Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

12 điều Y Đức của Nhân viên ngành Y tế

Cập nhật: 01/07/2024 16:43 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Mỗi người thầy thuốc mang trong mình sứ mệnh cao cả và thiêng liêng là chữa bệnh, cứu người. Với mỗi người thầy thuốc đòi hỏi phải có tài, có tâm, có đức mới thấu hiểu được nỗi đau của người bệnh mà hết lòng giúp đỡ không vì lợi ích nào cả. Đó chính là Y Đức của người thầy thuốc trong xã hội hiện nay.

Khái niệm Y Đức là gì?

Y Đức (là đạo đức y học) là hệ thống các nguyên tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của ngành Y, nhằm xác định trách nhiệm, điều chỉnh hành vi, lương tâm và danh dự của người thầy thuốc đối với bệnh nhân và cộng đồng.

Y đức (hay còn gọi đầy đủ là đạo đức y học, tiếng Anh: Medical ethics) là một hệ thống các nguyên tắc hay luân lý đạo đức, trong đó áp dụng các giá trị và các phán quyết dành cho việc thực hành y học. Y đức là một môn học thực tế và là một nhánh của triết học đạo đức.

4 nguyên tắc Y Đức

Y Đức thường được thảo luận dựa theo các nguyên tắc và tạo nên cách ứng xử đạo đức. Dưới đây là 4 nguyên tắc Y Đức:

  • Nguyên tắc Tự trị (Autonomy): Cung cấp những thông tin chính xác để bệnh nhân hiểu và có Quyền Tự quyết định, tự trị.
  • Nguyên tắc Làm điều tốt (Beneficence): Bất kỳ hành động nào cũng phải có lợi ích tốt nhất cho bệnh nhân đẻ cứu chữa và giảm đau đớn.
  • Không có ác ý, không làm điều xấu (Non-Maleficence): Tránh làm nguy hiểm tới bệnh nhân.
  • Sự công bằng (Justice): Tạo lợi ích tốt nhất cho các bệnh nhân.

12 điều Y Đức của nhân viên ngành Y tế

12 điều Y đức của ngành Y tế được quy định như sau:

1. Chăm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

2. Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh.

3. Tôn trọng quyền được khám bệnh chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh; khi thăm khám, chăm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không được phân biệt đối xử người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

4. Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chăm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.

5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đun đẩy người bệnh.

6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.

7. Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của người bệnh.

8. Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ.

9. Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.

10. Thật thà, đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.

11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình, không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.

12. Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh cứu chữa người bị tai hạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.

Sinh viên Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch luôn theo Y Đức

Vấn đề Y Đức luôn là một chủ đề nóng bỏng trong xã hội hiện nay. Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, thầy và trò Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch luôn khắc ghi lời dạy để trở thành “Lương Y như Từ mẫu”.

Đề cao Y Đức ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường
Đề cao Y Đức ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường

Xã hội hiện nay đòi hỏi những người thầy thuốc phải có những phẩm chất quý giá ngành nghề. Để đạt chuẩn Y Đức trong ngành Y, chúng ta không thể hô hào tất cả mọi người cùng nghe theo. Mà mỗi bản thân đều phải suy xét những vấn đề suy thoái đạo đức nghề nghiệp để từ đó đưa ra biện pháp khắc phục ngay từ khi tuyển chọn cán bộ vào ngành.

Mang những hình ảnh của người thầy thuốc đẹp sẽ tồn tại mãi trong lòng nhân dân, và để cho y đức luôn là niềm tự hào của ngành y. Chúng ta, mỗi người thầy thuốc tương lai đến từ Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch luôn phải nêu cao lòng nhân ái, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với bệnh nhân. Tất cả đều phải nêu cao khẩu hiệu “Y đức là một trong những quy chuẩn của đạo đức xã hội hiện nay”.

Những chia sẻ trên đây giúp cho mỗi sinh viên Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch hiểu sâu về Y Đức trong nghề nghiệp và xã hội hiện nay. Luôn hoàn thiện bản thân để trở thành những lương y sáng giá tương lai.

Thông tin hữu ích khác
bang-tot-nghiep-thpt Bằng tốt nghiệp THPT chính thức 2024 có xếp loại không? Bằng tốt nghiệp THPT được cấp cho những người đã hoàn thành chương trình học tập tại các trường THPT và vượt qua kỳ thi THPT quốc gia. Vậy bằng tốt... khoi-d-co-hoc-duoc-dieu-duong-khong Tư vấn: Ngành Điều dưỡng thi khối D được không? Ngành điều dưỡng thi khối D được không? Để giúp thí sinh thuận tiện trong quá trình xét tuyển, cùng xem lời giải đáp chi tiết ở bài viết dưới... giay-chung-nhan-tot-nghiep-thpt-tam-thoi Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời là gì? Giá trị thế nào? Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời khá quen thuộc với những bạn học sinh cuối cấp. Chúng có vai trò quan trọng với thí sinh và những người đang đi... bang-cap-3-co-quan-trong-khong Bằng cấp 3 có quan trọng không? Có bằng sẽ làm được gì? Bằng tốt nghiệp cấp 3 là giấy tờ thông dụng khi bạn có nhu cầu xin việc làm bất kỳ nào. Hoặc bạn có thể sử dụng trong việc nâng cao thành tích của... khong-thi-tot-nghiep-thpt-co-bang-cap-3-khong Không thi tốt nghiệp THPT có bằng cấp 3 không? Không thi tốt nghiệp THPT có bằng cấp 3 không là thắc mắc của không ít bạn trẻ và các bậc phụ huynh. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề... khong-co-bang-cap-3-co-hoc-dai-hoc-duoc-khong Giải đáp: Không có bằng cấp 3 có học đại học được không? Bằng cấp 3 hiện nay là một loại giấy tờ không thể thiếu trong để nâng cao bằng cấp, kiến thức và có cơ hội việc làm cao hơn. Câu hỏi được nhiều...
Xem thêm >>



0899 955 990