Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Đo chức năng hô hấp là gì? Ý nghĩa chỉ số đo chức năng hô hấp như thế nào?

Cập nhật: 19/10/2020 09:53 | Người đăng: Lường Toán

Đo chức năng hô hấp là một biện pháp quan trọng để tính toán chức năng của phổi, từ đó giúp đánh giá được mức độ nặng nhẹ của bệnh lý hô hấp. Thông tin chi tiết sẽ được chúng tôi tổng hợp ở bài viết dưới đây, các bạn hãy tham khảo nhé.

Đo chức năng hô hấp là gì?

Đo chức năng hô hấp là biện pháp dùng để đánh giá chức năng phổi rất quan trọng thông qua dụng cụ máy đo dòng khí khi hít vào, thở ra. Thông qua biện pháp này giúp ghi lại  thông số hô hấp liên quan đến hoạt động của phổi, qua đó các bác sĩ sẽ đánh giá được hai hội chứng rối loạn thông khí thường gặp như tắc nghẽn và hạn chế.

Đo chức năng hô hấp để đo chức năng, hoạt động của phổi

Việc đo chức năng thông khí có chức năng cung cấp thông tin chính xác về lưu lượng không khí được lưu thông trong phế quản và phổi, qua đó sẽ đánh giá chính xác về mức độ giãn phế nang và mức độ tắc nghẽn phế quản trong cơ thể.

Việc đo chức năng hô hấp được thể hiện bằng số cụ thể và bằng phần trăm so với giá trị ở người bình thường. Chúng được biểu diễn dưới dạng một đường cong, trong đó có một trục thể hiện chỉ số đo về lưu lượng khí lưu thông, còn với trục còn lại sẽ thể hiện chỉ số đo thể tích khí có trong phổi. Theo đó thì đường cong được các chuyên gia gọi là đường cong lưu lượng thể tích.

Đo chức năng thông khí là một biện pháp kiểm tra đường thông khí khá đơn giản và cũng không hề gây đau cho người bệnh. Đa số sẽ không gây ra sự khó chịu hay tai biến nào trong quá trình đo. 

Quy trình đo chức năng hô hấp thực hiện như thế nào?

Kỹ thuật đo chức năng hô hấp được thực hiện khá đơn giản do vậy người bệnh không cần phải chuẩn bị gì cả. Dù vậy người bệnh nên chú ý những điều cơ bản dưới đây:

  • Chuẩn bị trang phục rộng rãi khi đi kiểm tra;
  • Trước khi đi đo thì người bệnh chú ý không được hút thuốc lá; uống rượu trong vòng 4 tiếng;
  • Không được vận động nặng trong vòng 30 phút trước khi đo;
  • Không ăn no trong vòng 2 tiếng trước khi đo;
  • Với những người đo hô hấp ký lần đầu tiên trong việc chẩn đoán bệnh thì tốt nhất không được sử dụng thuốc giãn phế quản.

Theo dược sĩ các trường Cao đẳng Y Dược HCM, các bước đo hô hấp thực hiện như sau:

Bước 1: Người bệnh hãy hít vào và thở ra bình thường rồi tiếp tục hít vào thật sâu để thở ra hết sức.

Bước 2: Thực hiện hít vào và thở ra bình thường, tiếp tục thực hiện hít vào hết sức rồi thở ra thật mạnh,. Thực hiện tiếp tục trong khoảng từ 6 đến 10 giây.

Trong quy trình đo chức năng hô hấp, các kỹ thuật viên có thể dùng một chiếc kẹp mũi mềm để kẹp mũi của người bệnh giúp đảm bảo cho người bệnh không thở ra theo đường mũi.

Sử dụng máy hô hấp ký đo thể tích với tốc độ dòng khí cho bệnh nhân được hít vào và thở ra, các thông số máy bao gồm:

  • FEV1 ((Forced expiratory volume in one second - Thể tích khí thở ra gắng sức trong 1 giây đầu tiên): Đó là thể tích không khí mà bệnh nhân sẽ thổi ra trong vòng một giây đầu tiên;
  • FVC (Dung tích sống gắng sức): được hiểu là tổng thể tích không khí thở ra của người bệnh khi đã gắng sức trong một lần thở;
  • Chỉ số FEV1/FVC: Là tỉ lệ của hai thông số ở trên, qua đó sẽ đánh giá được tình trạng tắc nghẽn.

Ý nghĩa các chỉ số đo chức năng hô hấp như thế nào?

Với bệnh nhân là người nghiện thuốc lá mà việc đo chức năng hô hấp cho kết quả bình thường thì vẫn chưa đầy đủ để đánh giá chức năng của phổi bình thường. Trường hợp với các bệnh nhân chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và kết quả tiến triển thì thông số FEV1 khi kiểm tra sẽ giảm dần, nếu chỉ số này chỉ đo được dưới 40% chỉ số bình thường thì có nghĩa là chức năng phổi ở người bệnh không duy trì được bình thường đồng thời lượng oxy trong máu cũng sẽ bị giảm sút.

Người hút thuốc lá nên đo chức năng hô hấp

Thông thường, kết quả đo chức năng hô hấp sẽ biểu hiện kết quả như sau:

  • Bình thường;
  • Hội chứng tắc nghẽn;
  • Hội chứng hạn chế;
  • Sự kết hợp giữa hội chứng tắc nghẽn/hạn chế.

Trong quá trình đo chức năng hô hấp, người bệnh thực hiện các động tác hít vào thở ra thì cần phải được thực hiện liên tục và không được dừng lại. Bởi nếu như dừng lại đột ngột thì nó có thể làm sai lệch kết quả từ đó dẫn đến việc chẩn đoán sai và điều trị không còn phù hợp.

Cách đọc kết quả đo chức năng hô hấp

Các thể tích hô hấp bình thường

  • ERV: là thể tích dự trữ thở ra tối đa sau khi người bệnh thở ra bình thường. Với người bình thường thì thể tích dao động trong khoảng 1100- 1500 ml, chiếm 32% phần dung tích sống;
  • TV: được gọi là thể tích khí lưu thông ở người bệnh trong một lần hít vào hoặc thở ra bình thường. Với người trưởng thành thì thể tích khí lưu thông thường là 500ml;
  • IRV: là thể tích dự trữ hít vào thêm sau khi hít bình thường. Thông thường với người lớn sẽ dao động trong khoảng từ 1500- 2000ml, chiếm 56% dung tích sống;
  • RV: là thể tích khí cặn được đo dựa vào nguyên tắc pha loãng khí (nitơ hoặc heli), đối với người bình thường thì thể tích khí cặn dao động trong khoảng 1000- 1200 ml.

Các dung tích hô hấp

  • VC (hay SVC): được gọi là dung tích sống, hay còn gọi là thể tích tối đa huy động được trong một lần hô hấp ở người đo. Điều này cho thấy được khả năng của cơ thể đáp ứng trong việc hô hấp với những hoạt động gắng sức. Tuy nhiên chỉ số này còn phụ thuộc vào những yếu tố như giới tính, độ tuổi, chiều cao...hay ở một số bệnh phổi hoặc ngực  bao gồm tràn dịch màng phổi, vẹo lồng ngực, u phổi, gù...có thể bị tăng lên nhờ luyện tập;
  • FVC: Được hiểu là dung tích sống khi thở mạnh lúc bạn đang gắng sức. Đối với người bình thường thì chỉ số FVC hơi thấp hơn VC một chút;
  • IC: Được hiểu là dung tích hít vào, biểu hiện về khả năng hô hấp thích ứng với nhu cầu cung cấp khí O2­ tăng lên trong cơ thể. Đối với người bình thường thì chỉ số này dao động khoảng 2000 – 2500 ml;
  • FRC: Được hiểu là dung tích cặn với chức năng bình thường dao động từ 2000 ml đến 3000 ml;
  • TLC: được hiểu là dung tích toàn phổi khoảng 5 lít, cho thấy được sức chứa đựng của phổi.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về đo chức năng hô hấp hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì các bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990