Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Deferoxamine - Liều dùng & Cách dùng thuốc an toàn

Cập nhật: 30/09/2021 16:37 | Người đăng: Nguyễn Trang

Deferoxamine là thuốc gì? Loại thuốc này được chỉ định để điều trị bệnh lý gì? Để biết thêm chi tiết về cách dùng thuốc an toàn mọi người hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về những tác dụng của thuốc Deferoxamine

Deferoxamine thường được các bác sĩ chỉ định kết hợp với những phương pháp điều trị khác như: bơm dạ dày, gây nôn bằng siro ipecac,... nhằm điều trị tình trạng ngộ độc sắt đột ngột. Deferoxamine mang lại hiệu quả khi được tiêm càng sớm càng tốt đối với những trường hợp dùng quá nhiều sắt. Bên cạnh đó, thuốc còn được sử dụng để loại bỏ sắt ra khỏi cơ thể có nồng độ sắt cao truyền đến máu. Deferoxamine là một chất gắn với sắt và thuốc nhóm thuốc đối kháng kim. Theo đó, thuốc có tác dụng giúp cho thận và túi mật loại bỏ được những chất sắt dư thừa ra khỏi cơ thể.

Deferoxamine - Liều dùng & Cách dùng thuốc an toàn 1
Tìm hiểu về những tác dụng của thuốc Deferoxamine

Deferoxamine không được các bác sĩ chỉ định dùng cho trẻ 3 tuổi. Loại thuốc cũng được sử dụng để điều trị nồng độ nhôm cao đối với những bệnh nhân bị ngộ độc nhôm hay thẩm tách máu.

Hướng dẫn về liều dùng thuốc Deferoxamine

Liều dùng thuốc Deferoxamine đối với từng bệnh nhân là không giống nhau, trước khi kê đơn thuốc cho mọi người các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe, khả  năng dùng thuốc. Thuốc Deferoxamine sẽ tương ứng với liều dùng cụ thể như sau:

Hướng dẫn về liều dùng thuốc Deferoxamine dành cho người lớn

- Bệnh nhân bị ngộ độc sắt cấp tính được chỉ định:

  • Trường hợp tiến hành tiêm bắp khi đó sẽ chỉ định được liều dùng khởi đầu là 1.000mg.
  • Tiến hành tiêm tĩnh mạch: liều dùng khởi đầu được các bác sĩ chỉ định 1.000mg, tuy nhiên trong quá trình tiêm tốc độ không được vượt quá ở mức 15mg/kg/giờ.

- Người bị ngộ độc sắt mãn tính:

  • Chỉ định tiêm bắp với liều khoảng từ 500 - 1.000mg/ ngày.
  • Tiến hành tiêm dưới da: liều dùng tương ứng 1.000 - 2.000mg/ ngày và nên dùng trong khoảng thời gian từ 8 - 24 giờ.

Hướng dẫn về liều dùng Deferoxamine dành cho trẻ em

Tùy thuốc vào từng độ tuổi của trẻ khi đó các bác sĩ sẽ chỉ định được liều dùng thuốc tương ứng, cụ thể:

Trẻ bị ngộ độc sắt:

+ Đối với trẻ > 3 tuổi được chỉ định liều dùng cụ thể:

  • Tiêm bắp: chỉ định liều 50mg/kg/lần. Liều dùng tối đa được các bác sĩ chỉ định là 6g/ ngày.
  • Tiêm tĩnh mạch: liều dùng thuốc Deferoxamine được chỉ định là 15mg/kg/giờ. Liều dùng tối đa tương ứng 6g/ngày.

Trẻ bị ngộ độc sắt mãn tính:

Liều dùng dành cho trẻ > 3 tuổi, cụ thể:

  • Bác sĩ chỉ định tiêm tĩnh mạch với liều lượng 15mg/kg/giờ. Liều dùng tối đa được chỉ định là 12g/ngày.
  • Tiêm dưới da: liều dùng được chỉ định tương ứng 20 0 50mg/kg/ngày. Liều dùng tối đa được chỉ định là 2g/ngày.

Hướng dẫn về cách dùng thuốc Deferoxamine an toàn

Mỗi một loại thuốc sẽ có những cách sử dụng tương ứng nhằm phát huy được tác dụng và sớm điều trị bệnh dứt điểm. Theo đó, đối với loại thuốc Deferoxamine tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người khi đó các bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể nên tiêm trực tiếp ở cơ bắp, dưới da/ tĩnh mạch,...

Những trường hợp dùng thuốc Deferoxamine tại nhà, khi đó bệnh nhân hãy tìm hiểu kỹ mọi thông tin về cách pha chế, hướng dẫn của các bác sĩ. Trước khi dùng thuốc tốt nhất mọi người hãy kiểm tra bằng mắt thường nhằm đảm bảo thuốc không bị lẫn những tạp chất/ bị đổi màu. Nếu xảy ra một trong hai điều trên khi đó mọi người không được dùng thuốc. Hãy trao đổi với các bác sĩ để biết được phương pháp bảo quản thuốc sao cho phù hợp.

Deferoxamine - Liều dùng & Cách dùng thuốc an toàn 2
Hướng dẫn về cách dùng thuốc Deferoxamine an toàn

Những bệnh nhân dùng thuốc để điều trị nồng độ sắt cao, khi đó các bác sĩ sẽ hướng dẫn thêm về cách dùng thêm hàm lượng Vitamin C sau khi dùng loại thuốc này khoảng 1 tháng. Bởi dùng thêm Vitamin C khi đó sẽ có khả năng tăng thêm lượng Vitamin C mất đi do nồng độ sắt cao, đặc biệt giúp cho quá trình điều trị loại bỏ sắt. Những trường hợp mắc bệnh tim tốt nhất mọi người hãy báo cho các bác sĩ trước khi dùng Vitamin C. Liều dùng thuốc Vitamin C không được vượt quá 200mg/ ngày. Mọi người hãy báo cho các bác sĩ được biết nếu trong thời gian dùng thuốc nếu tình trạng bệnh trở nên xấu hơn hay không có những dấu hiệu thuyên giảm. Khi gặp phải những trường hợp này các bác sĩ sẽ xem xét và điều chỉnh lại liều dùng.

Tìm hiểu những tác dụng phụ khi dùng thuốc Deferoxamine

Trong thời gian dùng thuốc Deferoxamine có khả năng gây một số tác dụng phụ như gây đau hay có thể bị sưng ở vị trí tiêm hay một số trường hợp bị mờ mắt. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên gọi cấp cứu khi dùng thuốc gặp phải một số tình trạng như: bị dị ứng, đau cơ/ khớp, đau nhức đầu, bị khó thở, bị sưng môi/ mặt/ lưỡi/ họng, cảm giác buồn nôn/ nôn mửa.

Mọi người nên ngừa sử dụng thuốc và quay lại gặp bác sĩ khi trong thời gian dùng thuốc gặp phải một số tác dụng phụ dưới đây:

- Bị ho, thở khò khè hay có thể gặp phải một số vấn đề về hô hấp.

- Gây cảm giác buồn ngủ, thay đổi về tâm trạng, bị khát nước, chán ăn hay cảm giác buồn nôn.

- Bị sưng phù hay có thể bị tăng cân bất thường, khó thở.

- Một số trường hợp khác gặp những vấn đề về thính giác.

- Bị vàng da.

- Tầm nhìn bị mờ, đau mắt hay luôn cảm giác có những quầng sáng quanh bóng đèn.

- Cơ thể bị co giật.

- Tim đập nhanh hơn so với bình thường.

- Phần môi; da hay móng tay dần bị tái xanh.

- Đi ngoài bị ra máu.

- Cơ thể bị sốt, nghẹt mũi hay có thể bị sưng mắt/ mũi.

- Bị đau lưng/ đau bụng và một số trường hợp ho ra máu.

- Chân thường xuyên bị chuột rút và gặp phải những vấn đề về xương.

Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Deferoxamine ít nghiêm trọng như:

+ Bị hoa mắt; chóng mặt.

+ Nóng bừng.

+ Nổi mẩn trên da hay có thể bị ngứa nhẹ.

+ Thường bị tê hay có thể bị nóng rát ở bất cứ nơi đâu trên cơ thể.

+ Bị tiêu chảy ở mức độ nhẹ và khó chịu ở dạ dày.

+ Phần nước tiểu có màu đỏ.

Không phải đối tượng nào trong thời gian dùng thuốc cũng gặp phải những tác dụng phụ trên. Bởi vậy, tốt nhất mọi người hãy trao đổi với các bác sĩ khi trong thời gian dùng thuốc gặp phải những dấu hiệu bất thường đối với sức khỏe.

Những thông tin trên cung cấp liên quan đến thuốc Deferoxamine cũng như liều dùng tương ứng của nó. Tuy nhiên, những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo và sẽ không thay thế những lời khuyên của các bác sĩ.

Cao đẳng Y Dược TP HCM tổng hợp!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990