Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tại sao ăn lá lốt lại mất sữa? Ăn lá lốt bị mất sữa phải làm sao?

Cập nhật: 03/11/2023 17:20 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Ăn lá lốt có mất sữa không? Tại sao ăn lá lốt lại bị mất sữa? Nếu lỡ ăn lá lốt bị mất sữa thì phải làm sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Hành trình làm mẹ gồm những yêu cầu khắt khe trong việc chăm sóc con, chế độ ăn uống… để đủ sữa cho con. Điều đó luôn là nỗi trăn trở với các bà mẹ. Nhưng có nhiều bà mẹ cũng chưa đâu là loại cần ăn, đâu là loại không cần ăn. Lá lốt cũng không ngoại lệ.

1. Giá trị dinh dưỡng trong lá lốt

Cây lá lốt thuộc họ Hồ tiêu, dạng thân thảo sống lâu năm. Khi còn nhỏ, cây mọc thẳng với chiều cao khoảng 30 - 40cm và chúng thường bò trên mặt đất khi lớn lên. Lá lốt thường được dùng làm gia vị cho các món ăn, đồng thời có tác dụng kháng khuẩn khá tốt.

Một số nghiên cứu cho thấy, trong cây lá lốt có chứa tinh dầu và ancaloit, bên cạnh đó còn chứa Vitamin C, protein, Gluxit, photpho, sắt, caroten, canxi.

Lá lốt cần tránh dùng cho sản phụ sau sinh
Lá lốt cần tránh dùng cho sản phụ sau sinh

Trong Y học cổ truyền, lá lốt có vị cay nồng, tính ấm với công dụng chống hàn như lạnh bụng, làm giảm đau, giảm tê chân tay, đầy hơi, nôn mửa, khó tiêu hay đau đầu do cảm lạnh. Bên cạnh đó, lá lốt còn tốt cho người bị tê thấp, mồ hôi trộm hoặc dùng để ngâm tay chân giúp làm giảm triệu chứng.

Với những dưỡng chất tốt thì lá lốt rất thông dụng trong những món ăn của người Việt như: chả cuốn lá lốt, ếch chiên lá lốt, lẩu ếch với lá lốt, chuối om đậu với lá lốt…

Tuy nhiên thì không phải ai ăn lá lốt cũng tốt cho sức khỏe, nhất là phụ nữ mang thai.

2. Ăn lá lốt có bị mất sữa không?

Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại, mẹ bầu ăn lá lốt sẽ giảm lượng sữa cho con bú. Đây là một trong những nguyên nhân gây mất sữa nếu mẹ ăn quá nhiều và thường xuyên.

Vậy tại sao ăn lá lốt lại mất sữa? Thực hư về vấn đề này như thế nào?

Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Hà (Nguyên Phó Khoa đẻ Bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho biết: Hiện nay, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh được việc ăn lá lốt bị khiến lượng sữa mẹ suy giảm, huống hồ là bị mất sữa.

Do đó, việc mất sữa ở các mẹ bầu còn phụ thuộc do nhiều yếu tố khác nữa, như do cơ địa, chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi,... Vì vậy, các mẹ bầu trong giai đoạn này cần phải cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để có sức khỏe tốt và đủ lượng sữa cho con bú.

3. Nếu lỡ ăn lá lốt bị mất sữa thì phải làm sao?

Nếu các mẹ bầu ăn lá lốt mà thấy lượng sữa ít đi, bị giảm đi hoặc mất sữa, thì nên ngừng ăn 1 thời gian để xem tình trạng mất sữa còn xảy ra không. Hoặc cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để được tư vấn.

Giảng viên tại trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ một số lưu ý dành cho bà mẹ sau sinh khi ăn lá lốt và một số mẹo trong ăn uống sau sinh:
  • Không nên ăn lá lốt quá nhiều, chỉ nên ăn với lượng vừa phải.
  • Mẹ đang không cho con bú thì có thể ăn lá lốt được nhưng đang trong quá trình cho con bú thì tốt nhất nên đợi sau khi cai sữa.
  • Không nên ăn lá lốt sống, nên ăn chín đẻ giúp hệ tiêu hóa của mẹ tốt hơn.
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia,...
  • Nên ăn lá lốt kết hợp với các thực phẩm khác để đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
  • Không ăn thức ăn nhanh, thực phẩm có tính hàn.
  • Tránh ăn các thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối,...
  • Bổ sung rau xanh, hoa quả trong thực đơn hàng ngày để đầy đủ các chất dinh dưỡng.

 

Có nhiều loại thực phẩm gây mất sữa ở sản phụ
Có nhiều loại thực phẩm gây mất sữa ở sản phụ

4. Một số thực phẩm gây mất sữa nên tránh

Ngoài việc ăn lá lốt mất sữa thì còn có nhiều loại thực phẩm khác ảnh hưởng đến lượng sữa cho con. Bởi vậy, sức khỏe sau sinh với sản phụ là điều cực kỳ quan trọng đòi hỏi phải có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Phải đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn thực đơn để bồi bổ sức khỏe cũng như giúp bổ sung lượng sữa đủ cho con là điều rất cần thiết cho mẹ sau sinh.

4.1. Rau Mùi Tây:

Ảnh hưởng lớn đến nguồn sữa của mẹ. Với những mẹ sau sinh mà ăn rau mùi tây thì sẽ làm giảm sữa, mất sữa và có mùi lạ ở sữa. Do vậy, hãy thật cân nhắc nếu dùng những loại thực phẩm này trong thực đơn ăn uống hàng ngày.

4.2. Măng tây:

Thực phẩm này cần phải kiêng trong thời kỳ ở cữ bởi măng tây có chứa những thành phần độc tố HCN rất lớn. Loại độc tố này dễ tan trong nước và dễ bay hơi khi đun sôi. Bên cạnh đó, măng tây còn được xem nguyên nhân mất sữa ở mẹ rất lớn.

4.3. Bạc Hà:

Nhiều nghiên cứu cho phụ nữ sau sinh khi ăn kẹo bạc hà mỗi ngày sẽ làm giảm rõ rệt lượng sữa trong cơ thể. Bên cạnh đó, khi ăn vào thì sẽ ảnh hưởng đến mùi sữa khi cho con bú. 

4.4 Bắp Cải:

Một phương pháp dân gian nhưng rất hiệu quả đó là đắp bắp cải lên ngực giúp trị tắc tia sữa, giảm đau tức và thông sữa cho mẹ sau sinh. Tuy nhiên, việc ăn bắp cải lại là nguyên nhân gây tắc và mất sữa, cũng như làm giảm lượng sữa cho con bú. Dù chưa có dẫn chứng khoa học này cụ thể về sự ảnh hưởng này tuy nhiên tránh việc lạm dụng thực phẩm, cần ăn đúng và đủ liều lượng tốt nhất.

 

Sau sinh thì mẹ bầu cần phải kiêng cữ nhiều thứ, kể cả những món ăn được coi là bổ dưỡng hàng ngày cũng trở thành “sát thủ” lấy đi nguồn sữa mẹ. Bởi vậy, chế độ ăn uống cần đặc biệt chú ý để đảm bảo sức khỏe tốt nhất nhé.

Bài viết trên đây của Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch nhằm giải đáp câu hỏi “ăn lá lốt có mất sữa không” giúp bạn nắm được những thông tin liên quan về các loại thực phẩm cần hạn chế kiêng cữ. Điều này mang đến hành trang tốt nhất cho những ai lần đầu làm mẹ để có sức khỏe tốt nuôi con khỏe mạnh.

Xin lưu ý: Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn cần được bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên Y tế tư vấn cụ thể.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990