Đơn vị đo khối lượng xuất hiện khá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như tấn, tạ, yến, kilogam... Để giúp các bạn nắm chắc kiến thức tốt nhất, Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp bảng đơn vị đo khối lượng ở dưới đây nhé.
1. Khái niệm đơn vị đo khối lượng là gì?
Đơn vị là một đại lượng dùng để đo trong lĩnh vực hóa học, vật lý, toán học và trong cuộc sống hàng ngày.
Ví dụ: Độ dài có đơn vị đo là centimet (cm), kilomet ( km). Chẳng hạn, một cái bàn có chiều dài là 1,5 mét, với chiều rộng là 1 mét. Một đoạn đường dài khoảng 1,5km.
Khối lượng là tổng lượng chất chứa trong vật đó mà bạn cân lên được, nói một cách dễ hiểu thì để đó được khối lượng thì bạn phải dùng cân.
Ví dụ: Khối lượng một con lợn là cân của con lợn.
Đơn vị đo khối lượng là đơn vị dùng cân 1 đồ vật, sự vật cụ thể.
Ví dụ: Một em bé có cân nặng là 18kg, có đơn vị đo khối lượng là kg.
2. Bảng đơn vị đo khối lượng
Bảng đổi đơn vị đo khối lượng được thiết lập theo từ lớn xuống bé và từ trái qua phải. Đặc biệt, nếu như bạn lấy đơn vị đo khối lượng kg làm trung tâm để duy đổi những đơn vị khác hoặc ngược lại.
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG | ||||||
Lớn hơn Ki-lô-gam | Ki-lô-gam | Bé hơn Ki-lô-gam | ||||
Tấn | Tạ | Yến | kg | hg | dag | g |
1 tấn | 1 tạ | 1 yến | 1kg | 1hg | 1dag | 1g |
= 10 tạ | = 10 yến | = 10 kg | =10hg | =10dag | =10g | |
1000kg | 100kg | 10kg | =100g | =100g | =10g |
Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp 10 lần đơn vị bé liền kề nó.
Đơn vị khối lượng cụ thể như sau:
- Đơn vị đo khối lượng Tấn – viết là “tấn” là khối lượng.
- Đơn vị đo khối lượng Tạ – viết là “tạ” là khối lượng.
- Đơn vị đo khối lượng Yến – viết là “yến” là khối lượng.
- Đơn vị đo khối lượng Ki-lô-gam – viết là “kg” là khối lượng.
- Đơn vị đo khối lượng Hec-tô-gam – viết là “hg” là khối lượng.
- Đơn vị đo khối lượng Đề-ca-gam – viết là “dag” là khối lượng.
- Đơn vị đo khối lượng Gam – viết là “g” là khối lượng.
Nếu bạn muốn đo khối lượng các vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn ki-lô-gam, thì bạn sẽ dùng các đơn vị là: tấn, tạ, yến.
Còn để đo khối lượng các vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn gam, thì họ thường dùng những đơn vị: đề-ca-gam, héc-tô-gam.
Tìm hiểu thêm Bảng đơn vị đo độ dài là gì? Hướng dẫn cách quy đổi đơn vị dễ dàng
3. Cách đổi giữa các đơn vị khối lượng với nhau
Mỗi đơn vị trước gấp 10 lần đơn vị liền sau, do vậy khi đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé liền kề thì bạn hãy nhân với 10:
Ví dụ: 1 kg = 10 hg = 100 dag = 1000g.
Nếu bạn muốn đổi từ đơn vị bé hơn đơn vị liền kề, sau đó chia số đó cho 10.
Ví dụ: 10 dag = 1hg.
Để đổi 3 ki-lô-gam (kg) ra gam (g) thì bạn hãy thực hiện như sau:
3 x 1000 = 3000 g.
4. Các dạng bài toán để tính đơn vị đo khối lượng
Dạng 1: Đổi các đơn vị trong bảng đơn vị đo khối lượng
Phương pháp giải:
Để giải bài tập này không quá khó khăn. Trước tiên, bạn cần phải nắm được thứ tự đơn vị trong bảng và thực hiện cách quy đổi được giới thiệu trong bài dưới đây.
1,5 tấn = …. kg 100 tạ = … g 40 tạ = …. kg
36 kg = … dag 7 tạ 35 kg = … kg 46 tấn 5 kg = … kg
Dạng 2: Thực hiện phép so sánh
Phương pháp giải:
- Để so sánh các đơn vị đo giống nhau, thì bạn hãy thực hiện tương tự như so sánh hai số tự nhiên.
- Với những đơn vị đo khác nhau mà để so sánh được thì trước tiên bạn hãy đổi về cùng một đơn vị đo và thực hiện phép so sánh bình thường.
a, 60 g … 60 dag
b, 6 kg … 2000 g
c, 4 tấn 7 tạ 1 yến … 4570 kg
d, 623 kg 321 dag … 6 tạ 31 kg
Dạng 3: Các phép tính với đơn vị đo khối lượng
Phương pháp giải:
- Để thực hiện được phép tính cộng, trừ các khối lượng kèm theo những đơn vị đo giống nhau, bạn hãy thực hiện tương tự như những phép tính với số tự nhiên, tiếp theo hãy thêm đơn vị đo khối lượng vào kết quả.
- Để thực hiện phép tính kèm theo đơn vị đo khác nhau, bạn hãy quy đổi về cùng đơn vị đo và thực hiện phép tính bình thường.
Ví dụ : 13 tạ + 26kg = ?
Đổi: 13 tạ = 1300kg
1300 kg + 26kg = 1326kg
Dạng 4: bài toán có lời văn
Phương pháp giải:
- Với bài tập cho cùng đơn vị đo thì bạn không phải đổi
- Trường hợp bài tập cho khác đơn vị thì bạn hãy thực hiện đổi về cùng một đơn vị tiếp theo thực hiện được các bước giải bài toán
- Với những dữ kiện bài toán cho cùng đơn vị mà yêu cầu tìm đơn vị khác thì học sinh hãy giải bài toán rồi cuối cùng đưa ra đơn vị bài toán hỏi để đáp số.
Ví dụ 1: Nhà bà Mai có nuôi 1 con lợn khoảng 97kg, và một đàn lợn con gồm 3 con, mỗi con khoảng 650gram. Hỏi số cân nặng của đàn lợn gồm 1 lợn to và 3 lợn con bao nhiều ki-lô-gam?
Giải: Đổi: 650g = 6,5kg
3 con lợn con có số kg là 6.5kg x 3= 19,5kg
Tổng số cân nặng của đàn lợn cần tìm là: 97 + 19,5 = 116,5kg
Đáp số: 116.5 kg
Bài viết trên đây giúp bạn tìm hiểu về bảng đơn vị đo khối lượng và cách học thuộc dễ dàng. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo cập nhật kiến thức liên quan nhé. Chúc bạn thành công!