Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Phác đồ chẩn đoán chống sốc phản vệ mới nhất của Bộ Y Tế

Cập nhật: 08/11/2022 11:43 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Sốc phản vệ là mức độ phản vệ mạnh nhất, cực kỳ nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng của con người. Bởi vậy, cần phải phát hiện nhanh chóng những dấu hiệu và nắm được phác đồ chống sốc phản vệ mới nhất của Bộ Y tế để xử lý kịp thời nhé.

1. Triệu chứng sốc phản vệ

Các triệu chứng sốc phản vệ cần chú ý:

  • Nổi mề đay, phù mạch nhanh.
  • Khó thở, thở rít và tức ngực.
  • Đau bụng, buồn nôn hoặc nôn.
  • Tụt huyết áp, thậm chí ngất.
  • Rối loạn ý thức.
Triệu chứng sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng
Triệu chứng sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng

 

Sốc phản vệ là mức độ nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Do vậy cần phải phát hiện nhanh những triệu chứng ở trên để có biện pháp xử lý nhé.

Nếu xuất hiện những triệu chứng sốc phản vệ trên thì hãy nhanh chóng báo cho bác sĩ để người bệnh được điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên bạn hãy nắm được những biện pháp để hỗ trợ bệnh nhân cần thiết.

2. Chẩn đoán mức độ sốc phản vệ

Theo dược sĩ Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, tình trạng sốc phản vệ được phân thành 4 mức độ dưới đây:

2.1. Mức độ nhẹ:

Xuất hiện những triệu chứng bất thường trên da, tổ chức dưới da và niêm mạc bao gồm ngứa, mày đay và phù mạch.

2.2. Mức độ nặng (độ II):

Xuất hiện những triệu chứng ở nhiều cơ quan:

  • Nổi mề đay, phù mạch nhanh.
  • Khó thở, thở nông, thở rít, tức ngực, chảy nước mũi.
  • Đau bụng, buồn nôn hoặc nôn, ỉa chảy.
  • Huyết áp bị tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc bị loạn nhịp.

2.3. Mức độ nguy kịch (độ III):

Xuất hiện những triệu chứng ở mức độ nặng hơn:

  • Đường thở: tiếng rít thanh quản, thậm chí phù thanh quản.
  • Thở: thở nhanh, thở gấp, rối loạn nhịp thở, khò khè, thậm chí tím tái.
  • Rối loạn ý thức: co giật, vật vã, hôn mê và rối loạn cơ tròn.
  • Tuần hoàn: mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp, thậm chí bị sốc.

2.4. Mức độ ngừng tuần hoàn (độ IV):

Bệnh nhân sốc phản vệ có biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn. Dù phát hiện ra tình trạng sốc phản vệ ở mức độ nào thì người bệnh cũng cần nhanh chóng báo cho bác sĩ.

Lưu ý: Tình trạng sốc phản vệ có thể diễn biến rất nhanh mà không theo trình tự nào, do vậy không được chủ quan.

3. Phác đồ chống sốc phản vệ của Bộ Y Tế

Những trường hợp bị sốc phản vệ cần phải được báo ngay cho bác sĩ để được điều trị kịp thời. Dưới đây là phác đồ chống sốc phản vệ bộ Y tế phê duyệt các bạn cần nắm chắc.

3.1. Nguyên tắc chung

  • Cần được phát hiện sớm, xử trí ngay tại chỗ và khẩn cấp, kết hợp theo dõi liên tục ít nhất trong vòng 24 giờ.
  • Người bệnh cần phải được xử trí ban đầu cấp cứu phản vệ bởi các nhân viên y tế, bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh viên.
  • Dùng thuốc Adrenalin tiêm bắp thiết yếu hàng đầu để cứu sống bệnh nhân được chẩn đoán phản vệ từ độ II trở lên.

3.2. Phác đồ chống sốc phản vệ nhẹ (độ I):

Trường hợp bệnh nhân bị phản vệ nhẹ tuy nhiên sẽ nhanh chóng chuyển thành nặng, thậm chí dẫn đến nguy kịch. Do vậy cần phải thực hiện theo phác đồ chống sốc mới nhất dưới đây:

  • Cho người bệnh dùng thuốc methylprednisolon hoặc diphenhydramin theo đường uống hoặc đường tiêm tùy tình trạng người bệnh.
  • Người bệnh cần phải được theo dõi ít nhất trong vòng 24 giờ để xử trí kịp thời.

3.3. Phác đồ chống sốc phản vệ mức nặng và nguy kịch (độ II, III)

Theo các chuyên gia, tình trạng phản vệ độ II có thể sẽ diễn biến nhanh chóng sang độ III, độ IV. Để tránh chuyển biến xấu đi thì cần phải khẩn trương, xử trí và theo tình trạng bệnh:

  • Ngừng ngay việc cho bệnh nhân tiếp xúc với thuốc hoặc dị nguyên.
  • Cho người bệnh thực hiện tiêm hoặc truyền Adrenalin theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đặt bệnh nhân nằm tại chỗ, đầu thấp và hơi nghiêng trái nếu bị nôn.
  • Thở ô xy: người lớn 6-101/phút và trẻ em 2-41/phút qua mặt nạ hở.
  • Đánh giá mức độ bệnh ở mỗi bệnh nhân về các biểu hiện trên da, niêm mạc ở bệnh nhân với tình trạng hô hấp, tuần hoàn, ý thức như sau:

- Bệnh nhân ngừng tuần hoàn, hô hấp: Thực hiện Ép tim ngoài lồng ngực và bóp bóng.

- Bệnh nhân khó thở thanh quản: Đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu.

  • Dùng dây truyền thông thường, size to để thiết lập đường truyền Adrenalin tĩnh mạch hoặc dùng catheter tĩnh mạch với một đường truyền tĩnh mạch thứ hai để truyền dịch nhanh.
  • Phối hợp với các bác sĩ, điều dưỡng để tập trung xử lý, cấp cứu, hồi sức và/hoặc chuyên khoa dị ứng (nếu có).

4. Phác đồ chống sốc mới bằng việc sử dụng Adrenalin và truyền dịch

4.1. Cách xử lý chống sốc với việc sử dụng Adrenalin:

Thực hiện phác đồ này nhằm để nâng cao và duy trì ổn định HA tối đa với người bệnh, đối với người lớn lên ≥ 90mmHg và trẻ em ≥ 70mmHg. Đồng thời sẽ không còn những dấu hiệu về hô hấp bao gồm khó thở, thở rít hay những dấu hiệu về tiêu hóa cụ thể như ỉa chảy hay nôn mửa.

Thực hiện phác đồ chống sốc phản vệ hiệu quả
Thực hiện phác đồ chống sốc phản vệ hiệu quả

Dùng thuốc Adrenalin tiêm bắp hàm lượng1mg = 1ml = 1 ống:

  • Trẻ sơ sinh hoặc trẻ < 10kg: Chỉ định 0,2ml (tương đương 1/5 ống).
  • Trẻ khoảng 10 kg: Nên dung 0,25ml (tương đương 1/4 ống).
  • Trẻ khoảng 20 kg: Hàm lượng 0,3ml (tương đương 1/3 ống).
  • Trẻ > 30kg: Nên dung 0,5ml (tương đương 1/2 ống).
  • Người lớn: Hàm lượng dùng khoảng 0,5-1 ml (tương đương 1/2-1 ống).

Theo dõi huyết áp liên tục khoảng 3-5 phút/lần.

Tiêm nhắc lại Adrenalin liều lượng chỉ định của bác sĩ khoảng 3-5 phút/lần cho đến khi ổn định về cả huyết áp và mạch.

Nếu không bắt được mạch và huyết áp không đo được, kèm theo những dấu hiệu hô hấp và tiêu hóa nặng lên sau 2-3 lần tiêm bắp, thậm chí có nguy cơ ngừng tuần hoàn thì cần phải:

a) Trường hợp chưa có đường truyền tĩnh mạch: Tiêm tĩnh mạch chậm dung dịch Adrenalin theo đường tĩnh mạch chậm 1/10.000 (1 ống Adrenalin 1mg hòa với 9ml nước cất = pha loãng 1/10). Liều lượng tiêm Adrenalin tĩnh mạch chậm trong cấp cứu ngừng tuần hoàn gấp 10 lần liều lượng Adrenalin tiêm tĩnh mạch trong cấp cứu sốc phản vệ. Cụ thể như sau:

- Với người lớn: Hàm lượng 0,5-1 ml (dung dịch pha loãng 1/10.000=50-100µg) tiêm trong vòng khoảng 1-3 phút, nếu mạch và huyết áp chưa lên thì sau 3 phút có thể tiêm tiếp. Có thể chuyển ngay sang dường truyền tĩnh mạch liên tục khi đã thiết lập được đường truyền.

- Trẻ em: Không áp dụng tiêm tĩnh mạch chậm.

b) Nếu đã có đường truyền tĩnh mạch liên tục Adrenalin (pha Adrenalin với dung dịch natriclorid 0,9%) dùng cho người bệnh khó đáp ứng với Adrenalin tiêm bắp và đã được truyền đủ dịch. Liều đầu tiên là 0,1 µg/kg/phút, điều chỉnh liều lượng Adrenalin sau khoảng3-5 phút theo đáp ứng của người bệnh.

c) Với việc dùng Adrenalin truyền nhanh dung dịch và tĩnh mạch liên tục dung dịch natriclorid 0,9% 1.000ml-2.000ml với người lớn và 10-20ml/kg trong 10-20 phút đối với trẻ em và có thể tiêm nhắc lại nếu cần thiết.

Cần theo dõi mạch và huyết áp:

Nếu đã đường truyền tĩnh mạch Adrenalin với liều duy trì huyết áp ổn định thì người bệnh cần phải được theo dõi mạch và huyết áp 1 giờ/lần đến 24 giờ.

4.2. Xử lý tiếp theo với phác đồ chống sốc mới nhất

Dưới đây là những tình huống xử lý với chấn đoán phác đồ chống sốc mới nhất.

Chẩn đoán sốc phản vệ ở bệnh nhân
Chẩn đoán sốc phản vệ ở bệnh nhân

Hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn:

Dựa vào tình trạng mức độ của bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng một hoặc các biện pháp dưới đây:

  • Thở oxy qua mặt nạ: Với người lớn 6-10 lít/phút, với trẻ em dung 2-4 lít/phút.
  • Bóp bóng AMBU có oxy,
  • Trường hợp bệnh nhân thở rít mà không đáp ứng với Adrenalin thì hãy đặt ống nội khí quản thông khí nhân tạo có ô xy.
  • Người bệnh bị phù thanh môn – hạ họng không đặt được nội khí quản thì phải mở khí.
  • Truyền tĩnh mạch chậm: salbutamol 0,1 µg/kg/phút hoặc aminophyllin 1mg/kg/giờ hoặc terbutalin 0,1 µg/kg/phút (tốt nhất là qua bơm tiêm điện hoặc máy truyền dịch),
  • Có thể dùng xịt họng salbutamol 100µg hoặc salbutamol 5mg khí dung qua mặt nạ người lớn 2-4 nhát/lần, trẻ em 2 nhát/lần, 4-6 lần trong ngày thay thế aminophylline.

Với bệnh nhân không nâng được huyết áp

Sau khi đã truyền đủ thuốc Adrenalin và dịch thì có thể truyền thêm dung dịch keo albumin, huyết tương hay bất kỳ loại dung dịch cao phân tử nào sẵn có.

Một số loại thuốc khác dùng trong phác đồ chống sốc phản vệ 2022

- Người lớn có thể dùng Methylprednisolon 1-2mg/kg hoặc hydrocortison 200mg. Hoặc với trẻ em dùng tối đa 50mg Methylprednisolon hoặc 100mg hydrocortison, tiêm tĩnh mạch (có thể tiêm bắp ở tuyến cơ sở).

- Dùng thuốc diphenhydramin 25-50mg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch cho người lớn và với trẻ em là10-25mg.

- Dùng thuốc ranitidine cho người lớn 50mg, với trẻ em 1mg/kg pha trong 20ml Dextrose 5% tiêm tĩnh mạch trong 5 phút.

- Thuốc Glucagon được chỉ định dùng trong trường hợp bệnh nhân bị tụt huyết áp và nhịp chậm không đáp ứng với Adrenalin. Với người lớn liều dùng là 1-5mg tiêm tĩnh mạch trong 5 phút còn với trẻ em 20-30µg/kg, tối đa 1mg. Tùy vào đáp ứng lâm sàn, sau đó duy trì truyền tĩnh mạch 5-15µg/phút đồng thời phải bảo đảm đường thở tốt vì glucagon thường gây nôn.

- Trường hợp bệnh nhân bị sốc nặng đã truyền đủ dịch và Adrenalin mà huyết áp không lên, có thể dùng phối hợp các thuốc: dopamin, dobutamin, norAdrenalin.

5. Theo dõi phác đồ chống sốc phản vệ đáp ứng bệnh nhân

  • Giai đoạn cấp: theo dõi huyết áp, mạch, nhịp thở, SpCO2 và tri giác khoảng 3-5 phút/lần cho đến khi ổn định.
  • Giai đoạn ổn định: theo dõi mạch, nhịp thở, huyết áp, SpO2 và tri giác mỗi 1-2 giờ trong ít nhất 24 giờ tiếp theo.
  • Tất cả bệnh nhân bị phản vệ cần phải được theo dõi tại những cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến ít nhất 24 giờ đến khi ổn định huyết áp và đề phòng phản vệ pha 2.
  • Ngừng cấp cứu: sau khi cấp cứu ngừng tuần hoàn tích cực không có kết quả.

6. Điều dưỡng viên thực hiện phác đồ chống sốc phản vệ

Để có kỹ năng thực hiện phác đồ chống sốc phản vệ chuẩn của Bộ Y Tế thì bạn hãy đăng ký khóa học Cao Đẳng Điều dưỡng TPHCM. Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch là một cơ sở uy tín để các bạn lựa chọn.

Học Cao đẳng Điều dưỡng chống sốc phản vệ mới nhất
Học Cao đẳng Điều dưỡng chống sốc phản vệ mới nhất

Ngôi trường này được đánh giá đạt chuẩn về chất lượng đào tạo chuyên môn ngành Y Dược hiện nay. Các bạn có thể lựa chọn ngành đăng ký bao gồm: Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều dưỡng, Cao đẳng Kỹ thuật phục Hồi Chức năng và Trung Cấp Y Sỹ Y Học Cổ Truyền.

Khóa học Cao đẳng Điều dưỡng 3 năm sẽ giúp bạn nằm được ngoài kiến thức chuyên môn mà còn có kỹ thuật chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân. Sau khi tốt nghiệp bạn có thể làm việc tại các cơ sở y tế, bệnh viện với chuyên môn công tác này.

Thông tin trên đây nhằm giúp bạn nắm được phác đồ chống sốc phản vệ mới nhất của Bộ Y tế. Nếu yêu thích hãy đăng ký ngành Cao đẳng Điều dưỡng tại Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch với chất lượng đào tạo tốt nhất.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990