Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cefalotin - Liều dùng & Tác dụng phụ của thuốc

Cập nhật: 31/08/2021 16:50 | Người đăng: Nguyễn Trang

Cefalotin là thuốc gì? Liều dùng thuốc như thế nào? Những câu hỏi liêu quan đến vấn đề này được nhiều người quan tâm đến. Mọi người cùng cập nhật những thông tin liên quan dưới đây.

Cefalotin có tác dụng gì?

Cefalotin được biết đến là thuốc kháng sinh được chỉ định để điều trị cũng như ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác nhau. Loại thuốc này được biết đến như một loại kháng sinh Cephalosporin và được hoạt động bằng cách ngăn không cho những vi khuẩn phát triển.

Cefalotin - Liều dùng & Tác dụng phụ của thuốc 1
Cefalotin có tác dụng gì?

Trước khi dùng thuốc Cefalotin để điều trị bệnh lý mọi người cần phải cân nhắc kỹ lưỡng về liều dùng cũng như cách dùng thuốc sao cho an toàn. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc, ngừng sử dụng thuốc khi chưa được các bác sĩ chỉ định cụ thể.

Hướng dẫn về cách dùng thuốc Cefalotin an toàn

Thuốc Cefalotin được các bác sĩ chỉ định tiêm vào tĩnh mạch/ tiêm bắp theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ. Liều lượng thuốc dùng được dựa trên tình trạng bệnh lý cũng như về khả năng điều trị của mỗi bệnh nhân.

Trường hợp các bạn tự dùng thuốc Cefalotin tại nhà hãy nghiên cứu thật kỹ lưỡng về các hướng dẫn về cách thức chuẩn bị và sử dụng thuốc từ bác sĩ. Bên cạnh đó, trước khi dùng thuốc Cefalotin, mọi người cần phải kiểm tra thuốc bằng mắt thường để nhằm tránh trường hợp thuốc bị đóng cặn/ biến đổi về màu sắc. Nếu như phát hiện ra tình trạng này khi đó mọi người hãy ngưng sử dụng thuốc. Theo đó, hãy tìm cách để có thể loại bỏ được những tạp chất ra ngoài và tham khảo thêm cách xử lý thuốc an toàn.

Thuốc được hoạt động hiệu quả khi được dùng liều lượng thuốc  duy trì ở mức độ ổn định. Bởi vậy, tốt nhất mọi người hãy dùng thuốc vào những khoảng thời gian phù hợp và cân đối.

Lưu ý: Mọi người hãy dùng thuốc cho đến khi hết liều lượng thuốc các bác sĩ chỉ định. Không được tự ý chấm dứt quá trình điều trị khi thấy những dấu hiệu bệnh biến mất sau ít ngày điều trị. Việc ngừng thuốc dùng quá sớm sẽ dẫn đến tình trạng tái phát bệnh nhiễm trùng. Hãy báo cáo rõ cho các bác sĩ được biết nếu tình trạng bệnh ở mức độ nặng hay không thuyên giảm sau thời gian điều trị.

Hướng dẫn về cách dùng thuốc Cefalotin

Liều lượng thuốc dùng dành cho mỗi bệnh nhân là không giống nhau. Tùy thuốc vào tình trạng bệnh lý của mỗi người các bác sĩ sẽ chỉ định được liều dùng thuốc tương ứng.

Liều dùng thuốc Cefalotin cho người lớn

Những bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng mắc phải: khi đó các bác sĩ sẽ chỉ định liều 0.5 -1g và cách 4 - 6h dùng một lành. Phương pháp điều trị chính là tiêm tĩnh mạch chậm trong vòng 3 - 5 phút bằng phương pháp tiêm liên tục/ gián đoạn.

Những trường hợp bị nhiễm trùng nặng, liều thuốc dùng sẽ lên đến khoảng 12g/ ngày.

Hướng dẫn về liều dùng thuốc Cefalotin dành cho trẻ em

Tính đến thời điểm hiện tại thuốc Cefalotin vẫn chưa được nghiên cứu và đưa ra quyết định điều trị đối với trẻ em. Vì vậy hãy tham khảo thật kỹ về liều dùng cũng như cách dùng thuốc trước khi có mong muốn điều trị đối với trẻ.

Thống kê hiện tại cho thấy thuốc Cefalotin gồm những dạng: bột pha thuốc tiêm 1g; 2g.

Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Cefalotin

Trong thời gian dùng thuốc sẽ có khả năng xuất hiện những triệu chứng như bị mẫn đỏ, sưng phù/ đau nhức tại vùng tiêm thuốc. Khi gặp những dấu hiệu nặng hơn các bạn hãy thông báo với các bác sĩ để được thăm khám sức khỏe cụ thể.

Cefalotin - Liều dùng & Tác dụng phụ của thuốc 2
Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Cefalotin

Hãy quay trở lại gặp bác sĩ nhanh chóng khi trong thời gian dùng thuốc gặp phải những tác dụng phụ như: dấu hiệu bệnh nhiễm trùng mới như: nổi sốt; đau họng kéo dài. Những tác dụng phụ đi kèm đó là cơ thể dễ bị bầm tím, nhịp tim đập nhanh hơn, cơ thể mệt mỏi và có thể bị co giật.

Cefalotin có khả năng gây nên những tác dụng phụ nghiêm trọng đối với đường ruột do một số loại vi khuẩn có sức đề kháng gây nên. Tình trạng này có thể xuất hiện trong thời gian điều trị/ hàng tuần hay những tháng trở về sau. Thông báo ngay lập tức với các bác sĩ nếu dùng thuốc bị tiêu chảy trong vài ngày, đau dạ dày/ đau bụng, phân có máu/ dịch nhầy.

Quá trình sử dụng thuốc Cefalotin trong thời gian kéo dài có thể gây nên tình trạng bị tưa miệng/ chứng nhiễm trùng nấm men ở âm đạo. Hãy quay lại gặp bác sĩ nếu những vết đốm trắng ở miệng xuất hiện, dịch âm đạo tiết hay những triệu chứng khác đi kèm.

Những tác dụng phụ trong thời gian dùng thuốc Cefalotin hiếm gặp gồm có: cơ thể bị ngứa; bị dị ứng; nổi phát ban; bị sưng phù; choáng váng nặng và đường hô hấp có vấn đề.

Không phải đối tượng nào trong thời gian dùng thuốc cũng gặp phải những tác dụng phụ trên. Tốt nhất khi dùng thuốc có những dấu hiệu bất thường mọi người hãy quay lại gặp bác sĩ để được hỗ trợ thăm khám.

Những thông tin trên về thuốc Cefalotin chỉ mang tính tham khảo và không thay thế những lời khuyên của các bác sĩ. Hãy dùng thuốc theo đúng chỉ định về liều lượng và cách dùng.

Cao đẳng Y Dược TPHCM tổng hợp!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990