viên Khoa Cao đẳng Dược TP HCM tổng hợp chỉ mang tính chất tham khảo và sẽ không thay thế những lời chỉ định. Do đó, mọi người hãy nên cân nhắc dùng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ về liều dùng, cách dùng thuốc an toàn.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-telfast-180 Thuốc Telfast 180mg Là Thuốc Gì? Tác Dụng Và Lưu Ý Thuốc Telfast 180mg Là Thuốc Gì? Có Tác Dụng Gì? Cùng Xem Hướng Dẫn Cách Sử Dụng, Tác Dụng Phụ Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng... thuoc-rotundin-than-duoc-dieu-tri-mat-ngu-can-bang-sinh-hoat-co-the Thuốc rotundin 30mg, 60mg trị bệnh gì? Liều dùng thế nào? Thuốc rotundin khá quen thuộc với những người bị mất ngủ kinh niên hay gặp khó khăn trong giấc ngủ. Việc nắm được thông tin cần thiết về thuốc ... dieu-tri-benh-lao-bang-thuoc-cycloserin-nhu-the-nao Thuốc Cycloserine 250mg điều trị lao như thế nào? Cycloserin điều trị bệnh lao có liều dùng như thế nào? Cách sử dụng như thế nào để đảm bảo được tình trạng sức... mau-khong-dong-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-dieu-tri-benh Máu khó đông: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh Máu khó đông chính là một căn bệnh rất nguy hiểm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả rất nguy hiểm. Chính vì thế, tìm... dau-hieu-nhiem-trung-duong-ruot-o-tre-so-sinh Dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng rất phổ biến. Tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ xuất hiện triệu chứng với những mức độ nặng... ung-thu-co-kha-nang-chua-khoi 7 loại ung thư có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm Bệnh ung thư là một căn bệnh rất nguy hiểm và đã cướp đi tính mạng của rất nhiều trường hợp bệnh nhân. Tuy nhiên, một số bệnh ung thư như: ung thư...
Xem thêm >>



0899 955 990