Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Có thể bạn chưa biết: Nước muối sinh lý nhỏ mắt được không?

Cập nhật: 19/12/2021 23:21 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Nước muối sinh lý là thứ thiết yếu với các gia đình, vừa để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Với giá thành rẻ và nhiều ưu điểm thì bạn có thể sử dụng nó với nhiều công dụng khác nhau. Trong chuyên mục dưới đây hãy cùng giải đáp câu hỏi “ nước muối sinh lý nhỏ mắt được không?” Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé.

1. Nước muối sinh lý là gì?

Nước muối sinh lý chính là dung dịch natri clorua nồng độ 0.9%. Với nồng độ này thì người ta phải hòa tan 9g muối Natri clorua tinh khiết với một lít nước cất. Trong điều kiện sinh lý bình thường thì đây được xem là một dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu tương đương với các dịch trong cơ thể.

Nước muối sinh lý rất an toàn khi dùng để nhỏ mắt
Nước muối sinh lý rất an toàn khi dùng để nhỏ mắt

Với những ưu điểm như giá thành rẻ, độ an toàn cao đồng thời có thể dùng được cho trẻ sơ sinh thì nước muối sinh lý trở lên quen thuộc với mọi người. Chúng có tác dụng làm sạch đồng thời bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh. Hầu như trong mỗi gia đình hiện nay đều phải có nước muối sinh lý tiện lợi để tốt cho cơ thể.

2. Nước muối sinh lý nhỏ mắt được không?

Có. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, một trong những công dụng phổ biến nhất của nước muối sinh lý đó chính là dùng để nhỏ mắt. Chúng sẽ giúp đẩy rỉ mắt cũng như những mầm bệnh khác từ mắt ra ngoài. Đồng thời còn giúp làm dịu cũng như cung cấp độ ẩm cho mắt.

Bên cạnh đó, bạn có thể dùng nước muối sinh lý để làm sạch mũi trường hợp viêm họng. Bạn có thể dùng nước muối để nhỏ mũi hoặc rửa mũi để làm sạch lớp chất nhầy. Từ đó sẽ giúp cho trẻ cảm thấy dễ thở hơn cũng như giúp tăng hiệu quả khi sử dụng các loại thuốc điều trị tiếp theo. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý với mục đích súc miệng nhằm sát khuẩn và bảo vệ niêm mạc họng.

Trên thị trường hiện nay có bán nước muối sinh lý với 3 loại chính dưới đây:

  • Nước muối sinh lý được dùng trong tiêm truyền sẽ có nhiều loại bao gồm dạng chai 100ml, 250ml, 500ml và có độ vô khuẩn rất cao. Người bệnh được truyền trực tiếp trong trường hợp cơ thể cần bổ sung nước hay dùng để pha những loại thuốc điều trị khác sau khi tiêm truyền.
  • Dạng nước muối sinh lý dùng để nhỏ mắt, nhỏ tai hoặc nhỏ mũi được sản xuất dưới dạng lọ nhỏ 10ml chuyên dụng. Còn với nước muối sinh lý nhỏ mắt thì cần phải đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn nhỏ mắt đồng thời có độ vô khuẩn cao nhất.
  • Nước muối sinh lý dùng để rửa vết thương hoặc súc miệng được sản xuất dưới dạng chai to 500ml, 1000ml.

3. Công dụng của nước muối sinh lý như thế nào?

Ngoài câu hỏi "nước muối sinh lý nhỏ mắt được không?" Với những ưu điểm của nước muối sinh lý thì chúng đang trở lên phổ biến với mỗi gia đình. Dưới đây là những công dụng phổ biến của nước muối sinh lý:

  • Dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt có tác dụng làm sạch rỉ mắt với mầm bệnh ra ngoài. Từ đó giúp làm dịu cũng như cung cấp độ ẩm cho mắt.
  • Nước muối sinh lý để rửa mũi: Có tác dụng làm sạch mũi trường hợp bị viêm họng, nhỏ mũi hay rửa mũi bằng nước muối sẽ làm sạch lượng chất nhầy, giúp cho người bệnh dễ thở hơn.
  • Nước muối sinh lý để súc miệng: Bạn có thể dùng nước 0,9% với mục đích súc miệng từ đó bảo vệ niêm mạc họng và loại bỏ vi khuẩn.

4. Vì sao lạm dụng nước muối sinh lý sẽ không tốt?

Nước muối sinh lý 0,9% có nhiều công dụng. Tuy nhiên, dược sĩ Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch khuyến cáo chỉ được dùng trong một số trường hợp cụ thể. Không khuyến cáo dùng nước muối sinh lý  để rửa mắt, mũi hàng ngày, nhất là ở trẻ em. Bởi điều đó có thể ảnh hưởng không tốt dưới đây:

Tránh lạm dụng nước muối sinh lý gây phản tác dụng
Tránh lạm dụng nước muối sinh lý gây phản tác dụng
  • Lạm dụng nước muối sinh lý để rửa mũi thường xuyên trong điều kiện mũi bình thường sẽ khiến cho họ bị mất đi  lớp dịch tiết tự nhiên có vai trò bảo vệ lớp niêm mạc. Đây là nguyên nhân gây khô rát, chảy nước mũi và kích ứng mũi và dễ bị viêm nhiễm. Không chỉ vậy, nếu rửa mũi không đúng cách còn khiến cho bạn bị đau, chảy máu và nhất là gây viêm tai giữa đối với trẻ em.
  • Chỉ dùng nước muối sinh lý rửa mắt trẻ trong thời kỳ ba tháng đầu sau sinh. Bởi khi đó, những hốc tự nhiên trong mắt của trẻ còn bị dính dịch từ cơ thể mẹ từ khi sinh ra, trẻ thường chưa có đủ nước mắt để tự làm sạch. Tuy nhiên, trong điều kiện mắt trẻ đang bình thường, mà lạm dùng nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên sẽ gây ra tình trạng khô, nghiêm trọng hơn là bị viêm giác mạc, ảnh hưởng đến thị giác của trẻ .

Khi dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt thì cần lưu ý các sản phẩm từ các nhà sản xuất kém chất lượng, không đảm bảo độ vô khuẩn. Đây là nguyên nhân vô tình lại đưa mầm bệnh vào người. Để tiết kiệm hơn thì nhiều gia đình còn tự pha nước muối 0,9% để sử dụng. Tuy nhiên cách này không thực sự an toàn, bởi nó vừa không đảm bảo vệ sinh, vừa không đạt độ đẳng trương từ đó sẽ mang lại hậu quả không lường khi dùng.

5. Những lưu ý sử dụng nước muối sinh lý an toàn

5.1. Một số những lưu ý với người sử dụng:

  • Chỉ nên dùng nước muối sinh lý rửa mũi, nhỏ mũi cho trẻ trường hợp mắc các bệnh về đường hô hấp. Trường hợp trẻ bị chảy nhiều chất nhầy mũi, ngạt mũi, sổ mũi... Theo đó hãy sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho  trẻ sơ sinh đúng cách hướng dẫn như sau: Đặt trẻ nằm nghiêng trên giường,  dùng khăn để lót dưới đầu trẻ. Sau đó lấy một tay giữ nhẹ đầu trẻ và tay còn lại đặt lọ nước muối vào mũi trẻ, bóp nhanh và chú ý không được quá mạnh. Nước muối sẽ đi vào mũi đồng thời có thể chảy ra ở lỗ mũi bên kia. Bạn hãy lấy khăn để  lau sạch mũi, miệng rồi tiếp tục thực hiện ở bên mũi còn lại.

5.2. Cách dùng nước muối sinh lý rửa mắt cho bé:

  • Nên chọn loại nước muối sinh lý nhỏ mắt cho bé có dung tích nhỏ. Chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và chọn loại có đầu bo tròn nhằm tránh làm  tổn thương trong quá trình rửa mắt cho trẻ. Tránh dùng loại chai có đầu vát nhọn hoặc dùng xi lanh bởi điều đó vô tình có thể làm tổn thương đến mắt hay vị trí khác của trẻ.
  • Chỉ dùng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh để rửa mắt thường xuyên trong ba tháng đầu. Cách thực hiện như sau: Lấy một miếng bông gòn rồi nhỏ vài giọt nước muối. Tiếp theo, bạn hãy lau nhẹ nhàng hai bên khóe mắt. Hai mắt thì nên dùng hai miếng bông gòn khác nhau để tránh lây nhiễm vi khuẩn chéo. Bên cạnh đó bạn có thể dùng nước muối sinh lý cho mắt trường hợp bị viêm nhiễm. Với trường hợp trẻ thường xuyên phải đi lại hay sống tại khu vực nhiều bụi bặm, thì có thể dùng nước muối sinh lý thỉnh thoảng nhỏ mắt cho trẻ. Tuy nhiên cần lưu ý, không nên dùng để nhỏ mắt thường xuyên hàng ngày.

Nếu như bạn muốn tự pha nước muối sinh lý để súc họng, mà không có dụng cụ đo đường lượng nước và muối chính xác thì hãy pha với độ mặn vừa phải. Thực tế nhiều người cho rằng, nếu như nước muối với độ mặn càng cao thì càng tăng khả năng sát khuẩn, điều này là không đúng. Bởi nó có thể phản tác dụng gây tổn thương các niêm mạc miệng, họng, từ đó sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Bạn chỉ nên dùng nước muối sinh lý theo đúng công dụng được in trên vỏ theo nhà sản xuất. Bởi vậy, tùy thuộc vào mục đích sử dụng thì sẽ có quy định về tiêu chuẩn độ vô trùng là khác nhau. Mỗi loại nước muối sinh lý chỉ dùng  cho một mục đích duy nhất, không bao giờ dùng một lọ nước muối để vừa nhỏ mắt vừa nhỏ tai,… Thời gian sử dụng nước muối sinh lý được khuyến cáo từ 2-3 tuần, trường hợp thuốc vẫn còn thì hãy vứt đi để tránh nguy cơ thuốc đã nhiễm khuẩn.

Bài viết trên đây nhằm giải đáp những thông tin về câu hỏi " nước muối sinh lý nhỏ mắt được không", từ đó giúp bạn đọc nắm được thông tin về cách sử dụng và có biện pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Chúc bạn sức khỏe nhé!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990