Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bà bầu đau lưng do nguyên nhân nào và cách điều trị

Cập nhật: 01/11/2022 10:31 | Người đăng: Lường Toán

Bà bầu bị đau lưng là tình trạng xảy ra rất phổ biến hiện nay, có thể gặp ở khoảng 50 0 80% bà bầu, chúng làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Ở một số thai phụ thì triệu chứng đau lưng chỉ thoáng qua nhưng có những trường hợp đau lưng khi mang thai diễn ra dai dẳng và khó chịu. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

1. Tìm hiểu về tình trạng đau lưng khi mang bầu

Bà bầu bị đau lưng từ lâu được xem là một phần của thai kỳ. Mặc dù hiện nay vẫn chưa có con số thống kê chính xác về tỷ lệ đau lưng khi mang thai. Tuy nhiên có khoảng hơn 50% sản phụ xuất hiện triệu chứng này trong suốt thai kỳ.

Đau lưng khi mang thai thường gặp

>>Xem thêm: Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Bà bầu bị đau mỏi lưng xảy ra phổ biến giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và kéo dài đến tháng 6 sau sinh. Khi mang thai có khá nhiều thay đổi về sinh lý trong đó có bao gồm là nguyên nhân đau lưng, phổ biến nhất là : đau lưng về đêm, đau thắt lưng, đau khớp nối giữa xương cùng với xương chậu…

Tình trạng đau lưng khi mang thai có thể bắt nguồn từ nguyên nhân do đĩa đệm hay một số yếu tố khác. Bởi vậy mà trong thời gian thăm khám lâm sàng thì bác sĩ sẽ cho mẹ bầu thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra thể chất, đánh giá tình trạng đau lưng chính xác nhất.

2. Những nguyên nhân bà bầu bị đau lưng

Những thay đổi về sinh lý trong thai kỳ chính là nguyên nhân khiến bà bầu bị đau mỏi lưng. Cụ thể do những yếu tố sau đây:

2.1. Do tăng nội tiết tố

Sự thay đổi nồng độ nội tiết tốt trong cơ thể phụ nữ mang thai khiến cho hormone được sản xuất ra nhiều hơn, nhất là hormone Relaxin có liên quan đến những triệu chứng đau thắt lưng ở bà bầu. Chúng sẽ tác động làm cho dây chằng ở vùng xương chậu bị giãn ra để chuẩn bị cho quá trình sinh nở diễn ra êm xuôi nhất. Chính bởi sự thay đổi trong khớp và dây chằng bị giãn khiến cho nhiều mẹ bầu bị đau lưng khi mang thai.

2.2. Thay đổi trọng tâm trong cơ thể

Khi mang thai sẽ phát triển tử cung để em bé được lớn dần khiến cho trọng tâm cơ thể dần chuyển về phía trước. Khi đó, mẹ bầu sẽ có xu hướng ưỡn người ra phía sau khiến cho tư thế cột sống kéo quá mức làm cho bà bầu bị đau lưng. Không chỉ vậy khi em bé phát triển liên tục trong tử cung mẹ thì cân nặng của mẹ cũng có thể tăng lên, thường tập trung ở vùng bụng. Như vậy khiến cho bạn phải gánh thêm trọng lượng không nhỏ, lưng bị đau hơn.

2.3. Đau lưng khi mang thai do yếu cơ bụng

Cơ bụng ở mỗi người có nhiệm vụ hỗ trợ cho cột sống, có vai trò quan trọng với vùng lưng. Do vậy khi mang thai thì các cơ vùng bụng sẽ trở lên căng ra và bị yếu đi. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị đau lưng khi mang thai, nhất là khi tập thể dục và vận động.

3. Triệu chứng đau lưng khi mang thai

Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, trong quá trình mang thai thì tùy thuộc vào giai đoạn mà thai phụ sẽ xuất hiện dấu hiệu đau lưng khi mang thai khác nhau. Thông thường sẽ nghiêm trọng nhất trong khoảng từ tuần thứ 18 – 24 ở thời kỳ thai nghén.

3.1. Bà bầu bị đau lưng 3 tháng đầu

Những cơn đau xuất hiện thường xuyên tại vùng ngang thắt lưng, đau âm ỉ xung quanh vùng xương chậu. Các cơn đau lúc này thường không dữ dội, mà chúng chỉ khiến cho bạn cảm giác ê ẩm, nhức mỏi nhất là khi thay đổi tư thế đột ngột và leo thang bộ.

3.2. Bà bầu bị đau lưng 3 tháng giữa

Bước sang 3 tháng giữa thai kỳ thì những dấu hiệu đau lưng khi mang thai càng tăng hơn là do sự thay đổi phát triển thai nhi. Biểu hiện rõ rệt nhất ở vùng hông, thắt lưng. Ở một số trường hợp thì chị em sẽ gặp các cơn đau dữ dội tại các đốt xương sống ngang thắt lưng dưới.

3.3. Bà bầu bị đau lưng 3 tháng cuối

Ở giai đoạn này thì hiện tượng đau lưng không ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên chúng lại khiến cho thai phụ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt.

4. Bà bầu đau lưng phải làm sao?

Đau lưng bà bầu nên làm gì? Tình trạng đau lưng ở bà bầu gây phiền toái cho phụ nữ nhất nhiều, chúng ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt ở bệnh nhân khá nhiều. Do vậy mỗi chị em nên phòng bị cho mình các cách giảm đau lưng khi mang thai hiệu quả dưới đây nhé:

Một số cách làm giảm đau lưng khi mang thai

Để hạn chế tình trạng đau lưng khi mang thai thì mỗi bà bầu nên chú ý đến tư thế ngồi, đứng và cách di chuyển. Dưới đây là một số mẹo để mẹ bầu tránh được tình trạng trên như sau:

  • Mang loại giày phục hợp với phụ nữ mang thai: Chọn giày đế bằng thường không hỗ trợ cho việc di chuyển và tư thế đứng của thai phụ. Trừ khi có được chêm thêm một loại miếng lót với đế dày phù hợp. Loại giày cao gót có thể khiến cho bạn bị mất cân bằng và dễ bị ngã về phía trước làm ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.
  • Lựa chọn đệm phù hợp khi nằm: Hiện nay trên thị trường có một số tấm nệm phù hợp cho phụ nữ mang thai. Một chiếc nệm có chất lượng tốt và thoải mái sẽ giúp cho mẹ bầu hạn chế được tình trạng đau lưng khi mang thai.
  • Không cúi người xuống quá phần thắt lưng: Nếu muốn nhặt một món đồ bị rơi xuống đất thì bạn nên ngồi xổm xuống, đồng thời uốn cong đầu gối để giữ thẳng cột sống lưng.
  • Lựa chọn loại ghế ngồi phù hợp: Nếu thường xuyên phải làm việc hay ngồi trên chiếc gỗ lưng thẳng khiến cho bạn bị đau lưng khi mang thai thì mẹ bầu có thể lựa chọn loại sẽ có phần tựa lưng uốn cong tốt nhất để hỗ trợ phần lưng. Bên cạnh đó có thể sử dụng một chiếc gối nhỏ phía sau phần thắt lưng. Bên cạnh đó còn một số thiết bị đặc biệt, qua đó giúp hỗ trợ phần thắt lưng cho phụ nữ khi mang thai, hiện đang được bày bán tại những cửa hàng cung cấp thiết bị y tế.
  • Lưu ý tư thế ngủ: Trong khi ngủ thì thai phụ nên chú ý nằm nghiêng sang 1 bên. Có thể dùng 1 đến 2 chiếc gối kẹp giữa hai chân hoặc đặt dưới bụng để hỗ trợ giấc ngủ tốt nhất, tránh làm ảnh hưởng đến cột sống lưng.
  • Tập thể dục giúp làm giảm đau lưng khi mang thai: Với nữ giới trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ thường bị mệt mỏi đau lưng thì có thể áp dụng cách giảm bằng việc tập thể dục thường xuyên hơn. Nên ưu tiên những bài tập tăng cường kéo căng cơ bắp và những bài tập tốt cho phần lưng để hỗ trợ sức khỏe cho chân và lưng, từ đó thì mẹ bầu có thể cải thiện tư thế tốt nhất.

Việc tập thể dục không chỉ giúp chị em giảm đau lựng khi mang thai mà còn tăng cường sức khỏe để chuẩn bị tốt cho quá trình sinh nở. Ngoài ra bạn có thể dùng sức nóng hoặc lạnh để áp vào vùng đau, đây là cách giúp bà bầu giảm đau lưng hiệu quả.

Trên đây là những thông tin hữu ích về bà bầu đau lưng do nguyên nhân nào và cách khắc phục, hi vọng sẽ hỗ trợ tốt cho bạn để trải qua 9 tháng 10 ngày mang bầu nhẹ nhàng. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990