Quản lý giáo dục là một ngành đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng một nền giáo dục chuyên nghiệp, hiện đại và có thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu của nền giáo dục hiện nay. Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành này và định hướng nghề trong tương lai.
Ngành Quản lý giáo dục là gì?
Ngành Quản lý giáo dục là ngành học cung cấp các kiến thức và kỹ năng về quản lý, giám sát và tổ chức trong hệ thống giáo dục, nhằm đảm bảo hoạt động được thực hiện và phát triển một cách ổn định và hiệu quả.
Khi theo học ngành Quản lý giáo dục các bạn thí sinh sẽ cần phải nắm chắc tất cả những kiến thức cơ bản về quản lý giáo dục cùng với kỹ năng thực hành quản lý giáo dục để có thể đáp ứng được nhu cầu quản lý, nghiên cứu, ứng dụng khoa học vào trong các hoạt động của nhà thường cùng với những cơ cơ quan quản lý giáo dục các cấp trong và ngoài hệ thống giáo dục quốc dân.
Quản lý giáo dục là một ngành học có chức năng tổ chức tất cả những hoạt động giáo dục
Học ngành Quản lý giáo dục ra làm gì?
Đối với ngành Quản lý giáo dục, sau khi tốt nghiệp các bạn sinh viên sẽ có đầy đủ kiến thức và năng lực để đảm nhiệm những vị trí công tác sau đây:
Chuyên viên văn phòng tại trường học
Bạn có thể sẽ làm ở một trong các vị trí Chuyên viên quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học; Chuyên viên văn phòng; Chuyên viên quản lý học sinh, sinh viên; Chuyên viên phòng đảm bảo chất lượng, phòng đào tạo, phòng tổ chức cán bộ, phòng thanh tra giáo dục… tại những cơ sở giáo dục như: trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, trung học dạy nghề, cao đẳng, đại học).
Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục
Với vị trí này, các bạn sẽ làm trong các cơ quan quản lý giáo dục (Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Chuyên viên phụ trách công tác văn hóa, giáo dục
tại những cơ quan chính quyền các cấp, ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức văn hóa giáo dục ở cộng đồng.
Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục
Bạn sẽ làm vị trí này trong các cơ sở giáo dục thường xuyên (Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp quận, huyện, tỉnh); các cơ sở đào tạo bồi dưỡng, các cơ quan quản lý giáo dục của các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp, dự án, các tổ chức giáo dục ngoài công lập; cơ sở giáo dục cộng đồng (Trung tâm học tập cộng đồng)…
Giảng viên chuyên ngành quản lý giáo dục
Bạn cũng có thể làm giảng viên tại các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ: Các học viện, trường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cấp tỉnh, thành phố, các khoa trong trường đại học và cao đẳng.
Cán bộ nghiên cứu về quản lý giáo dục
Với vị trí này, bạn sẽ làm trong các cơ quan nghiên cứu về quản lý giáo dục như: các trung tâm nghiên cứu, các viện nghiên cứu của các trường đại học, cao đẳng….
Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ cao hơn của ngành Quản lý giáo dục. Hầu hết tất cả cán bộ lãnh đạo, cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện đều đã từng học tập, nghiên cứu chuyên ngành này.
Nhân viên hoặc chuyên viên tư vấn tuyển sinh
Đây cũng là một công việc thích hợp khi bạn tốt nghiệp ra trường với tấm bằng Quản lý giáo dục. Bạn có thể sẽ đảm nhận vị trí tư vấn tuyển sinh ở các trường Đại học, Cao đẳng. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm ở tư vấn Du học ở trung tâm giới thiệu việc làm.
Cơ hội việc làm ngành quản lý giáo dục hiện nay như thế nào?
Ngành quản lý giáo dục thi khối nào?
Với sự đổi mới trong quy chế tuyển sinh, các trường được tự chủ đưa ra đề án tuyển sinh sử dụng nhiều tổ hợp môn để xét tuyển các ngành học. Theo đó, các tổ hợp môn được sử dụng để xét tuyển ngành Quản lý giáo dục tại các trường Đại học như sau:
- A00 : Toán, Vật lý, Hóa học
- A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
- C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
- C04: Toán, Ngữ Văn, Địa Lý
- C20: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
Ngành Quản lý giáo dục học ở trường nào?
Để có thể biết ngành quản lý giáo dục học trường nào hay lựa chọn học ngành quản lý giáo dục ở đâu, các bạn thí sinh sẽ cần phải nắm được thông tin tuyển sinh của các trường đào tạo ngành quản lý giáo dục, điểm chuẩn ngành quản lý giáo dục tại các trường. Hãy tham khảo những thông tin được tổng hợp sau đây.
STT | TÊN TRƯỜNG | MÃ NGÀNH | TỔ HỢP MÔN | ĐIỂM CHUẨN | GHI CHÚ |
1 | Đại Học Sư Phạm TPHCM | 7140114 | A00, D01, C00 | 23.3 | Điểm thi TN THPT |
2 | Đại Học Quy Nhơn | 7140114 | A00, A01, D01, C00 | 15 | Điểm thi TN THPT |
3 | Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng | 7140114 | A00, D01, C00 | 15 | Điểm thi TN THPT |
4 | Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TPHCM | 7140114 | A01, D01, C00, D14 | 21 | Điểm thi TN THPT |
5 | Đại Học Sài Gòn | 7140114 | D01 | 22.55 | Điểm thi TN THPT |
6 | Đại Học Sài Gòn | 7140114 | C04 | 23.55 | Điểm thi TN THPT |
7 | Đại Học Sư Phạm TPHCM | 7140114 | A00, D01, C00, XDHB | 27.5 | Học bạ |
8 | Đại học Thủ Đô Hà Nội | 7140114 | C00, XDHB | 28 | Học bạ |
9 | Đại học Thủ Đô Hà Nội | 7140114 | C00 | 29 |
Điểm thi TN THPT TTNV<=4; Thang điểm 40 |
10 | Đại Học Vinh | 7140114 | A00, A01, D01, C00 | 0 |
Khung chương trình đào tạo ngành Quản lý giáo dục
Để các bạn có thể nắm bắt được những môn học của ngành quản lý giáo dục, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin chi tiết nhất về khung chương trình đào tạo ngành Quản lý giáo dục.
1. NHỮNG MÔN HỌC BẮT BUỘC
A1. Khối kiến thức cốt lõi của khoa học xã hội và nhân văn
STT |
Tên môn học |
STT |
Tên môn học |
1. |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
7. |
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – Lênin 1 |
2. |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam |
8. |
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – Lênin 2 3 |
3. |
Lịch sử văn minh thế giới |
9. |
Tư duy hiệu quả |
4. |
Pháp luật đại cương |
10. |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
5. |
Đại cương Khoa học nhận thức |
11. |
Tin học đại cương |
6. |
Phương pháp học đại học |
12. |
Ngoại ngữ |
A2. Khối kiến thức cơ sở ngành và liên ngành của khoa học giáo dục
STT |
Tên môn học |
STT |
Tên môn học |
1. |
Cơ sở pháp lý trong hoạt động giáo dục |
9. |
Tâm lý học đại cương |
2. |
Đại cương Khoa học quản lý |
10. |
Tâm lý học phát triển |
3. |
Giáo dục học đại cương |
11. |
Thống kê ứng dụng trong giáo dục |
4. |
Lịch sử giáo dục |
12. |
Tiếng Anh cơ sở ngành |
5. |
Lý luận dạy học |
13. |
Tâm lý học quản lý |
6. |
Lý luận giáo dục |
14. |
Nhập môn Xã hội học giáo dục |
7. |
Nhập môn kinh tế học giáo dục |
15. |
Giới thiệu ngành giáo dục |
8. |
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục |
A3. Khối kiến thức Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Khối kiến thức chuyên ngành chung
STT |
Tên môn học |
STT |
Tên môn học |
1. |
Giáo dục so sánh |
7. |
Quản lý nhà nước về GD |
2. |
Lãnh đạo và quản lý giáo dục |
8. |
Quản trị nguồn nhân lực trong giáo dục |
3. |
Nhập môn chính sách giáo dục |
9. |
Quản lý trường học |
4. |
Quản lý dự án giáo dục |
10. |
Tiếng Anh chuyên ngành 1 |
5. |
Quản lý hoạt động phối hợp trong giáo dục |
11. |
Tiếng Anh chuyên ngành 2 |
6. |
Quản lý chất lượng trong GD |
Khối kiến thức chuyên ngành có định hướng
Sinh viên sẽ được lựa chọn 1 trong 2 định hướng sau đây:
STT |
Tên môn học |
STT |
Tên môn học |
Hướng 1: Quản lý giáo dục |
Hướng 2: Giảng dạy giáo dục |
||
1. |
Quản lý tài chính trong GD |
1. |
Phát triển chương trình học |
2. |
Marketing trong giáo dục |
2. |
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học |
3. |
Nhập môn quan hệ công chúng |
3. |
Phương pháp giảng dạy |
4. |
Thanh tra giáo dục |
4. |
Đánh giá kết quả học tập |
A4. Học phần thực tập, thực tế
STT |
Tên môn học |
1. |
Tham quan thực tế |
2. |
Kiến tập nghề nghiệp |
3. |
Thực tập chuyên ngành |
2. NHỮNG MÔN HỌC TỰ CHỌN
B1. Khối kiến thức cốt lõi của khoa học xã hội và nhân văn
STT |
Tên môn học |
STT |
Tên môn học |
1. |
Chính trị học đại cương |
5. |
Tiến trình lịch sử Việt Nam |
2. |
Kinh tế học đại cương |
6. |
Tôn giáo học đại cương |
3. |
Mỹ học đại cương |
7. |
Thực hành văn bản Tiếng Việt |
4. |
Nhân học đại cương |
B2. Khối kiến thức cơ sở ngành và liên ngành của khoa học giáo dục
Tích lũy tối thiểu 8TC theo 1 trong 2 định hướng
STT |
Tên môn học |
STT |
Tên môn học |
Hướng 1: Quản lý giáo dục |
|||
1. |
Phương pháp luận sáng tạo |
4. |
Sinh lý học thần kinh |
2. |
Ứng dụng tin học trong công tác văn phòng, văn thư và lưu trữ |
5. |
Tâm lý học thần kinh |
3. |
Tâm lý học sáng tạo |
6. |
Tâm lý học xã hội |
Hướng 2: Giảng dạy - giáo dục |
|||
1. |
Giáo dục cộng đồng |
5. |
Lý luận giáo dục lại |
2. |
Giáo dục dân số môi trường |
6. |
Lý thuyết học tập |
3. |
Giáo dục gia đình |
7. |
Tâm lý học nhận thức |
4. |
Giáo dục suốt đời |
B3. Khối kiến thức chuyên ngành tự chọn
Tích lũy tối thiểu 4TC theo 1 trong 2 định hướng
STT |
Tên môn học |
STT |
Tên môn học |
Hướng 1: Quản lý giáo dục |
|||
1. |
Chính sách công |
5. |
Tâm lý học lao động |
2. |
Quản trị hành chính văn phòng |
6. |
Tâm lý nhân sự |
3. |
Quản lý công |
7. |
Kỹ năng cơ bản trong tổ chức và phát triển cộng đồng |
4. |
Quản trị học căn bản |
||
Hướng 2: Giảng dạy - giáo dục |
|||
1. |
Trắc nghiệm khách quan |
6. |
Lý thuyết và kỹ thuật xây dựng test |
2. |
Tâm lý học sư phạm |
7. |
Công tác xã hội trong trường học |
3. |
Giáo dục đặc biệt |
8. |
Công tác xã hội với gia đình và tre em |
4. |
Công tác đoàn – đội |
9. |
Tâm lý học truyền thông |
5. |
Công tác xã hội |
Tâm lý giao tiếp |
Khóa luận tốt nghiệp (tự chọn có điều kiện): 10 TC
Với những thông tin trong bài viết sau đây, chắc hẳn các bạn đã nắm được một số thông tin tổng quan về ngành Quản lý giáo dục, các trường đào tạo ngành quản lý giáo dục, học ra làm công việc gì?… Chúc các bạn sẽ tìm được một con đường phù hợp nhất trước kỳ thi THPT Quốc gia cho tương lai của mình.