Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Chia sẻ cách sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu an toàn

Cập nhật: 11/01/2022 12:26 | Người đăng: Nguyễn Hằng

SpO2 cho biết về tình trạng oxy trong máu, phương pháp đó khá đơn giản tuy nhiên cần phải cẩn trọng thực hiện bởi có thể xảy ra sai số. Đó là lý do bạn cần nắm được thông tin cách sử dụng máy đo oxy để theo dõi chỉ số nồng độ oxy trong máu, từ đó giúp nắm bắt kịp thời và xử lý nhanh chóng biến cố và tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân.

1. Khái niệm về chỉ số SpO2 là gì?

SpO2 là từ viết tắt Saturation of peripheral oxygen, thể hiện mức bão hòa oxy trong máu. Ngoài mạch, nhịp thở, huyết áp, nhiệt độ thì SpO2 được xem là dấu hiệu sinh tồn thứ 5. Việc đo SpO2 qua da bằng thiết bị máy đo oxy cầm tay, đầu dò được kẹp ở ngón tay, chân hoặc dái tai.

Máy đo nồng độ oxy trong máu phổ biến hiện nay
Máy đo nồng độ oxy trong máu phổ biến hiện nay

Cách sử dụng máy đo nồng độ oxy không đau, không xâm lấn. Máy hoạt động  dựa trên nguyên lý những phép đo xung, khi kẹp máy đo SpO2 vào đầu ngón tay, chân thì sẽ phát ra ánh sáng hồng ngoại từ đầu dò cảm ứng di chuyển qua mô với nhiều mao mạch nhỏ. Hồng cầu trong các mao mạch sẽ hấp thu một phần ánh sáng hồng ngoại. Với lượng ánh sáng chưa bị hấp thu còn lại thì máy đo SpO2 kẹp ngón sẽ tính toán về số lượng hồng cầu chứa oxy, độ bão hòa oxy trong máu mao mạch.

Máy đo oxy SpO2 là một thiết bị nhỏ gọn, được dùng để đo nhịp tim với độ bão hòa oxy trong máu qua đầu da. Đây được xem là một cách khá an toàn và hiệu quả khi dùng để theo dõi sức khỏe, từ đó sớm phát hiện ra tình trạng thiếu hụt oxy trong máu ngay cả khi cơ thể vẫn đang bình thường.

2. Đánh giá mức độ bão hòa oxy qua chỉ số SpO2

Dựa vào chỉ số SpO2 có thể đánh giá được tình trạng ở người lớn dưới đây:

  • SpO2 từ 97 – 99%: Mức độ bão hoà oxy trong máu bình thường.

  • SpO2 từ 94 – 96%: Cho biết mức độ bão hoà oxy trong máu ở mức trung bình. Tùy từng trường hợp bệnh lý mà bệnh nhân được hỗ trợ thở oxy hay không.

  • SpO2 từ 90 – 93%: Mức độ bão hoà oxy trong máu thấp. Đây là dấu hiệu của tình trạng suy hô hấp, nhanh chóng đưa người bệnh thở oxy hỗ trợ đồng thời phối hợp với các bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu và hô hấp.

  • SpO2 < 90%: Mức độ bão hòa oxy này là dấu hiệu cần ca cấp cứu lâm sàng.

  • Trường hợp bệnh nhân được hỗ trợ thở oxy tuy nhiên SpO2 < 95%, thì cần nâng cấp độ thở oxy kết hợp theo dõi.

Nếu như chỉ số SpO2 > 94% ở trẻ sơ sinh được xem là mức độ an toàn. Tuy nhiên, trường hợp dưới 90% thì cần phải báo ngay cho bác sĩ để xử lý và can thiệp kịp thời.

3. Hướng dẫn sử dụng máy SpO2 cầm tay đúng cách

Sử dụng máy đo nồng độ oxy sẽ giúp bạn phát hiện tình trạng giảm oxy trong máu, được dùng cho bệnh lý cấp và mãn tính. Nhất là với những bệnh lý làm giảm oxy trong máu như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản, hội chứng ngưng thở, viêm phổi khi ngủ và nhiễm virus SARS – CoV 2. với người nhiễm virus SARS – CoV 2 thì được đánh giá mức độ nặng tình trạng hô hấp qua chỉ số SpO2.

Cách sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 khá đơn giản bằng cách kẹp máy vào ngón tay. Tuy nhiên trong cách sử dụng có thể để xảy ra sai số, do vậy để biết được cách đo SpO2 đúng đồng thời theo dõi chặt chẽ chỉ số nồng độ oxy trong máu sẽ giúp xử trí kịp thời các biến cố và tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân.

Có nhiều loại máy đo nồng độ oxy trong máu như Microlife. LK87, Pulse …Các loại máy mới ra đời sẽ được tích hợp công nghệ hiện đại, cho bạn biết rõ về nhiều thông tin hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng máy đo nồng độ oxy SpO2 cầm tay sẽ luôn hiển thị 2 thông số cơ bản đó là: nhịp mạch với đơn vị nhịp/phút và chỉ số SpO2 - độ bão hoà oxy trong máu ngoại vi với đơn vị phần trăm.

Hướng dẫn cách sử dụng máy đo nồng độ oxy SpO2 theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Đầu tiên bạn hãy kiểm tra tổng quát về tình trạng máy bao gồm: máy con pin hay không, khi bấm nút bật máy thì màn hình có sáng, phát ra ánh sáng hồng ngoại không, có hiển thị số không. Nếu máy hết pin thì bạn hãy sạc pin hoặc thay pin mới dựa vào cấu tạo của từng loại máy.

Cách sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu
Cách sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu
  • Bước 2: Tiếp theo bạn hãy mở kẹp máy đo ra rồi đặt bất kỳ một ngón tay vào khe kẹp sao cho đầu của ngón tay chạm đến được điểm tận cùng của máy. Thực hiện tương tự khi kẹp vào ngón chân hoặc dái tai.

  • Bước 3: Bấm nút nguồn để khởi động máy. Khi máy đo cần ngồi im thì bạn hãy hạn chế cử động bàn tay, sau đó sẽ hiển thị kết quả đo chỉ sau vài giây

  • Bước 4: Khi đo xong thì bạn chỉ cần rút ngón tay ra khỏi máy thì máy sẽ tự động tắt sau một thời gian ngắn (khoảng vài giây đến 1 phút) hoặc chúng sẽ tự lưu chỉ số đã đo vào máy giúp bạn theo dõi và tùy theo chỉ định của bác sĩ.

4. Hướng dẫn đọc thông số trên máy đo SpO2 cầm tay

4.1 Chỉ số nhịp mạch

  • Hiển thị tại vị trí có hình trái tim hoặc dưới dạng số chỗ ghi chữ PR (pulse rate).

  • Giá trị bình thường: từ 60 – 90 nhịp/ phút (đối với bệnh nhân là người lớn, khi nghỉ ngơi).

  • Đơn vị đo: nhịp/ phút.

  • Phạm vi đo: từ 0 - 254 nhịp/ phút.

4.2 Chỉ số SpO2

  • Hiển thị dưới dạng số phần trăm tại chỗ ghi chữ SpO2.

  • Giá trị bình thường: 98% - 100%.

  • Đơn vị đo: phần trăm (%).

  • Phạm vi đo: từ 0 – 100%.

  • Sai số của thường dao động trong khoảng ± 2%.

5. Các yếu tố có thể ảnh hưởng tới độ chính xác của máy đo chỉ số SpO2 

Không phải máy đo chỉ số SpO2 lúc nào cũng cho ra kết quả chính xác hoàn toàn, mà điều này còn phụ thuộc vào các yếu tố dưới đây:

  • Sai số của thiết bị khi đo.

  • Gặp tình trạng bất thường về nồng độ hemoglobin trong máu.

  • Người bị hạ huyết áp.

  • Bệnh nhân bị hạ thân nhiệt, thiếu máu hoặc giảm tình trạng tưới máu mô. do dùng các thuốc gây tình trạng co thắt mạch máu nghiêm trọng.

  • Người bệnh cử động khi tiến hành đo.

  • Bệnh nhân bị ngộ độc Carbon Monoxide hay các chất methemoglobin.

  • Thay đổi màu sắc của móng tay, chân, móng được dùng để đo.

6. Dấu hiệu bị giảm chỉ số SpO2 phổ biến

Trường hợp bị suy giảm chỉ số SpO2 khiến cho bệnh nhân gặp phải những dấu hiệu dưới đây:

  • Ho.

  • Thở nhanh, khó thở và thở khò khè

  • Suy giảm trí nhớ, hay nhầm lẫn.

  • Thay đổi màu sắc da.

  • Nhịp tim nhanh hoặc chậm hơn bình thường.

 

Tình trạng thiếu oxy trong máu là tình trạng rất nguy hiểm với bệnh nhân làm giảm chỉ số SpO2. Đó là bởi, khi máu bị thiếu oxy thì cũng ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác. Bởi vậy, cần phải theo dõi chặt những dấu hiệu sinh tồn nhất là chỉ số SpO2. Chúng đóng một vai trò quan trọng theo dõi nồng độ oxy trong máu, có phương án xử lý kịp thời khi có biến cố nguy hiểm, tăng cơ hội sống sót cho người bệnh.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990