Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tìm hiểu về bài tập phục hồi chức năng liệt dây thần kinh quay

Cập nhật: 10/01/2023 15:31 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Tình trạng liệt dây thần kinh quay thường gặp với chi trên và cần phải có biện pháp phục hồi chức năng an toàn giúp cho bệnh nhân lấy lại chức năng bị giảm hoặc bị mất. Trong chuyên mục bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng tìm hiểu thông tin cụ thể, chi tiết nhé.

1. Dây thần kinh quay là gì?

Dây thần kinh quay là một nhánh lớn trong đám rối thần kinh cánh tay, xuất phát từ bó sau được tập hợp từ những sợi thần kinh trong rễ C6, C7, C8 và T1. Dây thần kinh này đi từ vùng cánh tay sau, sau khi đi khỏi rãnh thần kinh quay xuống xương cánh tay, xuống khuỷu, chúng sẽ chia thành hai nhánh xuống cẳng tay bao gồm nhánh nông và nhánh sâu hay còn gọi là dây thần kinh gian cốt. Dây thần kinh quay đảm nhiệm chức năng chi phối vận động với các cơ duỗi hoặc ngửa ở cánh tay, cẳng tay và phải chi phối cảm giác cho mặt sau cánh tay, cẳng tay hay nửa ngoài mu tay.

Tìm hiểu về tình trạng dây thần kinh quay như thế nào
Tìm hiểu về tình trạng liệt dây thần kinh quay

Liệt dây thần kinh quay hay còn gọi là tình trạng liệt dây thần kinh với chi trên thường gặp. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó tình trạng bị liệt dây thần kinh quay đoạn từ nách đến khủy thường do:

  • Có thể bị gãy xương cánh tay mới hoặc cũ
  • Đi nạng nách không đúng kỹ thuật thì sẽ tì ép nhiều vào vùng nách
  • Chèn ép do phình mạch và hạch nách
  • Người uống nhiều rượu và gối đầu lên cánh tay thời gian lâu (Hội chứng tối thứ bảy)

Có nhiều nguyên nhân gây tổn thương thần kinh bắt đầu từ khuỷu tay đến cổ tay như sau:

  • Trật đầu trên can xương, xương quay và gãy xương
  • U xơ thần kinh, mỡ, u tế bào Schwann, động tĩnh mạch dị dạng gây đè ép
  • Những người làm nghề thực hiện động tác sấp ngửa cẳng tay liên tục bao gồm người đánh đàn Violin, nhạc trưởng,...

Với người bệnh bị liệt dây thần kinh quay xuất hiện những dấu hiệu “bàn tay rũ cổ cò” do ngửa cẳng tay, nhóm cơ duỗi khuỷu, duỗi cổ tay đồng thời có thể duỗi các ngón bị yếu liệt, hay bị tổn thương vị trí dây thần kinh quay càng cao số cơ bị yếu liệt cũng càng nhiều. Tình trạng bị yếu liệt nếu để lâu ngày thì sẽ xuất hiện tình trạng bị rung thớ, teo cơ phía tay liệt hơn so với bên lành. Tình trạng bị giảm trương lực cơ, bị mất hoặc giảm cảm giác mặt sau cánh tay, cẳng tay hay ở mặt ngoài mu tay. Trường hợp khám phản xạ, người mất hay bị giảm phản xạ gân cơ tam đầu cánh tay hay phản xạ trâm quay. Vị trí tổn thương thần kinh quay càng cao thì vùng mất cảm giác của người bệnh cũng càng rộng hơn.

2. Phục hồi chức năng liệt dây thần kinh quay như thế nào?

2.1. Nguyên tắc chữa liệt dây thần kinh quay

Dựa vào kết quả thăm khám lâm sáng với kết quả kỹ thuật cận lâm sàng bao gồm MRI. X-quang, điện cơ đồ và khảo sát dẫn truyền thần kinh... Các bác sĩ sẽ tiến hành phân loại tổn thương thần kinh quay đối với người bệnh theo  3 mức độ. Dựa vào mức độ tổn thương thì bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị dưới đây:

  • Độ 1: Trường hợp bị ức chế sợi trục thần kinh thì sẽ đình chỉ tạm thời chức năng. Phương hướng điều trị là bảo tồn, giúp cho người bệnh được phục hồi hoàn toàn sau thời gian điều trị.
  • Độ 2: Trường hợp bệnh nhân bị đứt sợi trục thần kinh cùng với bao myelin, tuy nhiên vẫn còn lớp bao ngoài bó thần kinh (lớp perinevre) thì phương pháp điều trị bảo tồn được xem là lựa chọn hàng đầu. Sau thời gian điều trị thì người bệnh sẽ có dấu hiệu hồi phục, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật thăm dò. Từ đó người bệnh có thể hồi phục không hoàn toàn
  • Độ 3: Trường hợp bị đứt rời hẳn bó sợi thần kinh thì khó có thể hồi phục tự nhiên, buộc phải phẫu thuật. Thời gian phục hồi chức năng liệt dây thần kinh quay còn phụ thuộc về khả năng tái phân phối thần kinh và phương pháp phẫu thuật.

2.2. Các kỹ thuật phục hồi chức năng liệt dây thần kinh quay

Sau chấn thương hoặc sau khi bệnh nhân phẫu thuật thì các bác sĩ sẽ tiến hành bất động tay bị tổn thương. Ngoài ra, thời gian bất động tay còn phụ thuộc vào phương pháp phẫu thuật và mức độ tổn thương ở bệnh nhân. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ cân nhắc về việc tập vận động cho người bệnh với tần suất và cường độ tập phù hợp. Trong thời gian này, bệnh nhân có thể mang nẹp hay máng cổ tay từ đó giúp hạn chế nguy cơ xảy ra biến dạng co rút “rũ cổ cò” ở người bệnh.

Bài tập Phục hồi Chức năng liệt dây thần kinh quay an toàn
Bài tập Phục hồi Chức năng liệt dây thần kinh quay an toàn

Trong thời gian phục hồi sẽ xuất hiện tình trạng tái chi phối thần kinh, người bệnh sẽ tập mạnh cơ theo chương trình tăng tiến. Theo đó người bệnh sẽ được hướng dẫn tập cách nhận biết đồ vật khi sờ nhằm giúp tái rèn luyện cảm giác. Người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng bị tăng cảm giác vùng thần kinh quay chi phối. Bởi vậy, cần phải tiếp xúc với những vật được làm từ chất liệu khác nhau từ đó sẽ giúp tránh tăng cảm giác.

Phục hồi chức năng liệt dây thần kinh quay giai đoạn mãn tính thì đạt đỉnh quá trình tái chi phối thần kinh. Còn trường hợp bị nặng không thể hồi phục được chức năng vận động và cảm giác. Người bệnh sẽ chỉ định sử dụng các dụng cụ chỉnh hình từ đó giúp dự phòng nguy cơ co rút cơ đối với người bệnh. Ngoài ra, bạn có thể dùng các dụng cụ trợ giúp với chi trên nhằm hỗ trợ bệnh nhân trong các sinh hoạt hàng ngày.

Biện pháp phục hồi chức năng liệt dây thần kinh quay chỉ định cho bệnh nhân trong từng giai đoạn khác nhau. Bởi vậy người bệnh hãy tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, từ đó sẽ giúp tránh gây tổn thương đối với vùng chi mất cảm giác đồng thời bảo vệ an toàn vùng thương tổn, nhất là sau phẫu thuật nối thần kinh. Để đạt hiệu quả phương pháp phục hồi chức năng liệt dây thần kinh quay thì người bệnh tốt nhất hãy tái khám theo định kỳ nhằm giúp cho bác sĩ đánh giá  mức độ tái chi phối thần kinh. Từ đó, bác sĩ sẽ điều chỉnh phương pháp tập luyện thích hợp qua đó giúp phát hiện kịp thời những tác dụng phụ không mong muốn.

5. Trường CĐ Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tuyển sinh CĐ Kỹ thuật Phục hồi chức năng

Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch được Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội đánh giá cao về chất lượng đào tạo chuyên sâu lĩnh vực Y Dược. Trường không ngừng đổi mới phương pháp dạy và học nhằm giúp sinh viên được tiếp thu và trau dồi đầy đủ kỹ năng, kiến thức chuyên môn tốt nhất.

Xét tuyển CĐ Kỹ thuật phục hồi chức năng với điều kiện đơn giản
Xét tuyển CĐ Kỹ thuật phục hồi chức năng với điều kiện đơn giản

Với sứ mệnh cung ứng nguồn nhân lực ngành Y Dược chất lượng, hiện nay, trường đào tạo 4 chuyên ngành chính là: Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều Dưỡng, Cao đẳng Kỹ Thuật Phục hồi Chức năng và ngành Y sỹ Y học cổ truyền... theo hình thức xét học bạ. Thí sinh chỉ cần đỗ tốt nghiệp THPT là hoàn toàn có thể theo học.

Trong đó, chương trình tuyển sinh Cao đẳng Phục hồi Chức năng được nhà trường chú trọng đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết về số lượng cũng như chất lượng. Điểm mạnh của ngành này nhằm giúp người bệnh hồi phục những chức năng bị giảm, hoặc bị mất như ban đầu và trở lại cuộc sống bình thường thì 

Với chất lượng đào tạo chuyên sâu, chú trọng vào thực hành, sinh viên Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi Chức năng của trường được đánh giá cao về chất lượng chuyên môn với kỹ năng thực hành. Qua đó sẽ phục vụ tốt cho nhu cầu công việc hiện nay.

Trên đây là những bài tập Phục hồi chức năng liệt dây thần kinh quay hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Theo đó, người bệnh cần phải kiên trì thực hiện với thái độ tự giác sẽ giúp tăng cường khả năng vận động tốt nhất. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
hoc-phi-nganh-phuc-hoi-chuc-nang-tphcm-nam-2020-bao-nhieu Học phí ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng TPHCM 2024 Học phí ngành Phục hồi Chức năng TPHCM năm 2024 như thế nào? Có thay đổi so với các năm trước không? Mọi băn khoăn sẽ được giải đáp tại... huong-dan-cac-bai-tap-phuc-hoi-chuc-nang-sau-tai-bien-va-nhung-luu-y Các bài tập phục hồi Chức năng sau tai biến mạch máu não Các bài tập phục hồi Chức năng sau tai biến là biện pháp cần thiết để người bệnh phục hồi bộ phận bị mất chức năng hoạt động. Điều đó giúp cải... muc-luong-nganh-phuc-hoi-chuc-nang-bao-nhieu-co-nen-hoc-nganh-nay-khong Mức lương ngành Phục hồi chức năng mới nhất là bao nhiêu? Mức lương ngành phục hồi chức năng là bao nhiêu? Câu hỏi này nhận được nhiều sự quan tâm của thí sinh đăng ký học ngành này. Cùng tìm hiểu... bac-si-phuc-hoi-chuc-nang Bác sĩ Phục hồi chức năng là gì? Học bao nhiêu năm? Hiện nay Phục hồi chức năng là ngành học được rất nhiều bạn trẻ quan tâm và chọn lựa. Vậy Bác sĩ Phục hồi chức năng là gì? Học ở đâu tốt? Hãy cùng... cac-truong-dao-tao-nganh-phuc-hoi-chuc-nang Các Trường đào tạo ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng uy tín Các trường đào tạo ngành phục hồi chức năng ở đâu chất lượng? Trong những năm gần đây thì ngành Phục hồi chức năng ngày càng được chú trọng và... dieu-kien-xet-tuyen-cao-dang-phuc-hoi-chuc-nang-tphcm-nam-2020-la-gi Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Phục hồi chức năng TPHCM 2024 Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Phục hồi chức năng TPHCM năm 2024 như thế nào có rất nhiều người thắc mắc và quan tâm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu...
Xem thêm >>



0899 955 990