Phương pháp ECMO ra đời đã cứu sống cho rất nhiều bệnh nhân bị suy tim cấp và bệnh hô hấp cấp nặng không đáp ứng với việc hỗ trợ thở máy. Vậy ECMO là gì? Ứng dụng ECMO trong điều trị Covid hiện nay như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
1. Tìm hiểu: ECMO là gì?
ECMO ( Extracorporeal Membrane Oxygenation ) là phương pháp oxy hóa qua màng ngoài cơ thể. Phương pháp này được sử dụng với mục đích cấp cứu hô hấp tuần hoàn khi tim hoặc phổi hay cả hai đều không thể hoạt động bình thường. Các bác sĩ có thể sử dụng công nghệ ECMO để thay thế tim, phổi trong một thời gian ngắn.
2. Chỉ định dùng ECMO trong trường hợp nào?
Phương pháp ECMO tim phổi nhân tạo nhằm cung cấp đủ oxy cho cơ thể bệnh nhân. Mặc dù ECMO không thể giúp chữa lành bệnh tim hoặc phổi cho người bệnh tuy nhiên cũng giúp họ được vượt qua cơn nguy kịch. Để điều trị các bệnh tim phổi, thì kết hợp chữa trị nguyên nhân, có thể làm giảm bớt những các loại thuốc hỗ trợ tim, giảm bớt việc sử dụng hỗ trợ máy thở từ đó làm giảm nguy cơ tổn thương do máy thở.
ECMO được dùng chủ yếu cho trẻ em, tuy nhiên với bệnh nhân suy tim, suy hô hấp thì vẫn có thể sử dụng bình thường. Công việc của ECMO nhằm đưa máu ra bên ngoài cơ thể, đồng thời giúp loại bỏ cacbon dioxit với thêm oxy vào tế bào hồng cầu. Công nghệ ECMO được sử dụng cho trường hợp bệnh nhân bị suy tim, suy hô hấp giai đoạn cuối.
Ngoài ra có thể sử dụng với mục đích nhằm kéo dài sự sống nhằm giúp cho bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây ngừng tim.
Dưới đây là một số trường hợp cân nhắc dùng máy thở ECMO:
- Sốc tim, ngừng tim
- Bệnh nhân bị suy hô hấp
- Tim gặp vấn đề sau khi phẫu thuật tim
- Duy trì sự sống với bệnh nhân khi cấy ghép tim, ghép phổi hoặc đặt một thiết bị hỗ trợ tâm thất.
- Có thể dùng ECMO để điều trị sốc do nhiễm trùng
- Hạ thân nhiệt với bệnh nhân nhiệt độ từ 24-28 °C và bất ổn tim hoặc với nhiệt độ <24°C.
3. ECMO và thở máy khác nhau như thế nào?
Các bác sĩ đã dựa vào máy thở để cung cấp Oxy và loại bỏ Carbon Dioxide.
Khi phổi hoặc hệ thống hô hấp của bệnh nhân bị hỏng, cung cấp oxy cho cơ thể bằng cách đẩy không khí vào phổi thông qua một ống được đưa vào khí quản.
Khi máy thở bơm không khí vào cơ thể, phổi sẽ phồng lên để bắt chước quá trình thở.
Khi máy thở kết thúc việc cung cấp một hơi thở và áp suất đường thở giảm xuống, không khí sẽ được thở ra khỏi cơ thể và phổi xẹp xuống.
ECMO là viết tắt của quá trình Oxy hóa qua màng ngoài cơ thể và nó có thể thực hiện công việc của phổi, tim hoặc toàn bộ hệ hô hấp của tim sau chấn thương, nhiễm trùng hoặc phẫu thuật.
Nó hoạt động bằng cách lấy máu ra khỏi cơ thể bệnh nhân, bơm máu qua phổi nhân tạo, nơi máu nhận được nồng độ oxy cao và Carbon Dioxide được loại bỏ trước khi đưa máu trở lại cơ thể.
Công nghệ này có vẻ đơn giản nhưng nó thực sự là một hệ thống phức tạp, đòi hỏi cần phải có một nhóm chuyên gia theo dõi phản ứng ECMO 24 giờ mỗi ngày.
4. Các kỹ thuật ECMO phổ biến dùng trong điều trị Covid
Dược sĩ Cao đẳng Y Dược HCM cho biết, hiện nay phổ biến nhất là 2 loại ECMO bao gồm ECMO tĩnh - động mạch và ECMO tĩnh -tĩnh mạch.
Cả hai loại này đều hoạt động theo nguyên tắc là đưa máu từ hệ thống tĩnh mạch máu ra bên ngoài cơ thể sau đó được thêm oxy để trả lại về cơ thể.
Đối với ECMO tĩnh - động mạch thì sẽ trả máu về hệ động mạch và với ECMO tĩnh -tĩnh mạch thì sẽ trả máu về tĩnh mạch. Trong đó thì ECMO tĩnh -tĩnh mạch chỉ dùng cho việc hỗ trợ việc hô hấp và không hỗ trợ cho tim.
4.1. Tĩnh mạch-động mạch:
Kỹ thuật chạy ECMO này là sử dụng một ống thông tĩnh mạch đặt vào tĩnh mạch đùi bên trái hoặc bên phải nhằm để lấy máu ra bên ngoài và lấy một ống thông động mạch vào động mạch đùi bên trái hoặc bên phải nhằm giúp để trả máu vào trong cơ thể.
4.2. Tĩnh mạch-tĩnh mạch:
Đối với ECMO này lấy một ống thông vào tĩnh mạch đùi nhằm giúp đưa máu ra và tĩnh mạch cảnh trong bên phải giúp trả máu về. Ngoài ra, sau khi được thêm oxy thì đưa một ống thông hai có đầu vào tĩnh mạch chủ trên với tĩnh mạch dưới nhằm để rút máu ra sau đó còn đưa máu trở lại tâm nhĩ phải.
5. Một số biến chứng khi điều trị bằng kỹ thuật ECMO
5.1. Thần kinh
Điều trị bằng ECMO cho người lớn có thể gây hậu quả phổ biến là chấn thương thần kinh. Được hiểu là tình trạng xuất huyết dưới màng nhện, thiếu máu cục bộ, nhồi máu tại vùng nhạy cảm của não, hôn mê không giải thích được não thiếu oxy cục bộ và chết não.
Khả năng xuất huyết chiếm khoảng 30-40% bởi thuốc chống đông máu có chứa heparin được truyền vào liên tục, từ đó có thể gây rối loạn chức năng của tiểu cầu. Phẫu thuật có thể khắc phục được là duy trì số lượng tiểu cầu lớn hơn 100000/mm3.
5.2. Máu:
Tình trạng giảm tiểu cầu trong máu nguyên nhân là do thuốc chống đông máu heparin, do vậy nên dùng thuốc không chứa heparin. Bên cạnh đó còn có một lưu lượng máu ngược dòng trong động mạch chủ đồng thời đi xuống ngay cả khi tĩnh mạch và động mạch đùi đang nối với máy chạy ECMO.
5.3. Sinh non:
Không áp dụng phương pháp ECMO với trẻ dưới 32 tuần tuổi để duy trì sự sống bởi rủi ro xuất huyết nội sọ là rất cao.
6. Những lưu ý khi sử dụng ECMO
- VV ECMO được chỉ định dùng cho bệnh nhân suy hô hấp còn VA ECMO được dùng cho bệnh suy tim.
- Đối với kỹ thuật VV ECMO thì tốc độ máu càng cao càng tốt bởi nó có tác dụng hỗ trợ việc trao đổi oxy. Còn với VA ECMO thì tốc độ máu phải đủ cao để có đủ áp lực cùng với độ bão hòa oxyhemoglobin tĩnh mạch nhưng vừa đủ nhằm để đảm bảo lượng máu được đưa ra.
- Nếu quá tải chất lỏng trong cơ thể bệnh nhân thì áp dụng biện pháp lợi tiểu tích cực cho đến khí ổn định trên ECMO. Ngược lại, dùng biện pháp siêu lọc dùng cho bệnh nhân đang duy trì sự sống bằng ECMO.
- Khi máu ra khỏi tâm thất trái có thể gây ra sự hình thành máu đông bởi chức năng của tâm thất trái bị suy giảm.
- Thực hiện đo độ bão hòa oxy trong máu sau khi bệnh nhân ổn được rút ra từ tĩnh mạch.
7. Nguy cơ khi sử dụng máy ECMO?
Sử dụng kỹ thuật đặt ECMO cho người bệnh có thể xảy ra những biến chứng nghiêm trọng. Bởi vậy cần có bác sĩ túc trực chăm sóc và theo dõi kịp thời:
7.1. Xuất huyết:
Có thể xuất huyết tại những bộ phận khác nhau trong cơ thể nguyên nhân là do thuốc chống đông khi dùng máy chạy ECMO. Nghiêm trọng nhất là xuất huyết xảy ra ở não, phổi, dạ dày hay các vị trí đặt ống thông.
7.2. Tổn thương chân:
Với các bệnh nhân được kết nối với máy chạy ECMO qua động mạch hay tĩnh mạch ở đùi thì có thể sẽ bị giảm lưu lượng máu xuống chân đó và các mô trong chân có thể chết. Tình trạng này xảy ra sẽ được bác sĩ khôi phục tình trạng tưới máu cho chân. Do vậy cần phải thay đổi vị trí đặt ống thông sang một vị trí khác trong cơ thể. Trường hợp nếu bị tổn thương chân quá nặng thì người bệnh sẽ phải phẫu thuật và có thể phải cắt đoạn chi.
7.3. Suy thận:
Điều trị cho bệnh nhân bằng hệ thống ECMO có thể không cung cấp đủ lượng máu cho thận. Đây là nguyên nhân khiến cho thận ngừng hoạt động, hay còn gọi là "suy thận cấp". Trường hợp thận ngừng hoạt động, bác sĩ sẽ chỉ định chạy thận nhân tạo hay còn gọi là lọc máu. Thận bị tổn thương có thể được phục hồi tuy nhiên có trường hợp cần lọc máu suốt đời.
7.4. Nhiễm trùng:
Dùng ống thông của máy ECMO từ môi trường bên ngoài cơ thể để đi vào trong dòng máu của người bệnh. Điều đó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, bởi chính những ống thông này là cửa ngõ cho mầm bệnh đi vào cơ thể. Tình trạng này có thể lên tới phổi, hay bất kỳ cơ quan nào khác trong cơ thể, có thể dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên nếu kết hợp sử dụng máy ECMO có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nặng và tổn thương cơ quan.
7.5. Đột quỵ:
Bệnh nhân khi dùng máy tim phổi nhân tạo ECMO thì có thể sẽ không cung cấp đủ máu cho một số vùng nhất định của não do các cục huyết khối nhỏ. Tình trạng này sẽ gây ra nguy cơ bị đột quỵ não, khiến cho một vùng não có thể bị tổn thương vĩnh viễn.
Vùng não bị tổn thương sẽ xuất hiện ra những biểu hiện đột quỵ tương ứng. Người bệnh có thể không thể cử động các bộ phận trên cơ thể, thậm chí không thể ghi nhớ, nhìn thấy, nói chuyện, đọc hoặc viết.
Có trường hợp sẽ có thể phục hồi một số chức năng sau cơn đột quỵ, tuy nhiên rất hiếm khi xảy ra. Tin mừng là tình trạng đột quỵ rất hiếm khi xảy ra chỉ chiếm khoảng dưới < 5% thời gian bệnh nhân sử dụng máy ECMO.
Thông tin trên đây nhằm giải đáp câu hỏi ECMO là gì và những thông tin hữu ích liên quan. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật tin tức hữu ích khác nhé.