Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Đau nhức xương ống chân là bị bệnh gì? Phương pháp điều trị như thế nào?

Cập nhật: 28/10/2022 15:21 | Người đăng: Lường Toán

Đau nhức xương chân là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như loãng xương, viêm khớp, thoát vị...Nguy hiểm hơn đó cũng chính là biểu hiện ban đầu của ung thư xương. Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên lơ là những biểu hiện trên mà phải đi khám để được ngăn chặn kịp thời nhé.

Đau nhức xương ống chân nguyên nhân do đâu?

Đau nhức xương ống chân nguyên nhân do đâu

Đau nhức xương ống chân là biểu hiện thường gặp ở những người trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên thì ở với thế hệ trẻ hiện nay cũng xuất hiện những dấu hiệu trên, cảnh báo chủ yếu về bệnh lý về xương khớp. Dưới đây, các chuyên gia Dược sĩ Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, đau nhức xương ống chân là do những bệnh sau:

  • Bệnh viêm khớp gối
  • Thoái hóa khớp
  • Loãng xương
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
  • Bệnh gút
  • Bệnh ung thư xương
  • Ngoài ra có thể do một số bệnh về khớp như: Bệnh xơ vữa động mạch, Bệnh tiểu đường hay rối loạn chuyển hóa lipid máu

Dù vậy không phải bất kỳ trường hợp nào xuất hiện triệu chứng đau nhức xương ống chân nguyên nhân cũng do bệnh lý. Cụ thể một số thói quen sinh hoạt hàng ngày, do yếu tố thời thời cũng khiến cho bạn gặp phải tình trạng trên. Cụ thể như sau:

  • Do thời tiết chuyển mùa
  • Do thay đổi thói quen sinh hoạt thiếu khoa học
  • Có thể do bị chấn thương về xương khớp như: Một số chấn thương do tai nạn, do một số tác động mạnh, té ngã hoặc cũng có thể gây tổn thương đến xương chân kèm theo tình trạng bị cơn đau nhức kéo dài.
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng hàng ngày nếu không cung cấp đủ chất cần thiết cho cơ thể có thể gây ra đau nhức trong xương, nhất là canxi và vitamin D, cụ thể là đau nhức xương chân. Tình trạng này thường xảy ra khá thường xuyên ở chị em, nhất là phụ nữ mang thai hoặc sau sinh.
  • Có thể do nguyên nhân là xương và sụn phát triển quá nhanh

Để biết rõ nguyên nhân gây đau nhức xương chân chính xác thì bạn cần phải đi khám để được bác sĩ chẩn đoán kịp thời. Đồng thời đưa ra phác đồ điều trị chính xác.

Chẩn đoán đau nhức xương chân

Theo chia sẻ của Dược sĩ các Trường Cao đẳng Y Dược HCM, dưới đây là những kỹ thuật chẩn đoán chính xác tình trạng đau nhức trong xương chân như sau:

  • Chụp X-quang: Phương pháp chụp Xquang sẽ giúp phát hiện ra được các tổn thương xuất hiện bên trong cấu trúc của xương khớp chân cùng với các phần mềm xung quanh bao gồm dây chằng và cơ.
  • Chụp MRI: Phương pháp này sẽ giúp phát hiện ra được bệnh thoát vị đĩa đệm cùng với những căn bệnh liên quan đến xướng khác, Ngoài ra còn phép bác sĩ đánh giá được tác động nguy hiểm của xương.
    Xét nghiệm máu: Nếu trong xương có xuất hiện được sự gia tăng bất thường của những tế bào bạch cầu trong máu cảnh báo tình trạng khớp đang bị viêm và nhiễm trùng.
  • Kiểm tra nồng độ axit uric: Kỹ thuật này được chỉ định trong việc chẩn đoán bệnh gút. Nếu kết quả mà lượng axit uric trong máu vượt ngưỡng cho phép thì sẽ gây ra bệnh Gout. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu của những cơn đau nhức trong xương chân với người cao tuổi.

Phương pháp điều trị chứng đau nhức xương ống chân

Đau nhức xương ống chân thường gặp ở người cao tuổi

Theo các chuyên gia thì để điều trị bệnh đau xương ống chân hiệu quả thì chủ yếu phải tìm được nguyên nhân gây bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh ở các trường hợp đau nhức xương thì sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc điều trị dưới đây:

  • Thuốc giảm đau: phổ biến nhất là dùng thuốc Paracetamol hay Efferalgan. Thuốc này được chỉ định với một số trường hợp bị đau cấp tính với mức độ nhẹ trong một đợt ngắn ngày.
  • Thuốc chống viêm không chứa steroid: Bạn có thể được chỉ định dùng thêm Ibuprofen, Naproxen hay Diclofenac. Những loại thuốc này ngoài tác dụng kháng viêm, thì thuốc còn có tác dụng làm giảm đau, do vậy có thể dùng khi xuất hiện triệu chứng sưng viêm tại khu vực đau.
  • Thuốc Corticoid: Loại thuốc này có tác dụng kháng viêm cực mạnh tuy nhiên có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Bởi vậy thuốc chỉ được dùng với những trường hợp bị nặng theo đường tiêm ngoài màng cứng.
  • Thuốc làm giãn cơ: Bạn có thể dùng Myonal hay Mydocalm với mục đích làm giảm đau bằng cách làm giãn các cơ ở khu vực bị đau.

Bên cạnh đó thì các chuyên gia cũng khuyến cáo việc làm giảm chứng đau nhức trong xương mỗi người thì tốt nhất cần phải bổ sung thêm những thực phẩm giàu vitamin D và canxi bao gồm ngũ cốc, thịt, cá, tôm, cua hay với các loại hạt, đậu phụ giúp tăng cường xương chân chắc khỏe đồng thời làm giảm nguy cơ bị chấn thương. Hạn chế sử dụng các loại bia rượu và chất kích thích trong thời gian điều trị bệnh.

Nên có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức với những ngày bị đau nhức xương ống chân. Với mỗi ngày làm việc thì bạn nên dành ra khoảng vài phút để xoa bóp chân để tăng cường tuần hoàn và lưu thông máu và giúp cơ bắp chân được thư giãn.

Hạn chế việc tập luyện bằng các bộ môn thể thao có cường độ vận động mạnh, chúng sẽ gây áp lực nhiều đến đôi chân như Tennis, đá bóng. Thay vào đó tốt nhất bạn hay rèn luyện với những môn thể thao nhẹ nhàng vừa sức bao gồm đi bộ, ngồi thiền, bơi lội hoặc có thể là tập dưỡng sinh…

Lưu ý cần tránh đi lại quá nhiều hay một chỗ lâu, điều đó có thể làm gia tăng áp lực lên xương ống chân

Với những chia sẻ trên đây về bệnh đau nhức xương ống chân hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990