Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp y tế cần điều kiện gì?

Cập nhật: 06/09/2024 12:04 | Người đăng: Thúy Hạnh

Bộ Y tế vừa ban hành quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Y, Dược, Dân số. Cùng tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề xoay quanh việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp y tế qua bài viết sau.

Chức danh nghề nghiệp y tế là gì?

Chức danh nghề nghiệp y tế là tên gọi thể hiện trình độ, nghiệp vụ, năng lực chuyên môn của viên chức trong lĩnh vực y tế. Đây là mình chứng cho thấy viên chức y tế đó có chuyên môn, tay nghề đáp ứng yêu cầu của lĩnh vực nghề nghiệp.

Thường chứng chỉ chức danh nghề nghiệp y tế được cấp cho viên chức y tế đã tham gia vào khóa học bồi dưỡng theo đúng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

Chức danh nghề nghiệp y tế được coi là “giấy tờ” để chứng minh trình độ viên chức y tế 
Chức danh nghề nghiệp y tế được coi là “giấy tờ” để chứng minh trình độ viên chức y tế 

Hạng chức danh nghề nghiệp ngành y tế được chia làm 3 hạng gồm:

  • Hạng I
  • Hạng II
  • Hạng III

Mỗi hạng ở mỗi nhóm chức danh nghề nghiệp ngành y tế sẽ có những mã số khác nhau. Căn cứ theo Điều 2 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV có quy định về mã số, phân hạng chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ như sau:

Nhóm chức danh nghề nghiệp y tế

Mã chức danh nghề nghiệp y tế

Nhóm chức danh bác sĩ

- Bác sĩ cao cấp (hạng I) Mã số: V.08.01.01

- Bác sĩ chính (hạng II) Mã số: V.08.01.02

- Bác sĩ (hạng III) Mã số: V.08.01.03

Nhóm chức danh bác sĩ y học dự phòng

- Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) Mã số: V.08.02.04

- Bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) Mã số: V.08.02.05

- Bác sĩ y học dự phòng (hạng III) Mã số: V.08.02.06

Chức danh y sĩ

- Y sĩ hạng IV Mã số: V.08.03.07

Điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp y tế

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 11/2024/TT-BYT vào ngày 16-7-2024 quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp y tế. Cụ thể, quy định về tiêu chuẩn, điều kiện chung như sau:

- Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

- Được người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định cử viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

- Đối với yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại các Thông tư, Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y, dược, dân số.

- Bên cạnh đó viên chức y tế phải có vị trí việc làm còn thiếu tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được xét thăng hạng.

Điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp y tế
Bộ Y tế ban hành quy định về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp y tế

Tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể xét thăng hạng viên chức chuyên ngành y, Dược từ hạng II lên hạng I

Theo Thông tư viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Bác sĩ cao cấp (hạng I), Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I), Y tế công cộng cao cấp (hạng I), Dược sĩ cao cấp (hạng I) phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện chung và trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng II đạt một trong các thành tích, kết quả hoạt động như sau:

  • Được bổ nhiệm chức danh Giáo sư hoặc Phó giáo sư chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng;
  • Đạt danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân";
  • Đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc;
  • Được khen thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì trở lên;
  • Chủ nhiệm hoặc thành viên tham gia chính ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp bộ, cấp tỉnh trở lên và nhiệm vụ khoa học và công nghệ này phải được nghiệm thu từ mức đạt trở lên;
  • Chủ trì hoặc thành viên tham gia chính ít nhất 01 đề án hoặc 01 hướng dẫn, quy trình chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực công tác được cấp bộ, cấp tỉnh ban hành;
  • Chủ nhiệm ít nhất 03 nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp cơ sở trở lên và nhiệm vụ khoa học và công nghệ này phải được nghiệm thu từ mức đạt trở lên.

Tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể xét thăng hạng viên chức chuyên ngành y, dược, dân số từ hạng III lên hạng II

Thông tư nêu rõ, viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Bác sĩ chính (hạng II), Bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II), Y tế công cộng chính (hạng II), Dược sĩ chính (hạng II), Điều dưỡng hạng II, Hộ sinh hạng II, Kỹ thuật y hạng II, Dinh dưỡng hạng II, Dân số viên hạng II phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện chung và trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng III đạt một trong các thành tích, kết quả hoạt động như sau:

  • Được cấp bằng Chuyên khoa cấp II hoặc Tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng;
  • Đạt danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”, “Thầy thuốc nhân dân”;
  • Đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua từ cấp bộ, cấp tỉnh trở lên;
  • Được khen thưởng Huân chương Lao động hạng Ba trở lên;
  • Chủ nhiệm ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp cơ sở trở lên và nhiệm vụ khoa học và công nghệ này phải được nghiệm thu từ mức đạt trở lên;
  • Chủ nhiệm ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp cơ sở trở lên và thành viên tham gia ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp bộ, cấp tỉnh trở lên và nhiệm vụ khoa học và công nghệ này phải được nghiệm thu từ mức đạt trở lên;
  • Chủ trì ít nhất 02 đề án hoặc hướng dẫn, quy trình kỹ thuật chuyên môn trong lĩnh vực công tác từ cấp cơ sở trở lên hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật được cấp có thẩm quyền ban hành;
  • Thành viên tham gia ít nhất 02 đề án hoặc hướng dẫn, quy trình chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực công tác được cấp bộ, cấp tỉnh ban hành.

Câu hỏi liên quan đến chức danh nghề nghiệp y tế

Đối với chức danh nghề nghiệp y tế có khá nhiều thắc mắc liên quan bao gồm:

Nội dung xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế bao gồm những gì?

Tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BYT có quy định như sau:

“Hình thức, nội dung xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế

  1. Việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế được thực hiện thông qua Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
  2. Hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế bao gồm việc thẩm định hồ sơ dự xét theo quy định về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế.
  3. Nội dung xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế bao gồm thẩm định việc đáp ứng yêu cầu về thực hiện nhiệm vụ, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng.”

Như vậy, nội dung xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế bao gồm thẩm định việc đáp ứng yêu cầu về thực hiện nhiệm vụ, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng.

Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng trong trường hợp số lượng người dự xét nhiều hơn số lượng vị trí việc làm cần tuyển?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BYT trường hợp số lượng người đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nhiều hơn số lượng người làm việc của chức danh nghề nghiệp đó được xác định theo cơ cấu chức danh nghề nghiệp trong Đề án vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp y tế công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp lựa chọn một trong các hình thức sau:

- Xem xét theo các thứ tự ưu tiên: thành tích nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn đơn vị công tác; số năm giữ hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ; kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức 02 năm liền kề năm tổ chức xét thăng hạng.

- Xem xét thông qua kết quả kiểm tra, sát hạch. Việc kiểm tra, sát hạch thực hiện theo quy định tại Thông tư 06/2020/TT-BNV; Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

Như vậy, qua thông tin trên, sinh viên sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch có thể đảm nhận các chức:

Chức danh nghề nghiệp Y tế là điều kiện bắt buộc để các viên chức y tế giữ hạng, thăng hạng, tăng lương, xếp lương… theo quy định của Bộ. Bài viết trên đây là phần thông tin Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch giải đáp giúp bạn đọc nắm rõ các tiêu chuẩn, điều kiện nâng hạng chức danh nghề nghiệp y tế cùng những khía cạnh liên quan, hy vọng hữu ích với các bạn.

Thông tin hữu ích khác
gcp-la-gi GCP là gì? 13 nguyên tắc tiêu chuẩn GCP trong ngành Dược Ngành Dược đang sử dụng các công nghệ tiên tiến nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cũng như tối ưu hóa quản lý dược phẩm, các quy định GCP do... gpp-la-gi GPP là gì? Tiêu chuẩn GPP trong ngành Dược như thế nào? GPP là từ thường hay được nhắc đến trong ngành Y dược, là tiểu chuẩn quan trọng mà nhà thuốc cần tuân theo khi muốn đưa nhà thuốc vào hoạt động.... glp-la-gi GLP là gì? Vai trò của GLP trong ngành Dược GLP là một trong các tiêu chuẩn quan trọng mà bất kỳ nhà sản xuất hay doanh nghiệp thuốc đều cần tuân thủ. Vậy thực chất GLP là gì? Vai trò của... nganh-to-chuc-va-quan-ly-y-te Ngành Tổ chức và Quản lý Y tế là gì? Ra trường làm gì? Trong bối cảnh hiện nay ngành Y tế đang phát triển nhanh chóng tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm. Vậy ngành Tổ chức và Quản lý y tế là gì? Ra... mach-nhanh-la-bieu-hien-cua-benh-gi-co-nguy-hiem-khong Mạch nhanh là biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm không? Mạch nhanh chính là tình trạng mạch đập bất thường gây ra tình trạng đánh trống ngực, hồi hộp trong vào vài giây hoặc thậm chí là vài phút. Mạnh... tong-quan-ve-thuoc-cimetidine-va-nhung-luu-y-ban-khong-nen-bo-qua Thuốc Cimetidine có tác dụng gì? Cách dùng và liều dùng Thuốc Cimetidine được biết đến trong việc chữa bệnh đau dạ dày. Bên cạnh đó, thuốc còn có rất nhiều tác dụng và những lưu ý cần tránh, hãy cùng...
Xem thêm >>



0899 955 990