Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cây thảo quyết minh có tác dụng gì? Một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Cập nhật: 30/11/2020 14:55 | Người đăng: Lường Toán

Thảo quyết minh có tác dụng chính để điều trị táo bón, an thần, và đau mắt… Tuy nhiên tùy từng mục đích điều trị thì các bác sĩ sẽ chỉ định cách sử dụng cây Thảo quyết minh với liều lượng khác nhau. Người bệnh cần phải nắm được những thông tin về loại cây này để biết cách sử dụng.

Cây Thảo quyết minh là gì?

Thảo quyết minh gọi chung các hạt già đã được phơi hoặc sấy khô của cây Thảo quyết minh. Cây này thuộc họ Đậu, còn được gọi với cái tên khác là Quyết minh, đậu ma và Muồng… Cây Thảo quyết minh thường mọc hoang khắp nơi ở nước ta, thuộc dạng thân thảo. Chúng mọc thành các bụi nhỏ với chiều cao khoảng 30 –  90cm hoặc hơn. 

Cây thảo quyết minh khá quen thuộc trong đời sống hàng ngày

Cây Thảo quyết minh có lá mọc so le với hình bầu dục. Còn quả của cây này có hình trụ dài, và chứa hạt bên trong.

Hạt cây thảo quyết minh có hình trụ, đôi khi là hình tháp, hai đầu vát chéo, cới chiều dài 3 – 6 mm và chiều rộng khoảng 1 – 2,5 mm. Mặt ngoài quả Thảo quyết minh thường có màu nâu lục bóng. Hai bên quả có nổi lên 2 đường gờ, và vỏ hạt thường rách theo hai đường giờ này nếu như bạn ngâm vào nước. Đồng thời các loại hạt cứng, với màu vàng nhạt cắt ngang, thường không mùi và có vị hơi đắng.

Phân bố, thu hái, chế biến

Hiện nay ở Việt Nam đang trồng và phát triển rất nhiều cây thảo quyết minh. Mỗi năm thì bạn có thể thu hoạch được tấn hạt khô tại vùng đồi núi thấp và trung du mới có thể thỏa mãn nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.

Thường trong khoảng thời gian từ tháng 9 – 11, người ta sẽ hái về quả chín say đó được phơi khô, đập lấy hạt, đồng thời sẽ được phơi khô. Tiếp theo bạn hãy cần phải sao nhỏ lửa cho đến khi thảo quyết minh thường có mùi thơm. Do vậy tùy thuộc vào mục đích điều trị, thì bạn có thể sao vàng hoặc sao cháy thảo dược này tốt cho cơ thể.

Thành phần hóa học của cây thảo quyết minh

Trong cây thảo quyết minh có chứa hoạt chất chính là Anthranoid và các chất béo. Trong đó thì các chất Anthranoid trong cây Thảo quyết minh thường mang lại tác dụng nhuận tràng rất tốt cho cơ thể.

Không chỉ vậy thì cây thảo quyết minh còn chứa nhiều chất Rubrofusarin tác dụng độc ở mức độ nào đó đối với những tế bào ung thư Leukemia thể Lympho P.388 đồng thời chúng còn có thể làm giảm hoạt động thần kinh trung ương với một số các chất béo, chất nhầy, chất protit và sắc tố.

Tác dụng thuốc thảo quyết minh theo Y học cổ truyền

Thảo quyết minh tươi thường có vị hơi đắng và có vị nhạt, tính mát và hơi đắng. 

Công dụng của thảo quyết minh: Trị đau mắt đỏ, chứng mất ngủ, mắt mờ, chảy nhiều nước mắt, điều trị nấm ngoài da, táo bón, hắc lào.

Công dụng Thảo quyết minh theo Y học hiện đại

Thảo quyết minh có tác dụng nhuận tràng

Hạt cây thảo quyết minh được làm thuốc

Thảo quyết minh chứa các chất Anthranoid, do vậy chúng có tác dụng làm gia tăng sự co bóp của ruột đối với hệ tiêu hóa. Do vậy chúng có thể được tăng cường, và giúp đại tiện dễ dàng mà không đau bụng, điều trị táo bón.

Thảo quyết minh có tác dụng an thần

Khi sử dụng loại cây này theo đường uống, chúng sẽ có tác dụng an thần, với biểu hiện trên điện não đồ là những làn sóng chậm, nhanh đồng thời có thể làm giảm hoạt hóa với những tế bào thần kinh của thể lưới và vỏ não.

Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm

Theo dược sĩ Cao đẳng Y Dược TP HCM, hạt thảo quyết minh được bào chế dạng chiết cồn, có tác dụng ức chế những loại vi khuẩn bao gồm trực khuẩn bạch cầu, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn đại tràng, phó thương hàn, thương hàn. Còn với dạng bào chế cao nước sẽ có tác dụng ức chế những loại nấm gây bệnh ngoài da.

Thảo quyết mình có tác dụng hạ huyết áp, hạ lipid máu

Một số nghiên cứu cho thấy cây này có vai trò trong việc hạn chế sự hình thành mảng xơ vữa động mạch, giúp làm giảm cholesterol toàn phần và triglycerid, đồng thời có thể giúp làm kiểm soát nồng độ lipid trong máu và hạ huyết áp.

Một số bài thuốc từ cây thảo quyết minh

Điều trị tình trạng huyết áp cao, khó ngủ, ngủ hay mê, hồi hộp

Bạn hãy chuẩn bị một số nguyên liệu bao gồm 20g thảo quyết minh, mạch môn 15g, tâm sen (sao) 6g sau đó sắc nước uống.

Chữa viêm kết mạc cấp tính, chảy nước mắt, mắt đỏ đau, sợ ánh sáng

Thảo quyết minh, dã cúc hoa mỗi thứ 9g; mộc tắc 6g, mạn kinh tử, rồi sắc với nước uống

Bài thuốc chữa nấm da, hắc lào

Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm 20g thảo quyết minh, rượu 40-50ml với 5ml dấm sau đó ngâm trong 10 ngày. Tiếp theo bạn có thể dùng hỗn hợp này để bôi lên các chỗ hắc lào đã rửa sạch.

Một số lưu ý khi dùng thảo quyết minh

  • Điều trị cho người bị tiêu chảy và huyết áp thấp, 
  • Với phụ nữ mang thai không nên sử dụng
  • Không nên dùng thảo quyết minh liên tục kéo dài bởi chúng có thể gây nôn và tiêu chảy.

Những chia sẻ về cây thảo quyết minh trên đây hi vọng sẽ giúp bạn nắm được công dụng, cách dùng và liều dùng hiệu quả. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990