Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Hướng dẫn liều dùng thuốc Chloramphenicol dành cho người lớn và trẻ em

Cập nhật: 26/08/2021 15:25 | Người đăng: Nguyễn Trang

Liều dùng thuốc Chloramphenicol như thế nào an toàn? Trước khi dùng thuốc này hay bất cứ một loại thuốc nào mọi người cần phải tìm hiểu kỹ về liều dùng thuốc an toàn. Mọi người dùng tham khảo những thông tin liên quan ở dưới đây.

Tác dụng của thuốc Chloramphenicol như thế nào?

Chloramphenicol được chỉ định điều trị những bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn mắt. Đồng thời, thuốc này được biết đến là một kháng sinh được hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của những vi khuẩn có hại.

Hướng dẫn liều dùng thuốc Chloramphenicol dành cho người lớn và trẻ em 1
Tác dụng của thuốc Chloramphenicol như thế nào?

Chloramphenicol sẽ không hoạt động với những loại thuốc nhiễm trùng mắt khác. Trong những trường hợp sử dụng thuốc không cần thiết các hoặc lạm dụng bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc cũng như quá trình điều trị bệnh.

Liều dùng thuốc Chloramphenicol dành cho người lớn và trẻ em

Tùy vào mỗi đối tượng khác nhau các bác sĩ sẽ chỉ định được liều dùng thuốc phù, cụ thể:

Liều dùng thuốc Chloramphenicol dành cho người lớn

Đối tượng bị nhiễm trùng mắt:

- Dạng thuốc mỡ cho mắt: cách 3 giờ sẽ tử dụng một lần.

- Dung dịch nhỏ mắt: nhỏ một giọt và cách 1 - 4 giờ sẽ tiến hành nhỏ một lần.

Hướng dẫn liều dùng Chloramphenicol đối với trẻ em

Trẻ bị nhiễm trùng mắt:

+ Dạng thuốc mỡ dành cho mắt: cách 3 tiếng đồng hồ sẽ sử dụng một lần.

+ Dạng dung dịch nhỏ mắt: nhỏ 1 giọt/ lần và cách 1 - 4 giờ tiến hành nhỏ một lần.

Thuốc Chloramphenicol bao gồm những dạng và hàm lượng như sau:

  1. Thuốc mỡ: 250mg;
  2. Dung dịch: 0.4%;
  3. Bột pha dung dịch;

Theo đó, tùy vào từng đối tượng bệnh nhân các bác sĩ sẽ chỉ định được liều dùng phù hợp. Nhằm sớm điều trị dứt điểm bệnh lý và không để lại những biến chứng trong thời gian dùng thuốc.

Cách dùng thuốc Chloramphenicol an toàn

Tuyệt đối không được đeo kính áp tròng khi dùng thuốc Chloramphenicol. Đồng thời, cần phải vệ sinh kính áp tròng theo hướng dẫn và kiểm tra kính trước khi thực hiện đeo lại.

Khi dùng thuốc mỡ mọi người cần phải vệ sinh sạch sẽ tay, nhằm tránh nhiễm bẩn và thận trọng không được chạm vào đầu ống thuốc hoặc để đầu ống thuốc chạm vào mắt của bạn. Trước tiên hãy ngửa đầu ra, nhìn lên phía trên và nhẹ nhàng kéo mí xuống dưới để tạo thành túi nhỏ. Lấy một ít thuốc mỡ tầm 1cm vào túi mắt, nhẹ nhàng nhắm mắt và đảo nhãn cầu theo mọi hướng để thuốc được phát tán. Lặp lại những bước nhỏ mắt này theo chỉ dẫn của các bác sĩ. Sau khi thực hiện xong mọi người cần phải lau sạch đầu ống thuốc bằng khăn giấy sạch và đậy kín nắp lại.

Những trường hợp đang dùng những loại thuốc nhỏ mắt khác hãy chờ ít nhất 5 - 10 phút trước khi tiến hành dùng những loại thuốc khác. Tốt nhất hững dùng thuốc nhỏ mắt trước khi dùng thuốc mỡ.

Tiến hành sử dụng thuốc thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Hãy dùng thuốc trong một thời nhất nhất định trong ngày. Nếu dùng thuốc quá sớm so với chỉ định sẽ dẫn đến tình trạng những vi khuẩn tiếp tục phát triển và tái phát nhiễm trùng.

Những tác dụng trong thời gian dùng thuốc Chloramphenicol

Mỗi một loại thuốc sẽ có thể gây ra những tác dụng phụ đối với tình trạng sức khỏe của mỗi người, mức độ gây tác dụng phụ không giống nhau. Bởi vậy, trong thời gian dùng thuốc Chloramphenicol mọi người có thể gặp phải một số tác dụng phụ gây khó chịu như: buồn nôn, tiêu chảy hay nôn mửa ở mức độ nhẹ.

Hướng dẫn liều dùng thuốc Chloramphenicol dành cho người lớn và trẻ em 2
Những tác dụng trong thời gian dùng thuốc Chloramphenicolon

Bên cạnh đó, hãy quay lại gặp bác sĩ/ dược sĩ ngay lập tức nếu gặp bất cứ một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng như: Xuất hiện tình trạng dị ứng ở mức độ nặng như: phát ban, nổi mề đay, bị ngứa, tức ngực, khó thở, sưng miệng, cơ thể bị ớn lạnh, chảy máu hay cơ thể rất dễ bị bầm tím, thay đổi về thị lực,...

Tuy nhiên, không phải đối tượng nào trong thời gian dùng thuốc Chloramphenicol cũng gặp phải những tác dụng phụ nêu trên. Một số tác dụng khác không được cập nhật cụ thể tại đây. Vì vậy, khi dùng thuốc nếu có bất kỳ thắc mắc vào liên quan đến liều dùng hay xảy ra những tác dụng phụ đối với sức khỏe mọi người nên quay lại gặp bác sĩ/ dược sĩ để được thăm khám cụ thể.

Một số lưu ý trước khi dùng thuốc Chloramphenicol

Trước khi dùng thuốc Chloramphenicol mọi người cần phải báo cáo rõ cho các bác sĩ/ dược sĩ được biết nếu bạn:

- Bị dị ứng: những đối tượng bị dự ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc hay những loại thuốc nào, hay có thể bị dị ứng với những loại thực phẩm, thuốc nhuộm hay thực phẩm chức năng. Mọi người hãy đọc kỹ những thành phần của thuốc được liệt kê rõ trên bao bì.

- Trẻ nhỏ: tính đến thời điểm hiện tại thuốc Chloramphenicol chỉ mới được nghiên cứu sử dụng đối với người lớn và chưa có những nghiên cứu về việc có nên sử dụng cho trẻ nhỏ hay không . Bởi vậy, khi các bậc phụ huynh muốn dùng thuốc cho trẻ cần phải trao đổi kỹ với các bác sĩ/ dược sĩ được biết rõ về việc có nên sử dụng hay không.

- Người lớn tuổi: cũng giống như trẻ em thì những loại thuốc này vẫn chưa được nghiên cứu về việc có nên sử dụng cho những người cao tuổi hay không. Vì vậy, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng mọi thông tin trước khi dùng thuốc đối với người lớn.

- Phụ nữ mang thai và cho con bú không được tự ý dùng thuốc bởi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và trẻ nhỏ. Tốt nhất hãy cân nhắc kỹ lưỡng về liều lượng và cách dùng thuốc đối với đối tượng này.

Những thông tin trên liên quan đến thuốc Chloramphenicol chỉ mang tính tham khảo và sẽ không thay thế những lời khuyên của các bác sĩ. Bởi vậy, mọi người cần phải cân nhắc kỹ lưỡng về liều dùng của các bác sĩ chỉ định lúc đầu.

Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990