Kỹ năng giao tiếp của dược sĩ với bệnh nhân khi bán hàng là kỹ năng vô cùng quan trọng, vừa giúp người bệnh an tâm điều trị vừa giúp cho công việc của bạn suôn sẻ hơn. Thuốc là sản phẩm có liên quan đến tính mạng và sức khỏe con người, bởi vậy công việc này đòi hỏi phải có những lưu ý đảm bảo an toàn.
1. Nguyên tắc giao tiếp của Dược sĩ với bệnh nhân
Khi giao tiếp với khách hàng tại quầy thuốc, Dược sĩ cần lưu ý những nguyên tắc sau:
- Nên chào hỏi khách hàng bằng nụ cười thân thiện.
- Nhìn thẳng vào ánh mắt của khách hàng khi giao tiếp với ánh mắt nhẹ nhàng để tạo thiện cảm và sự tin tưởng.
- Nên tư vấn nhiệt tình, giữ thái độ và trả lời trung thực với những câu hỏi của bệnh nhân.
- Nên lắng nghe và hiểu được những vấn đề mà bệnh nhân mong muốn. Tư vấn họ đúng loại thuốc phù hợp.
- Đảm bảo đúng và đủ thuốc bán theo kê đơn và theo yêu cầu của người bệnh.
- Nên giải quyết từng khách hàng, tránh gây ra nhầm lẫn khi tiếp đón nhiều người cùng một lúc.
- Đảm bảo nhà thuốc, quầy thuốc luôn sạch sẽ, ngăn nắp và đạt các tiêu chuẩn vệ sinh theo yêu cầu.
- Bình tĩnh xử lý những khiếu nại của khách hàng và giải quyết khúc mắc cho họ. Không nên cáu giận hay bực tức khi họ khiếu nại.
>>> Có thể bạn quan tâm Học Dược sĩ ra làm những công việc gì?
2. Các kỹ năng giao tiếp bán thuốc của Dược sĩ với bệnh nhân
Nắm được tình trạng bệnh và tâm lý khách hàng
Kỹ năng giao tiếp của dược sĩ được thể hiện qua cách bán hàng và sự quan tâm với bệnh nhân. Do vậy khi bán hàng cần chú ý đến những điều dưới đây:
* Trao đổi những câu hỏi về bệnh nhân trước khi tìm hiểu về triệu chứng bất thường:
– Bạn mua thuốc cho bản thân hay cho người khác?
– Hiện tại có đang dùng thuốc khác điều trị hay không? - Để tránh xảy ra tương tác thuốc.
– Hỏi về tiền sử bệnh hoặc mua thuốc điều trị bệnh gì?
Với những thông tin trên sẽ giúp các Dược sĩ nằm được các loại thuốc để chống chỉ định cho người bệnh.
* Hỏi về các triệu chứng bất thường
Bạn có thể gặp phải những biểu hiện bất thường hay rối loạn nào trong cơ thể. Từ đó sẽ giúp xác định bệnh chính xác và có lời khuyên về việc dùng thuốc an toàn.
– Trước đây có dùng thuốc khác mang lại hiệu quả tốt?
Câu hỏi này nhằm giúp Dược sĩ xác định nên bán thuốc nào cho người bệnh. Có thể sử dụng lại loại thuốc mang hiệu quả tốt trước đó.
– Có dùng loại thuốc nào không hiệu quả trước đây?
Bệnh nhân sẽ được chỉ định thay thế bằng các loại thuốc khác hoặc đi thăm khám để xác định đúng nguyên nhân gây bệnh. Từ đó đưa ra loại thuốc điều trị hiệu quả hơn..
Khuyên bệnh nhân đi khám bác sĩ khi cần thiết
Với những triệu chứng của các bệnh đơn giản như cảm cúm, ho, sốt thông thường.... thì bạn có thể mua thuốc để cắt triệu chứng trên. Tuy nhiên, với trường hợp triệu chứng xuất hiện do bệnh khác gây nên thì Dược sĩ cần khuyên bệnh nhân đi khám bác sĩ:
- Người bệnh là trẻ sơ sinh, người cao tuổi hay nhũ nhi.
- Trường hợp bệnh nhân vẫn đang dùng thuốc điều trị bệnh khác bằng thuốc khác mà nghi ngờ có xảy ra tương tác với thuốc sắp kê đơn thì báo cho bác sĩ.
- Người bệnh là phụ nữ đang có thai hay người đang cho con bú mẹ.
- Không chắc chắn về tình trạng bệnh và nên bán thuốc gì.
Đảm bảo đúng, đủ số lượng của thuốc
- Theo dõi và ghi chép mọi hoạt động xuất, nhập thông tin vào sổ sách có liên quan theo quy định.
- Báo cáo theo lịch về hoạt động mua bán thuốc của nhà thuốc cho Dược sĩ để tránh bị thất thu.
- Luôn đảm bảo được đầy đủ những loại thuốc được bán theo đơn và không theo đơn của bác sĩ.
- Luôn theo dõi, và kiểm kê kho thuốc nhằm giúp phát hiện các loại thuốc gần hết hạn sử dụng, qua đó đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
Thái độ và tác phong khi giao tiếp khách hàng
Dược sĩ nắm trong tay sức khỏe và kể cả tính mạng của bệnh nhân. Bởi vậy, việc bán thuốc ngoài đảm bảo được đúng - đủ - chính xác thì cần phải có thái độ làm việc để tạo sự an tâm, tin tưởng cho bệnh nhân. Vậy Kỹ năng giao tiếp của dược sĩ cần chú ý tới thái độ và tác phong khi nói chuyện với khách hàng
- Dược sĩ luôn thể hiện thái độ đồng cảm, tế nhị, thông cảm và phải tôn trọng khách hàng.
- Tỏ thái độ quan tâm đến khách hàng và luôn cân nhắc đến những gì mình nói.
- Dược sĩ cần phải chú ý và lắng nghe khách hàng đồng thời giải đáp những thắc mắc của người bệnh. Điều này tạo sự an tâm, tin tưởng về các loại thuốc kê đơn mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt.
>>> Tham khảo thêm Những câu hỏi phỏng vấn dược sĩ bán thuốc và cách trả lời ghi điểm nhất
3. Những lưu ý khi nói chuyện với khách hàng
Cần phải phát huy kỹ năng giao tiếp của dược sĩ trong mọi khâu bán thuốc sẽ giúp cho hoạt động bán thuốc đạt hiệu quả tốt nhất:
- Không nên tiết kiệm những câu “Cảm ơn” khi khách hàng mua hàng.
- Tỏ thái độ thân thiện bằng câu hỏi thăm “ Xin chào anh chị.” hoặc “Tôi có thể giúp được gì cho Anh/Chị?” để tạo cảm giác cho bệnh nhân cảm thấy an tâm, luôn được hỗ trợ.
- Thể hiện phong thái thân tình, thật lòng. Với những câu nói xã giao thì bạn hãy hỏi thăm bằng tâm của mình. Tránh việc gương ép hay cố tình tạo ra vẻ thân thiện sẽ khiến khách hàng dễ nhận ra.
- Luôn nhìn thẳng vào ánh mắt của khách hàng, bởi ánh mắt là cửa sổ tâm hồn. Đây là nơi diễn đạt chân tình nhất về lời tư vấn và luôn sẵn lòng giúp đỡ với gương mặt vui vẻ để người bệnh không bị lo lắng.
- Lắng nghe chia sẻ của người bệnh với thái độ thông cảm, điềm tĩnh và thấu hiểu người bệnh.
- Chăm sóc từng khách hàng, xong một khách rồi mới chuyển sang khách hàng kế tiếp để tránh nhầm lẫn và giúp cho người bệnh an tâm hơn.
- Đảm bảo đúng và đủ thuốc bán cho người bệnh theo kê đơn và yêu cầu của mỗi bệnh nhân.
- Đảm bảo nhà thuốc, nơi làm việc luôn sạch sẽ, ngăn nắp đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh để bệnh nhân có sự tin tưởng và thuốc đúng chuẩn theo quy định của Bộ.
- Chào đón khách và tiễn khách bằng nụ cười mỉm và gật đầu để tỏ sự thân thiện với khách hàng. Và khách hàng luôn cảm thấy được tôn trọng hơn.
- Tiếp nhận mọi lời thắc mắc và khiếu nại của khách hàng khôn khéo và điềm tĩnh. Luôn tôn trọng và không được thái độ với khách hàng. Trường hợp không giải quyết được thì bạn hãy báo cho dược sĩ phụ trách có trách nhiệm cao hơn để giải quyết công việc này. Đảm bảo cho khách hàng cảm thấy hài lòng với câu trả lời rõ ràng, súc tích.
Để có thể giao tiếp tốt với khách hàng, các bạn nên đăng ký học Cao đẳng Dược. Vì ngoài kiến thức về chuyên môn khi học trên giảng đường, các bạn sinh viên sẽ được đào tạo về tay nghề và kỹ năng giao tiếp của dược sĩ phục vụ công việc.
Thông qua mô hình đào tạo đưa bệnh viện vào trường học, Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đã được xem là cái nôi cung ứng nguồn nhân lực Dược sĩ cho ngành Y Tế trên cả nước.
Với chất lượng đạo tạo chuyên môn cao, sinh viên không phải lo lắng về vấn đề việc làm. Bạn có thể làm việc tại các quầy thuốc, bệnh viện hay nhà thuốc tư nhân... Với kiến thức đã học và kỹ năng mềm đầy đủ thì bạn hoàn toàn đáp ứng được công việc.
Với thông tin trên đây giúp các bạn nắm được các kỹ năng giao tiếp của Dược sĩ trong bán hàng, đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo cập nhật thông tin hữu ích nhé. Chúc bạn sức khỏe.