Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tải Dược điển Việt Nam 5 Online PDF Miễn phí

Cập nhật: 29/02/2024 17:57 | Người đăng: Huệ Nguyễn

Dược điển Việt Nam 5 là một trong những tài liệu quan trọng về tiêu chuẩn hóa thuốc được áp dụng trong toàn ngành Dược. Bài viết hôm nay Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin về nội dung Dược điển Việt Nam 5 mới nhất.

Dược điển Việt Nam 5 là gì?

Dược điển Việt Nam 5 là tài liệu quan trọng trong ngành Dược, nó cung cấp thông tin chính xác về các loại thuốc, công dụng và cách sử dụng thuốc. Dựa vào Dược điển Việt Nam 5 mà các chuyên gia Y tế có thể đưa ra quyết định điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

Dược điển Việt Nam 5 được xây dựng và biên soạn bởi Hội đồng Dược điển Việt Nam. Đây là một tài liệu tham chiếu quan trọng trong mọi hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học liên quan đến thuốc, được áp dụng trong toàn ngành Dược nhằm mục đích phục vụ cho công tác kiểm tra quản lý và giám sát chất lượng thuốc đang được lưu hành trên thị trường nước ta.

Dược điển Việt Nam 5 là bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc, nó đã được xác định tại Luật Dược, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Trong sản xuất, kinh doanh và kiểm tra chất lượng thuốc thì việc triển khai áp dụng Dược điển là một yêu cầu cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng của thuốc.

Dược điển Việt Nam 5 của Bộ Y tế
Dược điển Việt Nam 5 của Bộ Y tế

>>> Xem thêm TOP 7 sách nên đọc cho Sinh Viên Dược

Dược điển Việt Nam 5 ban hành năm nào?

Dược điển Việt Nam 5 được xuất bản vào năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2018. Những quy định trước đây trái với Dược điển Việt Nam 5 đều bị bãi bỏ.

Kể từ khi ban hành Dược điển Việt Nam 4, sau 7 năm thực hiện, Hội đồng Dược điển đã chính thức xây dựng thành công các Bộ tiêu chuẩn Quốc gia về thuốc và cuốn Dược điển 5 được Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ công bố ra đời.

Dược điển 5 được xây dựng trong giai đoạn nước ta đang áp dụng rộng rãi những tiến bộ của công nghệ thông tin và khoa kỹ thuật tiên tiến. Điều này đã giúp cho công tác kiểm tra đánh giá chất lượng thuốc tại nước ta có những kết quả tiến bộ vượt bậc trên cả lĩnh vực thuốc tân dược và đông dược – dược liệu.

So với những lần xuất bản trước đó, ở lần xuất bản mới nhất, Dược điển Việt Nam đã có bước tiến mới cả về chất lượng và số lượng. Các chuyên luận mới và sửa đổi được xây dựng trên các chỉ tiêu đánh giá toàn diện hơn, các phép thử triển khai có độ tin cậy cao cùng các phương pháp phân tích hiện đại được đưa vào nhiều hơn.

Ảnh bìa sách Dược điển Việt Nam 5 tập 1
Ảnh bìa sách Dược điển Việt Nam 5 tập 1

Dược điển Việt Nam 5 được in thành 2 tập với số chuyên luận tăng vượt bậc so với các lần xuất bản trước đó. Sách Dược điển tập trung chủ yếu vào những nội dung chính sau đây:

  • Tập 1: Gồm các chuyên luận về các nguyên liệu hóa dược và thành phẩm hóa dược.
  • Tập 2: Gồm các chuyên luận về huyết thanh, vacxin, sinh phẩm, dược liệu, cao dược liệu, tinh dầu, dầu, thuốc cổ truyền và các phụ lục.

Nội dung Sách Dược điển Việt Nam tập 1:

Nội dung Sách Dược điển Việt Nam tập 2:

Dược điển Việt Nam 5 ở lần xuất bản này có tất cả 1519 chuyên luận trong đó có:

  • 228 chuyên mục chung.
  • 485 nguyên liệu hóa dược.
  • 385 thành phẩm hóa dược.
  • 372 dược liệu và thuốc từ dược liệu.
  • 41 vacxin và dinh phẩm y tế.
  • 8 bao bì và nguyên liệu sản xuất bao bì.

Các chuyên luận của Dược điển Việt Nam đều bao gồm các chuyên luận riêng và phụ lục. Mỗi chuyên luận đều có tiêu chuẩn về chất lượng thuốc hoặc phương pháp kiểm nghiệm. Các phụ lục sẽ được trình bày trong Dược điển Việt Nam tập 2, trong đó có tất cả 19 phụ lục.

Nội dung của các phụ lục là viết về tiêu chuẩn chất lượng hóa chất và thuốc; các dạng bào chế; các phương pháp quang phổ; các kỹ thuật tách sắc ký; cách xác định độ trong, màu sắc dung dịch, giới hạn tạp chất; cách xác định các chỉ số hóa lý; các phương pháp chuẩn độ; các phép thử;…

Các chuyên luận riêng đều trình bày rõ các thông tin về yêu cầu chất lượng của từng nguyên liệu, tinh dầu, thành phẩm hóa dược, cao dược liệu, thuốc cổ truyền,… Mỗi chuyên luận riêng gồm có các nội dung như: Tính chất, định tính, định lượng, tạp chất, bảo quản, dạng bào chế,…

Link tải Dược điển Việt Nam tập 1 tại đây.

Link tải Dược điển Việt Nam tập 2 tại đây.

Cách tra cứu Dược điển Việt Nam 5 online

Ảnh bìa sách Dược điển Việt Nam 5 tập 2
Ảnh bìa sách Dược điển Việt Nam 5 tập 2

Hiện tại có rất nhiều trang website đăng tải cả hai bản Dược điển Việt Nam 5 tập 1 PDF và Dược điển Việt Nam 5 tập 2 PDF để người dùng có thể truy cập và tra cứu. Bạn có thể lưu tại và tải về máy tính cá nhân hoặc tra cứu online trực tiếp.

Khi tìm kiếm bất kỳ thông tin nào trong Dược điển, bạn cần phải xác định được nội dung đó nằm trong tập nào, phần nào, bởi sách Dược điển tra theo mục lục. Nếu tra cứu trên máy tính bạn chỉ cần nhấn tổ hợp phím Ctrl F + “tên hoạt chất / chế phẩm” là sẽ có thông tin nhanh chóng.

Để có thông tin đầy đủ của một loại thuốc với dạng bào chế cụ thể, thì bạn cần tra cứu kết hợp cả các chuyên luận riêng và phụ lục.

Như vậy chúng tôi vừa giới thiệu đến bạn về nội dung cuốn tài liệu Dược điển Việt Nam 5. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin bổ ích với những ai đang muốn tìm hiểu để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và làm việc trong khối ngành Y Dược. Chúc bạn thành công.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990