Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Giảng viên thỉnh giảng là gì? Tiêu chuẩn giáo viên thỉnh giảng

Cập nhật: 14/10/2023 17:27 | Người đăng: Huệ Nguyễn

Thỉnh giảng là thuật ngữ không còn quá xa lạ trong môi trường sư phạm, nhưng nhiều người vẫn chưa nắm rõ thỉnh giảng là gì? Tiêu chuẩn của nhà giáo thỉnh giảng là gì? Cùng Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch làm rõ qua nội dung dưới đây.

Thỉnh giảng là gì? Giảng viên thỉnh giảng là gì?

Theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT, tại Điều 2 có quy định về thỉnh giảng như sau:

Thỉnh giảng là cơ sở giáo dục mời nhà giáo hoặc là những người có đủ điều kiện theo tiêu chuẩn đến để:

  • Giảng dạy chuyên đề, môn học, hoặc các học phần được quy định trong chương trình giáo dục của mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và đại học;
  • Hướng dẫn, tham gia chấm đồ án, khoá luận tốt nghiệp hoặc đánh giá các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
  • Hướng dẫn sinh viên làm thực tập, các thí nghiệm, thực hành trong chương trình giáo dục;
  • Tham gia biên soạn sách giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo cũng như xây dựng và phát triển chương trình đào tạo.

Hiểu một cách đơn giản thì giảng viên thỉnh giảng là nhà giáo hoặc người có đủ tiêu chuẩn cho một nhà giáo được cơ sở giáo dục mời về giảng dạy. Họ là những người có chuyên môn và được đào tạo bài bản chính quy.

Thỉnh giảng là gì?
Thỉnh giảng là gì?

Nhiệm vụ của Giáo viên thỉnh giảng

Tại các cơ sở giáo dục, giáo viên thỉnh giảng có thể giảng dạy bất cứ bộ môn nào như: môn toán, văn, tin học, tâm lý học, toán, văn, ngoại ngữ, vật lý, hoá học,… Họ sử dụng các nghiệp vụ giảng dạy của mình để truyền đạt, cổ vũ và kích thích tinh thần cho người học, mang đến giá trị giáo dục tư tưởng sâu sắc.

Họ có trách nhiệm thực hiện các công việc như: truyền đạt kiến thức nội dung bài học, các hoạt động tương tác nhằm mục đích để dẫn dắt học sinh, sinh viên theo luồng nội dung bài học, giúp các bạn học sinh có thể tập trung cao độ vào bài học.

Hiện nay, hoạt động thỉnh giảng ngày càng được chú trọng, nhà nước khuyến khích các cơ sở giáo dục mời các nhà giáo hoặc các nhà khoa học về để làm việc theo chế độ thỉnh giảng dạy các môn học, học phần được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp và đại học theo quy định của hệ thống pháp luật hiện hành.

Tiêu chuẩn của giảng viên thỉnh giảng

Các tiêu chuẩn của giáo viên thỉnh giảng là gì?
Các tiêu chuẩn đối với nhà giáo thực hiện hoạt động thỉnh giảng?

Tại Điều 5 quy định tiêu chuẩn của nhà giáo thỉnh giảng như sau:

- Đối với việc giảng dạy các chuyên đề, môn học trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và đại học để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo các tiêu chuẩn được quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Giáo dục; giáo viên thỉnh giảng là giáo viên thuộc biên chế hoặc cơ hữu phải đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên của cấp học mà nhà giáo đó thỉnh giảng.

- Đối với việc giảng dạy các chuyên đề không có trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, đại học để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân nêu tại điểm b khoản 1 Điều 2 quy định này, nhà giáo thỉnh giảng phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm chuyên môn phù hợp với vị trí.

- Đối với việc giảng dạy chương trình bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo viên thỉnh giảng phải đạt trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên.

- Đối với hoạt động nêu tại điểm C khoản 1 Điều 2 quy định này, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo được các tiêu chuẩn quy định trong khoản 2 Điều 70 Luật Giáo dục và quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

- Đối với hoạt động nêu tại điểm D khoản 1 Điều 2 quy định này, nhà giáo thỉnh giảng phải đáp ứng được các yêu cầu thí nghiệm, thực hành, thực tập của môn học, chuyên đề, chương trình giáo dục và phải đạt tiêu chuẩn quy định đối với nhân viên làm công tác thí nghiệm.

- Đối với hoạt động nêu tại điểm Đ khoản 1 Điều 2 quy định này, nhà giáo thỉnh giảng theo ngành phải đảm bảo ít nhất một trong các yêu cầu sau:

  • Phải có công trình khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học hoặc trong tuyển tập hội thảo khoa học ở trong, ngoài nước;
  • Có sách chuyên khảo được xuất bản;
  • Có đề tài nghiên cứu khoa học đạt yêu cầu từ cấp khoa và tương đương trở lên;
  • Có các hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được nghiệm thu, thanh lý.

Quyền của nhà giáo thỉnh giảng

Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT quy định tại Điều 9 về quyền của nhà giáo thỉnh giảng như sau:

  • Được hưởng các quyền lợi, tiền công, tiền lương, theo thỏa thuận trong hợp đồng thỉnh giảng và theo quy định của pháp luật;
  • Được tham gia vào các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, tạo điều kiện để nghiên cứu khoa học, được xét phong tặng các danh hiệu, được xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm các chức danh như Giáo sư, Phó giáo sư theo quy định của pháp luật;
  • Được các cơ sở thỉnh giảng cung cấp, hỗ trợ các tài liệu, thiết bị, phương tiện cần thiết khi làm việc;
  • Được đánh giá, xếp loại và khen thưởng nếu trong hoạt động giáo dục, đào tạo có thành tích tốt theo quy định của pháp luật.

Trên đây Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đã chia sẻ đến bạn về thỉnh giảng là gì, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của giảng viên thỉnh giảng là như thế nào. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Thông tin hữu ích khác
cao-dang-y-khoa-pham-ngoc-thach-co-tot-khong Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch có tốt không? Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch có tốt không? Là Trường công hay tư? Bài viết này là review về trường cho các bạn tìm hiểu khi có ý định... nen-hoc-dieu-duong-hay-ho-sinh Nên học Điều dưỡng hay Hộ sinh để phát triển sự nghiệp? Điều dưỡng và hộ sinh đều thực hiện công tác chăm sóc người bệnh. Nhiều người băn khoăn “nên học Điều dưỡng hay Hộ sinh” để có triển vọng nghề... so-sanh-nganh-duoc-va-dieu-duong-khac-nhau-nhu-the-nao Nên học Dược hay Điều dưỡng? Chọn ngành nào tốt hơn? Nên học Dược hay Điều dưỡng? Chọn ngành nào tốt hơn khi hai nhóm ngành đều là chăm sóc sức khỏe. Cùng tìm hiểu sự khác nhau của hai ngành... nganh-to-chuc-va-quan-ly-y-te Ngành Tổ chức và Quản lý Y tế là gì? Ra trường làm gì? Trong bối cảnh hiện nay ngành Y tế đang phát triển nhanh chóng tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm. Vậy ngành Tổ chức và Quản lý y tế là gì? Ra... 1-nguyen-vong-bao-nhieu-tien Lệ phí 1 nguyện vọng Đại học nộp bao nhiêu tiền 2024 Các sĩ tử vừa qua tiến hành đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển Đại học, Cao đẳng. Nhiều bạn quan tâm “Một nguyện vọng bao nhiêu tiền? Mức lệ... khoi-a00 Khối A00 gồm những môn nào? Có ngành và trường nào? Khối A00 gồm những môn nào? Các ngành, các trường khối A00 là gì? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp chi tiết dưới đây. Các bạn sinh viên nhanh...
Xem thêm >>



0899 955 990