Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Chỉ số OSTA là gì? Đánh giá nguy cơ loãng xương qua chỉ số OSTA như thế nào?

Cập nhật: 10/01/2022 15:40 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Chỉ số OSTA được dùng để đánh giá chỉ số loãng xương phổ biến mang hiệu quả chính xác cao. Tuy nhiên để tìm hiểu về Chỉ số OSTA là gì? Cách đánh giá như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu về chỉ số OSTA là gì?

Chỉ số OSTA là viết tắt của Osteoporosis Self-Assessment Tool for Asians, đây là một công cụ dự báo về nguy cơ loãng xương đơn giản. Hiện tại, có nhiều quốc gia sử dụng chỉ số này để đánh giá độ độ nhạy và độ đặc hiệu như sau:

Chỉ số OSTA đánh giá mức độ loãng xương chính xác
Chỉ số OSTA đánh giá mức độ loãng xương chính xác
  • Chỉ số OSTA là một công cụ đơn giản thông qua thống kê về độ tuổi và cân nặng của đối tượng. Phương pháp này cho thấy độ đặc hiệu 45% và độ nhạy 91% nếu như đo mật độ xương với phương pháp DEXA [9].

  • Chỉ số OSTA đo mật độ xương tại nhiều quốc gia ở châu Á, cho thấy độ đặc hiệu và độ nhạy tương đương với kết quả của tác giả Koh.

  • Bởi vậy, chỉ số này áp dụng với đối tượng là nam giới.

Tại Việt Nam hiện nay mới chỉ áp dụng chỉ số OSTA nghiên cứu mật độ loãng xương với đối tượng nam giới là Nguyễn Xuân Trường năm 2014. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào về công cụ này để dự báo nguy cơ loãng xương đối với phụ nữ sau mãn kinh.

Bởi vậy, nhóm tác giả đã nghiên cứu về chỉ số OSTA trong việc đánh giá nguy cơ loãng xương đối với phụ nữ mãn kinh từ 40 tuổi trở lên với hai mục tiêu:

  • Đánh giá nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh từ 40 tuổi trở lên.

  • Đối chiếu hai phương pháp đo mật độ xương của chỉ số OSTA với phương pháp DEXA của các đối tượng trên.

2. Trường hợp nào được chỉ định đo mật độ xương?

- Phụ nữ đang dùng hormon thay thế trong thời gian dài.

- Đối tượng có nguy cơ loãng xương cao như phụ nữ dưới 65 tuổi sau mãn kinh, người bị gãy xương trước đó, hút thuốc lá nhiều, hay tiền sử gia đình có người bị gãy xương.

- Người có tiền sử loãng xương thứ phát như suy sinh dục kéo dài, cường giáp phát triển mà không điều trị dứt điểm, cường vỏ thượng thận và cường giáp tiên phát.

- Người sử dụng glucocorticoid với liều lượng cao hơn 7,5 mg prednison/ ngày trong thời gian kéo dài từ 3 tháng đến nửa năm hoặc 1 năm.

- Người gặp bất thường về cột sống sau khi chụp X- Quang phát hiện: xẹp đốt sống do chấn thương hay không do u.

- Phụ nữ bị gãy xương sau mãn kinh.

- Phụ nữ sau mãn kinh hoặc phải cắt buồng trứng trước 45 tuổi.

3. Các phương pháp đánh giá nguy cơ loãng xương dựa vào chỉ số OSTA

Nhiều nước Đông Nam Á hiện nay như Thái lan, Philippin, trong đó có Việt Nam đã áp dụng chỉ số OSTA- (Osteoporosis Self – Assessment Tool for Asians Index) nhằm xác định chỉ số loãng xương trường hợp không có máy đo mật độ xương. Còn một số nước châu Âu và châu Mỹ hiện nay cũng đang nghiên cứu về chỉ số này, tuy nhiên Việt Nam chưa thực hiện được mà mới chỉ ở bước sử dụng tạm. Dưới đây là công thức của Chỉ số OSTA tính mật độ loãng xương như sau:

Chỉ số OSTA được áp dụng phổ biến tại các nước Đông Nam Á
Chỉ số OSTA được áp dụng phổ biến tại các nước Đông Nam Á

OSTA = 0,2 x ( trọng lượng – tuổi )

Lưu ý: Trọng lượng được tính bằng đơn vị kg còn tuổi được tính bằng đơn vị là năm.

Theo đó sẽ đưa ra được 3 kết quả và cách đọc như sau:

– Trường hợp chỉ số OSTA dưới mức -4: Nguy cơ loãng xương rất thấp. Theo nghiên cứu thì chỉ có 3% bệnh nhân nằm ở trường hợp này. Bởi vậy người bệnh không được chủ quan bởi nó có thể kết hợp với những yếu tố nguy cơ khác bao gồm: Phụ nữ bị mãn kinh sớm, gia đình có người bị gãy xương, uống thuốc làm tăng nguy cơ loãng xương…thì tốt nhất hãy thăm khám bác sĩ để cứu chữa kịp thời.

– Trước hợp chỉ số OSTA từ -4 đến -1: Mức độ và nguy cơ loãng xương trung bình. Nghiên cứu có khoảng 15% bệnh nhân nằm trong nhóm nguy cơ này, Người bệnh cần được đến bệnh viện thăm khám và.

– Chỉ số OSTA trường hợp lớn hơn -1: Cho thấy nguy cơ loãng xương rất cao. Điều đáng nói là số người nằm trong nhóm này chiếm tỷ lệ rất cao lên đến 61%. Do vậy cần phải đi thăm khám và xác định được mức độ loãng xương thông qua cách đo mật độ xương.

Theo chuyên gia Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, việc đánh giá mật độ xương, mức độ nặng hay nhẹ thì cần phải dựa vào chỉ số loãng xương. Theo đó, chỉ số này được xác định bằng cách đo mật độ xương theo phương pháp đo bằng máy DXA. Việc đo mật độ xương sẽ áp dụng 2 chỉ số là T-Score và Z-Score để đánh giá, chẳng hạn như:

+ Trường hợp T-Score từ – 1SD trở lên: Cho thấy mật động xương bình thường.

+ Trường hợp T-Score dưới – 1SD đến – 2,5SD: Trường hợp bị thiếu xương hoặc tiền loãng xương.

+ Người có mức độ T-Score dưới – 2,5SD: là người bị loãng xương (Osteoporosis).

+ Khi T-Score dưới – 2,5 SD:  Mà có kèm theo tiền sử hoặc hiện tại có gãy xương nghĩa là bị loãng xương nặng.

Trường hợp bệnh nhân không có điều kiện đo mật độ xương, thì thông qua những triệu chứng lâm sàng hay biến chứng để xác định bệnh loãng xương bao gồm đau xương, gãy xương sau chấn thương nhẹ, đau cột sống thắt lưng,…

Trường hợp xác định bị thiếu xương thì bạn cần phải có giải pháp phòng bệnh loãng xương tích cực. Khi bị loãng xương thì phải điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ đồng thời hỗ trợ điều trị tích cực, kiên trì, kéo dài trong suốt quãng đời còn lại.

Những chia sẻ trên đây về chỉ số OSTA trong bài viết này hi vọng sẽ hữu ích với tất cả các bạn. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức và thông tin hữu ích khác nhé, chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990