Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bảng đơn vị đo độ dài là gì? Hướng dẫn cách quy đổi dễ dàng

Cập nhật: 10/07/2024 15:59 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Đơn vị đo độ dài là kiến thức cơ bản với các bạn học sinh tiểu học. Để giúp các bạn ghi nhớ chính xác và nhanh hơn thì hãy cùng tìm hiểu về bằng đơn vị đo độ dài giúp các em tránh nhầm lẫn bởi những ký hiệu khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.

1. Khái niệm đơn vị đo độ dài là gì?

  • Đơn vị là một đại lượng dùng để đo, tính toán dùng trong nhiều lĩnh vực về toán học, vật lí, hóa học với nhiều lĩnh vực khác trong đời sống.
Bảng đơn vị đo độ dài
Bảng đơn vị đo độ dài
  • Độ dài là khoảng cách giữa hai điểm, tính từ điểm này sang điểm khác.
  • Đơn vị đo độ dài: là đại lượng đo khoảng cách giữa hai điểm, qua đó để so sánh về độ dài của các điểm khác nhau.

Đơn vị đo độ dài là đơn vị chuẩn không thay đổi theo thời gian, được dùng để so sánh về độ lớn mọi chiều dài khác.

2. Bảng đơn vị đo độ dài là gì?

Bảng đơn vị đo độ dài là tổng hợp kiến thức bạn cần ghi nhớ, qua đó dễ dàng áp dụng vào việc giải bài tập đo độ dài hoặc đổi đơn vị độ dài nhanh nhất. Chủ yếu là đơn vị đo độ dài cơ bản hiện nay.

Bảng đơn vị đo độ dài
Lớn hơn mét Mét Nhỏ hơn mét
Km hm dam m dm cm mm
1km 1hm 1dam 1m 1dm 1cm 1mm
=10hm =10dam =10m =10dm =10cm =10mm  

Kiến thức về bảng đơn vị đo độ dài chủ yếu trong chương trình toán lớp 3. Với học sinh lớp 4, 5 là kiến thức bảng đơn vị đo độ dài nâng cao hơn bởi các con đã thuần thục được cách chuyển đổi đơn vị.

Kiến thức về đơn vị đo độ dài trong chương trình toán tiểu học:

Nội dung kiến thức bảng đơn vị đo độ dài được thống kê tại các khối lớp tiểu học để phụ huynh và học sinh tra cứu, hỗ trợ con học tập tốt nhất:

  • Bảng đơn vị đo độ dài lớp 2: Học sinh được làm quen với đơn vị đo độ dài là xen-ti-mét (cm) và  đề-xi-mét (dm), cách đổi 2 đơn vị này trong phạm vi 100.
  • Bảng đơn vị đo độ dài lớp 3: Bảng đơn vị đo độ dài đầy đủ nhất gồm đơn vị: km, hm, dam, m, dm, cm, mm và hướng dẫn về cách đổi các đơn vị.
  • Bảng đơn vị đo độ dài m2 lớp 4: Học sinh sẽ được làm quen với bảng đơn vị đo diện tích gồm 2 đơn vị chủ yếu là: m2(mét vuông) và km2 (ki-lô-mét vuông)
  • Bảng đơn vị đo độ dài lớp 5: Toán lớp 5 là kiến thức nâng cao về bảng đơn vị đo độ dài diện tích được bổ sung thêm 5 đơn vị:  hm2, dam2, dm2, cm2, mm2. Các bài tập đơn vị đo lường thực hiện luyện tập các đổi ngược, xuôi các loại đơn vị đo.

Xem thêm Bảng đơn vị đo khối lượng và cách quy đổi chi tiết, dễ nhớ

3. Cách đọc đơn vị đo độ dài

Theo ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, bảng đơn vị đo độ dài gồm kiến thức rộng, do vậy cần phải có kinh nghiệm học và ghi nhớ dễ dàng nhất. Bởi kiến thức này rất dễ nhầm lẫn khi bạn đổi từ đơn vị này sang đơn vị khác. Dưới đây là mẹo học đơn vị đo độ dài nhanh chóng, đơn giản và dễ hiểu nhất.

Các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé được sắp xếp như sau:

  • Đơn vị đo độ dài lớn nhất là: Ki-lô-mét (km).
  • Đơn vị liền sau Ki-lô-mét (km) là Héc-tô-mét (hm).
  • Đơn vị liền sau Héc-tô-mét (hm) là Đề-ca-mét (dam)
  • Đơn vị liền sau Đề-ca-mét (dam) là Mét (m).
  • Đơn vị liền sau Mét (m) là Đề-xi-mét (dm).
  • Đơn vị liền sau Đề-xi-mét (dm) là xen-ti-mét (cm)
  • Đơn vị đo độ dài bé nhất là: Xen-ti-mét (cm) là Mi-li-mét (mm)

Ta được thứ tự các đơn vị như sau: km > hm > dam > m > dm > cm > mm

4. Phương pháp học thuộc bảng đơn vị đo độ dài nhanh nhất

Để ghi nhớ bảng các đơn vị đo độ dài nhanh và dễ nhất, các bậc phụ huynh và học sinh hãy dùng phương pháp dưới đây:

  • Phương pháp 1: Với bảng đơn vị đo độ dài ở trên thì khi cho trẻ học bạn chỉ cần phổ nhạc cho chúng. Nếu có giai điệu sẽ giúp khả năng ghi nhớ của các con tăng nhanh gấp 20 lần so với phương pháp học chay, học vẹt.
  • Phương pháp 2: Việc ghi nhớ kiến thức qua các trò chơi sẽ giúp cho họ hoàn thành nhanh chóng hơn. Qua phương pháp tìm đáp án đúng, các bậc phụ huynh sẽ viết 3 cặp đơn vị đo độ dài theo thứ tự đúng và sai. Theo đó thì các bạn học sinh sẽ tìm ra được phương án chính xác đồng thời sửa lại ví dụ sai cho đúng. Qua trò chơi này thì các bạn học sinh sẽ cảm giác được mình đang chơi, mang lại hiệu quả, hứng thú hơn trong việc học, tăng cường ghi nhớ và tránh bị căng thẳng.
  • Phương pháp 3: Trong các buổi sinh hoạt thường ngày, phụ huynh có thể hỏi bé về độ dài của đồ vật trong gia đình đồng thời hướng các con chuyển đổi độ dài đó sang các đơn vị đo lường đã được học. Phương pháo này có tác dụng tăng sự hứng thú cho con khi học thuộc bảng đơn vị đo độ dài.

5. Mẹo đổi các đơn vị đo độ dài trong tích tắc

Qua bảng quy đổi đơn vị đo độ dài ở trên, có thể thấy: mỗi đơn vị liền kề nhau sau gấp 10 lần nhau. Mỗi đơn vị có độ dài bằng 1/10 đơn vị liền trước.

Dạng bài tập ôn tập cách quy đổi độ dài
Dạng bài tập ôn tập cách quy đổi độ dài

Do vậy, để đổi đơn vị thì bạn hãy áp dụng 2 nguyên tắc dưới đây:

Nguyên tắc 1: Nếu như đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé hơn liền kề, thì nhân số đó với 10.

Ví dụ:

  • 1 m = 10 dm
  • 1 m = 100 cm

Ta có: 1 m = 10 dm = 100 cm

Hay ví dụ: 1 km = 10 hm = 100 dam

5. Các dạng bài toán đổi đơn vị đo độ dài

5.1. Dạng 1: Đổi đơn vị đo độ dài

Phương pháp giải: Ở dạng này, học sinh chỉ cần học thuộc bảng đơn vị đo độ dài, áp dụng cách quy đổi thành thạo sẽ dẽ dàng làm được thôi.

Ví dụ: Điền số vào chỗ trống

  1. 1000 m = ? km
  2. 100 dm = ? m
  3. 100 cm = ? m
  4. 100 m = ? hm

5.2. Dạng 2: So sánh các đơn vị đo

Ví dụ: Điền các dấu “>” “<” hoặc “=” vào chỗ thích hợp

  1. 4m10cm … 500cm
  2. 3500m … 3.5km
  3. 3dm4cm … 15cm
  4. 500mm … 5cm
  5. 100m … 10dam
  6. 31dam5m …35hm

Phương pháp giải: Các bạn học sinh trước tiên cần phải học thuộc bảng đơn vị đo độ dài, nắm được cách quy đổi đơn vị khác nhau ra cùng một đơn vị đo để so sánh.

5.3. Dạng 3: Bài toán thực hiện phép tính

Ví dụ: Thực hiện các phép tính sau:

  • 2m x 4m = 8m
  • 130cm x 2dm=13dm x 2dm=26 dm

Hướng dẫn: Để giải được bài toán này thì học sinh phải học thuộc thứ tự bảng đơn vị đo độ dài, nắm được cách quy đổi để đổi đơn vị không giống nhau ra cùng đơn vị tiếp theo hãy thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.

Bài viết trên đây giúp bạn nắm được bảng đơn vị đo độ dài để biết cách áp dụng giải bài tập. Những kiến thức về toán học tiếp tục được cập nhật trong chuyên mục tiếp theo để các bạn nắm được. Chúc bạn thành công!

Thông tin hữu ích khác
cao-dang-y-khoa-pham-ngoc-thach-co-tot-khong Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch có tốt không? Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch có tốt không? Là Trường công hay tư? Bài viết này là review về trường cho các bạn tìm hiểu khi có ý định... nen-hoc-dieu-duong-hay-ho-sinh Nên học Điều dưỡng hay Hộ sinh để phát triển sự nghiệp? Điều dưỡng và hộ sinh đều thực hiện công tác chăm sóc người bệnh. Nhiều người băn khoăn “nên học Điều dưỡng hay Hộ sinh” để có triển vọng nghề... so-sanh-nganh-duoc-va-dieu-duong-khac-nhau-nhu-the-nao Nên học Dược hay Điều dưỡng? Chọn ngành nào tốt hơn? Nên học Dược hay Điều dưỡng? Chọn ngành nào tốt hơn khi hai nhóm ngành đều là chăm sóc sức khỏe. Cùng tìm hiểu sự khác nhau của hai ngành... nganh-to-chuc-va-quan-ly-y-te Ngành Tổ chức và Quản lý Y tế là gì? Ra trường làm gì? Trong bối cảnh hiện nay ngành Y tế đang phát triển nhanh chóng tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm. Vậy ngành Tổ chức và Quản lý y tế là gì? Ra... 1-nguyen-vong-bao-nhieu-tien Lệ phí 1 nguyện vọng Đại học nộp bao nhiêu tiền 2024 Các sĩ tử vừa qua tiến hành đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển Đại học, Cao đẳng. Nhiều bạn quan tâm “Một nguyện vọng bao nhiêu tiền? Mức lệ... khoi-a00 Khối A00 gồm những môn nào? Có ngành và trường nào? Khối A00 gồm những môn nào? Các ngành, các trường khối A00 là gì? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp chi tiết dưới đây. Các bạn sinh viên nhanh...
Xem thêm >>



0899 955 990