Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm đường tiết niệu an toàn

Cập nhật: 01/11/2023 15:45 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Viêm đường tiết niệu do vi khuẩn gây ra. Ngoài điều trị y tế thì cần phải kết hợp với lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm đường tiết niệu để người bệnh sớm phục hồi sức khỏe. Thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn.

1. Xác định nguyên nhân viêm đường tiết niệu

Khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu và phát triển trong bàng quang thì gây ra tình trạng nhiễm trùng toàn bộ đường tiết niệu.

Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng,  Escherichia coli (E. coli) là một loại vi khuẩn tác nhân chính gây bệnh và được tìm thấy trong đường tiêu hóa. Chúng có thể lây lan từ hậu môn đến niệu đạo, nhất là ở nữ giới. Bởi cấu tạo âm đạo và niệu đạo của nữ giới gần nhau do vậy mà tác nhân gây bệnh dễ tấn công niệu đạo gây viêm.

Viêm đường tiết niệu cần được điều trị sớm để tránh biến chứng
Viêm đường tiết niệu cần được điều trị sớm để tránh biến chứng

Những yếu tố nguy cơ:

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu xảy ra ở nữ giới với tỷ lệ cao hơn, nguyên nhân là bởi các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Đặc điểm cấu tạo hệ tiết niệu: Niệu đạo có chiều dài ngắn hơn khiến cho vi khuẩn dễ dàng di chuyển đến bàng quang gây nhiễm trùng.
  • Hoạt động tình dục: Phụ nữ thường xuyên hoạt động tình dục thì nguy cơ nhiễm khuẩn gây bệnh cũng cao hơn. Ngoài ra, nếu có nhiều bạn tình hay bạn tình mới cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ.
  • Có biện pháp kiểm soát sinh sản: Nữ giới nếu dùng biện pháp tránh tai bằng màng chắn hay thuốc diệt tinh trùng thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai.
  • Thời kỳ mãn kinh: Chị em dễ nhiễm khuẩn ở giai đoạn này là do sự suy giảm estrogen trong cơ thể.
  • Giai đoạn sinh nở: Thường phụ nữ sinh bằng phương pháp đẻ mổ sẽ có nhiều nguy cơ bị viêm đường tiết niệu sau sinh cao hơn so với phụ nữ đẻ thường.

2. Triệu chứng viêm đường tiết niệu

Mỗi bộ phận của đường tiết niệu nhiễm khuẩn sẽ có triệu chứng khác nhau. Cụ thể nếu như bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu phía dưới sẽ gây ảnh hưởng đến niệu đạo và bàng quang. Người bệnh sẽ gặp phải tình trạng:

  • Tiểu ít, tiểu nóng và rát khi đi tiểu
  • Tăng tính khẩn cấp của việc đi tiểu
  • Nước tiểu có màu đục, có máu hoặc như nước trà đặc
  • Nước tiểu nặng mùi
  • Đau vùng chậu ở phụ nữ
  • Đau trực tràng ở nam giới

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu phía trên thì có thể gây ảnh hưởng đến thận. Tình trạng này khá nguy hiểm nếu như chúng di chuyển từ thận bị nhiễm trùng vào máu. Người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng:

  • Đau ở phần lưng trên và hai bên
  • Cảm giác ớn lạnh
  • Sốt, buồn nôn hoặc nôn

3. Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Theo dược sĩ Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, thì điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ưu tiên việc dùng thuốc kháng sinh. Tùy vào tình trạng sức khỏe và loại vi khuẩn gây bệnh thì bác sĩ sẽ chỉ định đơn thuốc, nhóm thuốc và cách sử dụng khác nhau.

Với tình trạng nhiễm trùng đơn giản:

  • Thuốc kháng sinh: Trimethoprim / Sulfamethoxazole (Bactrim, Septra…)’ Fosfomycin (Monurol), Cephalexin (Keflex), Ceftriaxone, Nitrofurantoin (Macrodantin, Macrobid)...
  • Thuốc Giảm đau: papaverin clohydrat, paverit, visceralgin…
  • Điều trị nguyên nhân: do u tuyến tiền liệt hoặc do sỏi thì phẫu thuật loại bỏ.

4. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm đường tiết niệu an toàn

4.1. Nhận định chăm sóc

  • Tìm hiểu triệu chứng viêm đường tiết niệu của bệnh nhân:

+ Có bị sốt cao và rét run không?

+ Có bị tiểu buốt, tiểu rắt không ?

+ Có bị đau vùng thắt lưng, tình trạng xuất hiện đột ngột hay đau âm ỉ?

+ Nước tiểu màu đục hoặc có máu không?

  • Các yếu tố nguy cơ gây bệnh:

+ Có bị tăng huyết áp hoặc phù mặt bao giờ không

+ Có tiền sử viêm đường tiết niệu hay sỏi đường tiết niệu không?

  • Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo chỉ định của bác sỹ:

+ Xét nghiệm nước tiểu và công thức máu.

+ Kiểm tra nồng độ Urê máu, creatinin máu.

+ Làm kháng sinh đồ, cấy nước tiểu để tìm vi khuẩn gây bệnh.

+ Siêu âm thận.

4.2. Thực hiện chăm sóc bệnh nhân viêm đường tiết niệu

Chăm sóc bệnh nhân viêm đường tiết niệu an toàn
Chăm sóc bệnh nhân viêm đường tiết niệu an toàn
  • Làm giảm và hạ sốt cho người bệnh:

+ Đưa người bệnh ra ngoài thoáng để nghỉ ngơi và nới rộng quần áo.

+ Chườm mát vùng bẹn và vùng trán…

+ Dùng thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

+ Theo dõi thân nhiệt 3 giờ/1 lần.

  • Bù nước và điện giải cho người bệnh:

+ Dùng Oresol để bù nước, bù khoáng, nên uống làm nhiều lần trong ngày.

+ Trường hợp mất nước nhiều có thể cho người bệnh dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch đường đẳng trương.

+ Theo dõi mạch, huyết áp bệnh nhân.

+ Theo dõi số lượng nước tiểu trong ngày.

  • Giảm khó chịu cho bệnh nhân:

+ Giải thích về tình trạng rối loạn tiết niệu cho người bệnh

+ Hướng dẫn người bệnh ngâm vùng chậu hông vào chậu nước ấm khoảng 15 phút hoặc chườm ấm vùng hạ vị giúp làm giảm cảm giác đau.

+ Hướng dẫn và hỗ trợ người bệnh vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày và tự theo dõi về tình trạng nước tiểu như lượng và màu sắc cùng với những biểu hiện khác.

+ Thực hiện dùng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định, đảm bảo đúng và đủ liều.

  • Tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân:

+ Trường hợp bệnh nhân không bị suy thận: Bổ sung chế độ dinh dưỡng nhiều calo và protein dưới dạng súp cháo, bổ sung hoa quả tươi để có đầy đủ vitamin cho cơ thể.

+ Với bệnh nhân bị suy thận:

o Chế độ ăn uống giảm protid.

o Tăng cường thực phẩm giàu calo.

o Với bệnh nhân tăng huyết áp nên ăn nhạt.

o Hạn chế ăn hoa quả có nhiều kali.

  • Tăng cường hiểu biết cho người bệnh:

+ Hướng dẫn và hỗ trợ người bệnh tăng cường vệ sinh cơ thể, nhất là vệ sinh bộ phận sinh dục thường xuyên bằng nước sạch.

+ Mỗi ngày nên rèn luyện thân thể, tránh nằm hoặc ngồi nhiều, bổ sung nhiều nước.

+ Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu kịp thời và đúng, đủ liều sẽ khỏi.

+ Tránh và đồng thời loại bỏ những yếu tố gây nhiễm khuẩn tiết niệu.

+ Khi tiến hành thủ thuật ở bộ phận tiết niệu, sinh dục đòi hỏi phải nhẹ nhàng và đảm bảo vô khuẩn tốt.

Điều dưỡng viên là người thực hiện công tác chăm sóc bệnh nhân viêm đường tiết niệu. Để có đầy đủ kiến thức và chuyên môn tốt, thì bạn phải hoàn thành khóa học Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM trở lên với thời gian đào tạo 3 năm.

Nếu bạn yêu thích ngành Điều dưỡng thì hãy chuẩn bị hồ sơ để gửi về Văn phòng tuyển sinh của trường hoặc đăng ký thông tin online TẠI ĐÂY.

Thông tin tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn biết cách lập kế hoạch chăm soc bệnh nhân viêm đường tiết niệu giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức hữu ích nhé. 

Thông tin hữu ích khác
bat-mi-bai-thuoc-chua-viem-mui-di-ung-tai-nha-hieu-qua Bật mí bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả Viêm mũi dị ứng là tình trạng bệnh thường gặp khi cơ thể bị mẫn cảm với cơ chế bệnh. Và xảy ra những phản ứng quá mức hoặc bất thường khi tiếp xúc... giai-cuu-lan-da-bi-chay-nang-bang-8-cach-don-gian-hieu-qua Giải cứu làn da bị cháy nắng bằng 8 cách đơn giản, hiệu quả Làn da cháy nắng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy cần phải làm gì với làn da bị cháy nắng? Các bạn hãy cùng đi... hay-mac-tieu-la-benh-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-nhu-the-nao Hay mắc tiểu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Đi tiểu là việc hết sức bình thường với mỗi người giúp đào thải độc tố ra bên ngoài. Nhưng việc đi tiểu quá nhiều lần trong ngày được coi là những... thuoc-ke-don 30 Danh mục thuốc kê đơn mà Dược sĩ cần nắm vững Để hiểu rõ thuốc kê đơn và những lưu ý khi sử dụng thuốc kê đơn, mời bạn đọc theo dõi ngay dưới đây. qua-phuc-bon-tu-la-gi-cong-dung-va-cach-che-bien-loai-qua-nay Quả phúc bồn tử là gì? Công dụng và cách chế biến loại quả này Phúc bồn tử còn được gọi với cái tên phổ biến hơn là quả mâm xôi. Đây là loại quả khá ngon miệng đồng thời còn mang lại rất nhiều giá trị với sức... qua-bo-hon-la-gi-tac-dung-cua-qua-bo-hon-tot-nhu-the-nao Quả bồ hòn là gì? Tác dụng của quả bồ hòn tốt như thế nào? Quả bồ hòn thường được dùng với mục đích tẩy rửa tự nhiên rất an toàn và hiệu quả. Bạn có thể dùng để rửa tay, chén bát, giặt quần áo... Đây là một...
Xem thêm >>



0899 955 990