Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Biến chứng tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào? Và các biện pháp xử lý

Cập nhật: 14/03/2022 08:26 | Người đăng: Lường Toán

Các chuyên gia sức khỏe cho biết: Mẹ bị tiểu đường thai kỳ sinh con sẽ rất dễ bị dị tật bẩm sinh, suy hô hấp và khuyết tật trí tuệ...Những biến chứng thai kỳ thực sự nguy hại đến sức khỏe của mẹ và bé. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây nhé. 

1. Biến chứng tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp Glucose ở nhiều mức độ khác nhau, được phát hiện lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai. Tình trạng này thường không có nhiều biểu hiện dễ đoán, chỉ khi xét nghiệm máu mới phát hiện ra được. Vậy tiểu đường thai kỳ gây ra những biến chứng như thế nào? 

Tiểu đường thai kỳ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi
  • Dị tật bẩm sinh: Với các mẹ bị tiểu đường thì khi sinh con ra sẽ rất dễ khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao. Trong số đó thì nguy cơ dị tật bị bệnh tim, sứt môi, hay bị giảm chi và dị tật cột sống đều có thể xảy ra nếu không được kiểm soát kịp thời.
  • Khuyết tật trí tuệ: Biến chứng khuyết tật rất dễ xảy ra với trẻ sơ sinh, chúng có thể gây ra  tình trạng bị tàn tật suốt đời. Cụ thể theo các chuyên gia, với các mẹ bị mắc tiểu đường thì sẽ làm tăng nguy cơ bị thiểu năng trí tuệ ở con trong 20 năm. Nguy hiểm hơn thì những đứa trẻ còn bị giảm khả năng học tập, chậm chạp và giảm trí thông minh dưới mức trung bình.
  • Hội chứng suy hô hấp: Người mắc bệnh tiểu đường thường có xu hướng gây ra sự rối loạn cơ chế căn bản ở phổi thai nhi. Từ đó có thể sẽ làm chậm quá trình trưởng thành phổi. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ gặp phải tình trạng tăng áp lực phổi, thở nhanh, thậm chí suy hô hấp.
  • Ngạt chu sinh: Ngạt chu sinh là tình trạng thường xảy ra do sự thiếu hụt oxy đến những tế bào thai từ trước, trong hoặc sau khi sinh. Đáng tiếc khi những trẻ bị ngạt chu sinh thường xảy ra với người mẹ bị tiểu đường thai kỳ.
  • Tăng trọng lượng sơ sinh: Với các mẹ bị tiểu đường thì sẽ là nguyên nhân làm tăng trọng lượng của con khi sinh. Tình trạng này sẽ khiến cho trẻ dễ bị mắc bệnh macrosomia hay còn gọi là thai nhi quá lớn. Chúng sẽ gây ra tình trạng sinh khó đồng thời có thể làm tăng nguy cơ tử vong của trẻ.
  • Trẻ có thể bị chậm tăng trưởng và phát triển thần kinh: Với những trẻ sơ sinh bị tiểu đường thai kỳ thì sẽ gặp nhiều vấn đề về tăng trưởng và phát triển thần kinh. Điều này đã được công nhận qua nhiều nghiên cứu, cụ thể thì tình trạng này sẽ khiến cho trẻ có thể bị suy giảm nhận thức, ngôn ngữ hay giác quan cũng với các chức năng thần kinh.
  • Ung thư ác tính: Một số nghiên cứu cho biết với các trẻ khi được sinh ra bởi người mẹ bị tiểu đường thì sẽ có nguy cơ cao bị ung thư vú.
  • Chậm phát triển: Với các mẹ bị tiểu đường sẽ là nguyên nhân khiến cho thai nhi bị chậm phát triển ở thời kỳ đầu mang thai. Một số nghiên cứu cho thấy thì thai nhi trong thời kỳ người mẹ bị tiểu đường thì sẽ có cân nặng trung bình thường nhỏ hơn so với bình thường.
  • Sinh non: Khi bị tiểu đường trong thời kỳ mang thai có thể là nguyên nhân khiến cho trọng lượng của trẻ phát triển quá nhanh. Đây chính là nguy cơ khiến cho trẻ bị sinh non hơn so với những người phụ nữ khoẻ mạnh, không bệnh tật. 

2. Một số lưu ý khi điều trị tiểu đường trong thai kỳ

Sau khi phát hiện ra bị tiểu đường thai kỳ, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên áp dụng 3 phương pháp sau đây: Thay đổi chế độ ăn, luyện tập đúng cách và cuối cùng là thuốc.

2.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Theo thống kê thì có khoảng 70-85% người bị tiểu đường thai kỳ thì có thể được điều chỉnh mức đường huyết trở về bình thường nếu như áp dụng chế độ ăn mà không phải dùng thuốc. Theo đó thì nguyên tắc ăn uống đối với bất kỳ người bị tiểu đường thai kỳ như sau:

2.1.1. Lượng carbohydrate ăn vào:

  • Với BMI trước mang thai từ 18,5 - 24,9kg/m2 là khoảng 11,5 đến 16kg và 35 - 45 % tổng lượng Calo. Nguyên tắc ăn uống được chia làm 3 bữa ăn từ nhỏ - trung bình, và hàng ngày có thể tăng khoảng 2-4 bữa ăn phụ bao gồm cả bữa ăn đêm. Tuy nhiên bạn có thể ưu tiên sử dụng những loại thực phẩm với chỉ số đường huyết thấp <56 hay chỉ số trung bình khoảng 56-69 bao gồm cà chua, cà rốt, xà lách, rau cải, hay nấm và rau ngót... Qua đó sẽ giúp làm giảm protein và lượng chất béo ít ảnh hưởng đến đường máu sau khi ăn, đồng thời còn góp phần làm giảm cảm giác thèm ăn cho thai phụ.
  • Hạn chế đồ ăn ngọt nhiều đường: Một số loại đồ uống có gas, bánh kẹo, kem, nước ngọt, bánh rán, mứt thạch. Đồng thời bạn hãy bổ sung những loại thực phẩm giàu protein tuy nhiên lại ít chất béo bão hòa bao gồm cá, thịt gà, thịt đỏ, thịt heo,.. Và những loại thực phẩm giàu đạm khác bao gồm: đậu phộng và  phô mai,...
  • Những loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột: Bạn nên chọn những loại ngũ cốc nguyên hạt thay vì các loại ngũ cốc đã được tinh chế, đồng thời nên ăn trái cây 1 miếng nhỏ thay vì cả quả. Hạn chế uống nước hoa quả, nếu uống thì hãy pha thêm với nước.

2.1.2. Bổ sung chất dinh dưỡng

Theo dược sĩ Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, không chỉ phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ mà còn bất kỳ ai bị tiểu đường thì tốt nhất hãy tuân thủ về lượng vitamin và muối khoáng thu nạp về cơ thể ít hơn những người không bị. Bên cạnh đó thì bạn cũng cần bổ sung thêm acid folic 5mg/ ngày bắt đầu từ khoảng 3 tháng trước sau khi dừng các biện pháp tránh thai, từ tuần thứ 12. Sau đó có thể giảm liều acid folic xuống còn khoảng 0,4-1mg/ ngày đồng thời hãy tiếp tục đến khi hết cho con bú.

2.1.3. Kiểm soát cân nặng

  • Phụ nữ mang thai bị tiểu đường cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ Nội tiết và các bác sĩ dinh dưỡng.
  • Hạn chế việc tăng cân quá nhiều và quá nhanh.
  • Khuyến cáo chỉ nên tăng 12,5 đến 18kg trong thai kỳ với những phụ nữ có BMI trước mang thai < 18.5kg/m2
  • Tăng khoảng 11,5 đến 16kg với BMI trước mang thai 18,5 - 24,9 kg/m2
  • Tăng 7 đến 11,5kg với BMI trước mang thai từ 25 - 29,9 kg/m2
  • Tăng 5-9kg với người BMI trước sinh >30kg/m2

2.2. Chế độ tập luyện

Bạn có thể tập thể dục thường xuyên, điều đó sẽ giúp cho cơ thể của bạn có thể sử dụng glucose mà không cần phải thêm insulin. Điều đó sẽ giúp cho tình trạng này có thể chống lại tình trạng kháng insulin, là nguyên nhân khiến cho bạn bị mắc tiểu đường thai kỳ đang gặp phải.

Biện pháp kiểm soát lượng đường trong thai kỳ

Hàm lượng Glucose trong máu có xu hướng tăng cao sau khi ăn. Do vậy mà các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể đi bộ nhẹ nhàng trong vòng từ 15 - 20 phút sau khi ăn khoảng 1 tiếng nếu không có chống chỉ định. Bên cạnh đó thì bạn có thể lựa chọn những bài tập nửa trên cơ thể dựa vào tình trạng thai phụ.

Theo đó thì với chương trình tập thể dục ở nhiều phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì đều phải theo sự chỉ định của các bác sĩ Nội tiết và bác sĩ Sản khoa.

2.4. Dùng thuốc

Với trường hợp thai phụ mặc dù đã áp dụng chế độ ăn hợp lý đồng thời kết hợp với bài tập luyện phù hợp đối với những phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ mà chưa được kiểm soát tốt lượng đường huyết của mình thì tốt nhất bạn hãy liên hệ với bác sĩ  khuyên dùng.

Hiện nay ở Việt Nam thì insulin là một loại thuốc duy nhất được phép sử dụng bởi Bộ Y Tế cho phép với những người bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra những loại thuốc viên hiện nay vẫn chưa chưa chứng minh được sự đầy đủ về tính an toàn, hiệu quả khi dùng qua qua nhau thai vào cơ thể thai nhỉ.

Người bệnh sẽ được hướng dẫn thử đường huyết mỗi ngày 4-6 lần vào các thời điểm trước, sau ăn và trước khi đi ngủ để đảm bảo an toàn và tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm như hạ đường huyết,... Đồng thời bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập cũng như liều lượng insulin.

3. Làm thế nào để biết mình có mắc tiểu đường thai kỳ hay không?

Hầu hết mọi phụ nữ mang thai thì nên làm tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ trong giai đoạn tuần 24 - 28 của thai kỳ. Thường những phụ nữ có nguy cơ cao thì có thể được tầm soát tiểu đường sớm hơn so với bình thường.

Tuy nhiên để chẩn đoán tình trạng tiểu đường có xảy ra khi mang thai hay không, thì các bác sĩ sẽ thực hiện biện pháp nghiệm pháp dung nạp glucose theo đường uống. Tuy nhiên thì nghiệm pháp này kết hợp 2 lần xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm lần 1: Đầu tiên bạn hãy uống 1 ly nước đường trong khoảng 5 phút và ngồi nghỉ trong vòng 1 tiếng sau. Khi đó bạn sẽ được lấy máu trên đầu ngón tay để đo lượng đường huyết.

Trường hợp kết quả sàng lọc cho thấy lượng đường huyết vượt 140mg/dL thì bạn sẽ được làm xét nghiệm lần 2 sau khoảng một tuần.

  • Xét nghiệm lần 2: Trước tiên bác sĩ cũng cho bạn dùng 1 ly nước đường. Sau khoảng 1 tiếng và 2 tiếng thì bác sĩ sẽ đo đường huyết ở 2 thời điểm trên. Trường hợp trong 2 kết quả sau khi uống đều cao hơn bình thường thì điều đó có nghĩa bạn bị mắc tiểu đường thai kỳ.

Những thông tin tổng hợp về biến chứng tiểu đường thai kỳ trên đây hi vọng giúp bạn cập nhật kiến thức hữu ích. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin khác nhé. Chúc bạn thành công!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990