Từ khi có thông tin bằng Trung cấp Dược sẽ bị khai tử khiến không ít người phải bàng hoàng lo lắng. Thực hư sự việc này là như thế nào và giải quyết việc làm cho những người đã tốt nghiệp trung cấp Y ra sao đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
Tại sao lại "khai tử" bằng Trung cấp Dược?
Lý do dẫn đến quyết định "khai tử" bằng Trung cấp Dược theo lý giải của Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế), ông Nguyễn Minh Lợi cho rằng: Việc bỏ hiệu lực của những tấm bằng hệ Trung cấp Dược là để nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng khám bệnh trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Xét theo lộ trình quốc tế thì hiện nay nền Y tế nước nhà đang bị chậm mất 9 năm.

Tại sao lại "khai tử" bằng Trung cấp Dược?
Hơn nữa, sự kiện ngày 31/12/2015 đánh dấu mốc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế, đặc biệt là Cộng đồng kinh tế. Theo đó, Việt Nam đã ký thỏa thuận khung công nhận lẫn nhau giữa các nước ASEAN ở các lĩnh vực Điều dưỡng (từ năm 2006), bác sĩ và nha sĩ – răng hàm mặt (từ năm 2009) về chỉ tiêu hành nghề đối với khối ngành Y tế là phải trải qua thời gian đào tạo tối thiểu là 3 năm.
Phương án giải quyết khi khai tử bằng Trung cấp Dược
Hiện nay, số người đã và đang theo học Trung cấp khối ngành Y dược thậm chí là đã tốt nghiệp ra làm nghề là rất đông. Nên với việc "khai tử" những bằng Trung cấp Y đã gây ra không ít hoang mang cho những người trong ngành cùng băn khoăn không biết có nên học Dược sĩ Đại học không? Để giải quyết ổn thỏa vừa đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng tay nghề của đội ngũ Y bác sĩ theo tiêu chuẩn quốc tế vừa giải quyết việc làm cũng như tránh gây hoang mang dư luận, liên Bộ Y tế – Nội vụ đã có các thông tư liên tịch hướng dẫn xếp hạng viên chức đối với các ngành Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên Xét nghiệm Y học và Dược như sau: từ 1/1/2021 các cơ sở sự nghiệp Y tế công lập sẽ không tuyển mới trình độ Trung cấp các ngành Y Dược và từ 1/1/2025 để được xếp hạng viên chức các ngành này, người lao động phải có trình độ Cao đẳng trở lên.
Như thế, trong khoảng thời gian yêu cầu trình độ đối với đội ngũ Y bác sĩ chính thức có hiệu lực thì những bạn đã tốt nghiệp Trung cấp Dược có thể bổ sung, nâng cao trình độ của mình bằng cách theo học liên thông Cao đẳng Dược tại các Trường Y Dược như Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Cao đẳng Y Dược Hà Nội, Cao đẳng Y Dược Sài Gòn,...
Đối với những bạn đã tốt nghiệp Trung cấp Dược, nếu có nguyện vọng làm chuyên môn vẫn có thể sử dụng bằng Trung cấp để đăng ký xét tuyển vào các cơ sở Y tế đến trước 1/1/2021. Đối với các viên chức có trình độ Trung cấp đã công tác tại các cơ sở Y tế sẽ được lập kế hoạch để cử đi đào tạo nâng cao trình độ. Những người trình độ Trung cấp đang làm việc trong cơ sở Y tế vẫn làm việc bình thường đến trước 1/1/2025 nhưng phải dành thời gian học tập nâng cao trình độ.
Lựa chọn trường liên thông khi bằng Trung cấp Dược bị khai tử
Từ giờ đến thời điểm Bộ Y tế khải tử bằng Trung cấp Dược sĩ không còn nhiều thời gian dành cho những đối tượng có ý định học liên thông Cao đẳng Dược. Để không bỏ lỡ những cơ hội làm việc của mình trong tương lai, các bạn cần nhanh chóng học liên thông để nâng cao giá trị bằng cấp và đáp ứng được những yêu cầu của xã hội đề ra. Nếu muốn học Liên thông Cao đẳng Dược các bạn có thể lựa chọn Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Đây là một địa chỉ được đánh giá có chất lượng đào tạo liên thông Cao đẳng Dược hàng đầu nên thí sinh có thể yên tâm lựa chọn.
Nhà trường tổ chức các lớp học ngoài giờ hành chính để không ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hiện tại của thí sinh trong quá trình học tập. Các bạn có thể lựa chọn học trong 2 khung giờ: Buổi tối các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hoặc học cả ngày thứ 7 - chủ nhật. Với mức học phí Cao đẳng Dược là 900.000 vnđ/tháng, sinh viên sẽ được học tập trong một môi trường được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại. Hệ thống phòng học, thực hành, máy móc luôn được bổ xung và trang bị mới đáp ứng tất cả những yêu cầu giáo dục.
Sau đây là một vài hình ảnh sinh viên đang theo học tại trường:
.jpg)
.jpg)