Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

8 bước lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp cụ thể

Cập nhật: 01/11/2023 16:36 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Ngoài việc điều trị bệnh tăng huyết áp bằng thuốc, các chuyên gia khuyến cáo có thể lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp để tránh phụ thuộc vào thuốc điều trị. Dưới đây là cách thay đổi lối sống để cải thiện sức khỏe cho người bệnh.

1. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp tại nhà

Nhiều người bệnh tăng huyết áp thường nghĩ ngay đến việc sử dụng thuốc điều trị. Nhưng ít ai biết rằng, họ chỉ cần thay đổi lối sống lành mạnh thì sẽ có thể kiểm soát được bệnh rất tốt. Bởi việc sử dụng thuốc lâu dài cũng ảnh hưởng không tốt với sức khỏe. Hãy cùng lên kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân tăng huyết áp cụ thể ngay sau đây nhé:

1.1. Khuyến khích người bệnh giảm cân

Theo dược sĩ Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, huyết áp thường đi đôi với cân nặng. Khi cân nặng tăng thì cũng khiến cho huyết áp tăng theo. Nguyên nhân là bởi tình trạng thừa cân có nguy cơ gây ra rối loạn hô hấp khi ngủ, đây là nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát phổ biến hiện nay.

Do vậy, cách tốt nhất kiểm soát huyết áp đó chính là giảm cân bằng cách thay đổi lối sống tích cực. Nghiên cứu chỉ ra rằng, mỗi kg người bệnh giảm tương đương chỉ số huyết áp sẽ giảm khoảng 1mmHg. Có thể nói, đây là kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp đạt hiệu quả tốt nhất.

Cao huyết áp là mối nguy hiểm tiềm tàng với sức khỏe
Cao huyết áp là mối nguy hiểm tiềm tàng với sức khỏe

Bạn muốn tìm hiểu về Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Alzheimer chi tiết, hiệu quả

1.2. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục hàng ngày là khuyến cáo của các chuyên gia nhằm tăng cường sức khỏe không chỉ với những bệnh nhân tăng huyết áp. Điều đó giúp cho mỗi người được tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai.

Đối với người bệnh cần phải có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp, cụ thể nên tập thể dục thường xuyên trung bình khoảng 150 phút mỗi tuần hoặc khoảng 30 phút/ngày sẽ giúp làm giảm huyết áp khoảng 5–8mmHg.

Tuy nhiên, công việc này cần phải có sự kiên trì của người bệnh bởi nếu ngưng tập thể dục thể thao sẽ làm tăng nguy cơ huyết áp cao.

Với bệnh nhân cần giảm huyết áp thì hãy thực hiện các bài tập như chạy bộ, đi bộ, đạp xe, khiêu vũ hoặc bơi lội. Ngoài ra có thể áp dụng một số bài tập có cường độ tập luyện cao, kết hợp các đợt hoạt động cường độ ngắn xen kẽ với giai đoạn phục hồi nhẹ nếu như khả năng đáp ứng của bệnh nhân tốt.

1.3. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống tác động chính đến người bệnh tăng huyết áp. Người bệnh cần phải kết hợp chế độ ăn giàu ngũ cốc, trái cây, rau củ quả và các sản phẩm từ sữa ít béo.

Tốt nhất nên giảm thiểu hoặc thực phẩm có chứa Cholesterol và chất béo bão hòa thì có thể làm giảm huyết áp tới 11mmHg khi bệnh xảy ra. Theo các chuyên gia thường gọi chế độ ăn uống này là DASH.

Nếu như bạn có nhu cầu tăng kali cho cơ thể thì cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ. Bởi Kali có thể sẽ làm giảm tác dụng của natri đối với tình trạng huyết áp. Tốt nhất bệnh nhân cần phải sử dụng nguồn kali từ thực phẩm bao gồm rau củ quả, trái cây thay vì thuốc bổ sung hay thực phẩm chức năng.

Tùy vào tình trạng sức khỏe mỗi người sẽ thiết kế một hàm lượng kali tối ưu riêng cho bản thân. Điều này rất quan trọng khi bạn lập kế hoạch chăm sóc bệnh tăng huyết áp. Ngay cả khi đi mua sắm thì bạn hãy đọc nhãn thực phẩm khi trước khi lựa chọn, đồng thời phải tuân thủ kế hoạch ăn uống lành mạnh kể cả khi đi ăn ngoài.

1.4. Kiểm soát hàm lượng muối (natri) trong chế độ ăn uống

Các chuyên gia cho rằng, việc giảm natri trong chế độ ăn uống hàng ngày cũng sẽ giúp cải thiện sức khỏe của tim đồng thời giảm chỉ số huyết áp tầm 5–6mmHg. Như vậy thì việc tiêu thụ muối hàng ngày cũng nằm trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân cao huyết áp hiệu quả, giúp bệnh nhân có sức khỏe tốt nhất.

Với mỗi người thì tác dụng của lượng natri đối với huyết áp khác nhau. Còn đối với bệnh nhân cao huyết áp, tốt nhất hãy giới hạn mức muối tiêu thụ là 2.300mg mỗi ngày. Dù vậy, theo các chuyên gia khuyến cáo mức 1.500mg natri là lý tưởng cho hầu hết người trưởng thành.

1.5. Hạn chế sử dụng thức uống chứa cồn

Rượu nếu biết uống vừa đủ thì sẽ mang lại lợi ích khá tốt, tuy nhiên thì lạm dụng sẽ là mối đe dọa cho sức khỏe. Với bệnh nhân cao huyết áp có thể dùng một ly/ngày đối với phụ nữ hay hai ngày/lần với nam giới thì có thể hạ chỉ số huyết áp khoảng 4mmHg. Tuy nhiên, nếu nồng độ cồn trong cơ thể tăng lên sẽ làm biến mất công dụng này.

Việc sử dụng quá nhiều rượu, bia sẽ khiến chỉ số huyết áp tăng thêm vài đơn vị. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho thuốc điều trị tăng huyết áp không hoạt động hiệu quả như mong đợi.

1.6. Bỏ thuốc lá

Thay đổi lối sống, ăn uống, sinh hoạt sẽ giúp người bệnh đạt hiệu quả giảm huyết áp. Một trong những điều cơ bản của lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp là người bệnh cần phải bỏ thuốc lá. Điều này không chỉ làm hạn chế bệnh cao huyết áp mà còn giảm nguy cơ mắc bệnh tim, phổi và cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân.

1.7. Cắt giảm lượng caffeine

Việc sử dụng caffeine là vấn đề còn nhiều tranh cãi với những người huyết áp cao. Một số nghiên cứu cho thấy, Caffeine có khả năng làm tăng huyết áp lên đến 10mmHg đối với người dùng ít. Và dĩ nhiên với những người tiêu thụ caffeine lượng cao, thường xuyên thì có thể gặp ít hoặc không ảnh hưởng đến huyết áp.

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu chính xác về tác dụng lâu dài của caffeine đối với huyết áp, tuy nhiên với bệnh nhân cao huyết áp thì việc  “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Có một biện pháp kiểm tra hữu hiệu hơn cả đó là bạn hãy kiểm tra huyết áp trong vòng 30 phút sau khi sử dụng đồ uống có chứa caffeine. Nếu kết quả cho biết chỉ số huyết áp tăng từ 5–10mmHg, từ đó có thể kết luận rằng người dùng bị nhạy cảm với caffeine.

1.8. Tránh rơi vào tình trạng căng thẳng

Tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp cao. Nhận định này hiện nay vẫn chưa có kết quả chính xác tuy nhiên thì các chuyên gia vẫn tin rằng sự căng thẳng kéo dài sẽ gây ra tình trạng tăng huyết áp. Chủ yếu là do bạn ăn uống những thực phẩm không lành mạnh như hút thuốc, rượu bia.

Có thể các bạn đang cần tìm hiểu thêm các kế hoạch khác như Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thở máy cần chú ý những gì?

2. Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện

Ngoài kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp ở trên thì người bệnh cần phải đi tái khám đúng hẹn. Điều này giúp bạn phát hiện và kiểm soát bệnh, có phương án điều chỉnh phù hợp nhất.

Người bệnh cao huyết áp cần theo dõi tại nhà để giám sát huyết áp của bản thân, từ đó có sự thay đổi thích hợp về lối sống sinh hoạt đúng hướng. Đồng thời cảnh báo với bác sĩ về các biến chứng sức khỏe tiềm ẩn.

Việc tái khám đúng hẹn là chìa khóa giúp bạn kiểm soát tốt huyết áp tốt nhất. Nếu chưa kiểm soát tốt áp lực của máu tác động lên thành mao mạch thì người bệnh tốt nhất hãy liên hệ bác sĩ để được điều trị.

Bác sĩ có thể đề nghị tăng tần suất đo huyết áp cho người bệnh. Trường hợp đang thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong thuốc hay với những phương pháp điều trị khác thì người bệnh báo cho bác sĩ để được  kiểm tra huyết áp bắt đầu hai tuần sau khi thay đổi điều trị và trước một tuần của cuộc hẹn tiếp theo.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp chi tiết và hiệu quả
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp chi tiết và hiệu quả

 

Để trở thành người chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp thì bạn phải trải qua khóa học Cao đẳng Điều Dưỡng TPHCM trong 3 năm. Để được học và thực hành kỹ thuật chăm sóc tốt thì bạn có thể lựa chọn Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Thạch.

 

Những thông tin chi tiết trên đây nhằm giúp bạn nắm được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp tốt nhất. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
bat-mi-bai-thuoc-chua-viem-mui-di-ung-tai-nha-hieu-qua Bật mí bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả Viêm mũi dị ứng là tình trạng bệnh thường gặp khi cơ thể bị mẫn cảm với cơ chế bệnh. Và xảy ra những phản ứng quá mức hoặc bất thường khi tiếp xúc... giai-cuu-lan-da-bi-chay-nang-bang-8-cach-don-gian-hieu-qua Giải cứu làn da bị cháy nắng bằng 8 cách đơn giản, hiệu quả Làn da cháy nắng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy cần phải làm gì với làn da bị cháy nắng? Các bạn hãy cùng đi... hay-mac-tieu-la-benh-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-nhu-the-nao Hay mắc tiểu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Đi tiểu là việc hết sức bình thường với mỗi người giúp đào thải độc tố ra bên ngoài. Nhưng việc đi tiểu quá nhiều lần trong ngày được coi là những... thuoc-ke-don 30 Danh mục thuốc kê đơn mà Dược sĩ cần nắm vững Để hiểu rõ thuốc kê đơn và những lưu ý khi sử dụng thuốc kê đơn, mời bạn đọc theo dõi ngay dưới đây. qua-phuc-bon-tu-la-gi-cong-dung-va-cach-che-bien-loai-qua-nay Quả phúc bồn tử là gì? Công dụng và cách chế biến loại quả này Phúc bồn tử còn được gọi với cái tên phổ biến hơn là quả mâm xôi. Đây là loại quả khá ngon miệng đồng thời còn mang lại rất nhiều giá trị với sức... qua-bo-hon-la-gi-tac-dung-cua-qua-bo-hon-tot-nhu-the-nao Quả bồ hòn là gì? Tác dụng của quả bồ hòn tốt như thế nào? Quả bồ hòn thường được dùng với mục đích tẩy rửa tự nhiên rất an toàn và hiệu quả. Bạn có thể dùng để rửa tay, chén bát, giặt quần áo... Đây là một...
Xem thêm >>



0899 955 990