Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Các bước định hướng nghề nghiệp cho học sinh cấp 3 THPT

Cập nhật: 29/06/2024 16:21 | Người đăng: Huệ Nguyễn

Nghề nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến tương lai của mỗi cá nhân. Chính vì vậy định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT có vai trò quan trọng giúp cho học sinh nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, từ đó lựa chọn được nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội.

Vì sao nên định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT?

Theo ý kiến từ các giảng viên Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, việc hướng nghiệp từ sớm sẽ giúp mang lại những lợi ích như sau:

Với học sinh THPT:

  • Lựa chọn được ngành nghề phù hợp với năng lực, sở thích và đam mê
  • Xác định được lộ trình học tập rõ ràng hơn.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc học tập.
  • Tự tin lựa chọn nghề nghiệp và tăng cơ hội xin việc làm sau khi ra trường.
  • Phát huy tối đa năng lực và điểm mạnh của bản thân, tạo được nhiều cơ hội thăng tiến trong học tập và công việc.
  • Làm được công việc yêu thích và phù hợp với năng lực.
  • Giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình khi có định hướng nghề nghiệp rõ ràng.
  • Nhận thức được về thị trường lao động.
  • Có thể phát triển được kỹ năng sống.

Với các đơn vị doanh nghiệp:

  • Tuyển dụng được nhiều lao động có kỹ năng và chuyên môn.
  • Tránh tình trạng thiếu hụt nhân lực và sự chênh lệch nhân lực giữa các ngành nghề.
  • Giảm thiểu tình trạng thất nghiệp của nhân viên.

Với xã hội:

  • Giúp cân bằng thị trường nguồn lao động, giảm tình trạng mất cân đối nhân lực.
  • Tránh tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực ngành này và thừa nhân lực ở ngành nghề khác.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống.
Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT giúp các em lên kế hoạch học tập để đạt kết quả tốt
Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT giúp các em lên kế hoạch học tập để đạt kết quả tốt

➤ Có thể bạn sẽ cần tới cách lập kế hoạch nghề nghiệp cho tương lai

Thời điểm phù hợp để định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT

Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để định hướng nghề nghiệp cho học sinh là giai đoạn cấp 3. Vì đây là cấp học cuối cùng trong chương trình đào tạo phổ thông quốc gia.

Hơn nữa, ở giai đoạn này, các em học sinh đã dần trưởng thành hơn, biết nhìn nhận và đánh giá năng lực của bản thân, biết sở thích của mình là gì, có năng khiếu gì.

Bên cạnh đó, ở giai đoạn này các em cũng đã bắt đầu quan tâm đến nghề nghiệp tương lai của bản thân. Vì thế lúc này gia đình và nhà trường sẽ dễ dàng đưa ra lời khuyên, lời tư vấn giúp các em chọn được ngành nghề phù hợp trong tương lai.

Các bước định hướng nghề nghiệp cho học sinh cấp 3

Có 7 bước để định hướng nghề nghiệp cho học sinh cấp 3 một cách tốt nhất:

Bước 1: Thầy cô, gia đình định hướng để giúp học sinh hiểu rõ bản thân

Đây là bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Để làm tốt các bước sau thì gia đình và thầy cô định hướng cho học sinh hiểu rõ bản thân.

Bởi việc hiểu rõ bản thân sẽ giúp các em có niềm tin vào bản thân, có động lực vượt qua được các định kiến nghề nghiệp của xã hội, không lựa chọn theo số đông, theo kỳ vọng của mọi người xung quanh. Đồng thời xác định được mục tiêu và đưa ra lộ trình học tập phù hợp.

Gia đình và nhà trường không nên ép buộc hay có những lời khuyên mang tính giả định gây hoang mang tâm lý các em, thay vào hãy thể hiện rõ vai trò là người đồng hành để động viên, khuyên nhủ và có thái độ sẵn sàng chia sẻ, giúp các em hiểu ý nghĩa của việc hiểu rõ chính mình.

Bước 2: Xác định thế mạnh và sở thích của bản thân

Khi lựa chọn ngành nghề thì các em cần phải căn cứ vào hai yếu tố là sở thích và thế mạnh của bản thân. Việc xác định đúng thế mạnh và sở thích sẽ giúp các em lựa chọn được ngành nghề mang lại hứng thú, từ đó phát huy được thế mạnh bản thân. Đây là hau tiêu chí không thể tách rời khi lựa chọn ngành nghề, nó cần phải đảm bảo song hành với nhau.

Vậy làm sao biết được điểm mạnh của mình? Câu trả lời này đến từ chính bản thân mỗi người, bạn có thể tự đánh giá hoặc làm những bài test trắc nghiệm tính cách trên mạng.

Chẳng hạn như: MBTI, Holland Codes, Big Five (OCEAN), Enneagram hoặc nghe góp ý từ những người xung quanh như thầy cô, gia đình, bạn bè xem bản thân có thế mạnh gì. Từ đó, cân nhắc và đưa ra các tổng hợp chung nhất để khai thác triệt để các thế mạnh đó.

Bước 3: Xác định điều kiện bản thân có phù hợp ngành nghề không

Trước khi xác định ngành nghề theo học bạn cần xác định các yếu tố liên quan đến ngành nghề đó như: ngoại hình của mình có phù hợp với đặc thù của ngành, điều kiện kinh tế của gia đình có đáp ứng được mức chi phí của ngành, chiều cao hoặc sức khỏe của mình có đáp ứng được yêu cầu của ngành,… Nếu như không đáp ứng được các yếu tố về sự phù hợp trên, các bạn sẽ phải đối diện với áp lực rất lớn để chạy theo ngành nghề đó.

Bước 4: Tìm hiểu về ngành nghề mình sẽ chọn

Sau khi xác định được các yếu tố liên quan đến bản thân, các em cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ về ngành nghề mình dự định chọn. Hiện nay với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin có rất nhiều ngành nghề có nguy cơ biến mất.

Do đó, các em cần phải xác định được trong những năm tới ngành nghề của mình có nguy cơ bị bão hòa hay không, nhu cầu nhân lực trong tương lai ra sao, tỉ lệ cạnh tranh cao hay thấp, mức thu nhập bình quân như thế nào…

Để tìm hiểu những thông tin về ngành nghề mình sẽ chọn, các em học sinh có thể tìm hiểu qua internet, các diễn đàn, hội nhóm trên các kênh mạng xã hội,… hoặc chính những người đi trước là thầy/cô, ba mẹ, anh chị em của mình, đây chính là những nguồn tìm hiểu thông tin đáng tin cậy nhất.

Xác định được sở thích và niềm đam mê sẽ giúp học sinh dễ dàng chọn ngành nghề thích hợp
Xác định được sở thích và niềm đam mê sẽ giúp học sinh dễ dàng chọn ngành nghề thích hợp

Bước 5: Xây dựng hồ sơ học tập nổi bật, đáp ứng yêu cầu của trường Đại học/ngành học

Sau khi đã chọn được ngành nghề phù hợp, các em cần có kế hoạch học tập một cách cẩn thận và rõ ràng để đạt được các kết quả học tập tốt nhất. Bên cạnh đó, các em nên có kế hoạch tham gia các cuộc thi về học tập/tài năng, hoạt động ngoại khóa các hoạt động xã hội như tình nguyện, trại hè,… Điều này giúp các em xây dựng được hồ sơ học tập nổi bật, đáp ứng yêu cầu đầu vào của trường hoặc của ngành mình lựa chọn.

Bước 6: Tự trải nghiệm hoặc làm 1 số việc liên quan đến ngành nghề mình chọn

Việc tự trải nghiệm để cọ xát thực tế hay tham gia thực hành các hoạt động liên quan đến ngành nghề sau này sẽ giúp các em có cái nhìn tổng quát và hình dung chính xác về công việc tương lai của mình. Từ đó sẽ rút ra được các kinh nghiệm và đánh giá đúng đắn hơn về sự phù hợp của bản thân với ngành nghề.

Hoặc các em có thể tham khảo Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp được tổ chức thường niên do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH), Sở GD-ĐT Hà Nội và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.

Bước 7: Chuẩn bị sẵn phương án 2

Sau khi xác định được tất cả các yếu tố kể trên và đặt ra được các định hướng tương lai, các em cũng nên sẵn sàng phương án 2 để dự phòng trường hợp có bất trắc không mong muốn.

Giả sử, nếu như các em mong muốn theo đuổi ngành Tâm lý học tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, để đề phòng trường hợp không đủ điểm đậu vào ngành này thì các em có thể chọn ngành Công tác xã hội với mức điểm thấp hơn.

Việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT giúp các em học sinh xác định đúng bản thân và các mong muốn của mình. Từ đó, sẽ có các phương án chủ động trong quá trình học đến khi đạt được mục tiêu nghề nghiệp.

Nếu làm tốt giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT sẽ góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, tránh tình trạng sinh viên ra trường làm trái ngành trái nghề. Còn với chính bản thân mỗi em học sinh, việc định hướng nghề nghiệp sớm sẽ giúp các em có lộ trình học tập đúng đắn, tự tin vào lựa chọn của mình.

Thông tin hữu ích khác
cao-dang-y-khoa-pham-ngoc-thach-co-tot-khong Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch có tốt không? Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch có tốt không? Là Trường công hay tư? Bài viết này là review về trường cho các bạn tìm hiểu khi có ý định... nen-hoc-dieu-duong-hay-ho-sinh Nên học Điều dưỡng hay Hộ sinh để phát triển sự nghiệp? Điều dưỡng và hộ sinh đều thực hiện công tác chăm sóc người bệnh. Nhiều người băn khoăn “nên học Điều dưỡng hay Hộ sinh” để có triển vọng nghề... so-sanh-nganh-duoc-va-dieu-duong-khac-nhau-nhu-the-nao Nên học Dược hay Điều dưỡng? Chọn ngành nào tốt hơn? Nên học Dược hay Điều dưỡng? Chọn ngành nào tốt hơn khi hai nhóm ngành đều là chăm sóc sức khỏe. Cùng tìm hiểu sự khác nhau của hai ngành... nganh-to-chuc-va-quan-ly-y-te Ngành Tổ chức và Quản lý Y tế là gì? Ra trường làm gì? Trong bối cảnh hiện nay ngành Y tế đang phát triển nhanh chóng tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm. Vậy ngành Tổ chức và Quản lý y tế là gì? Ra... 1-nguyen-vong-bao-nhieu-tien Lệ phí 1 nguyện vọng Đại học nộp bao nhiêu tiền 2024 Các sĩ tử vừa qua tiến hành đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển Đại học, Cao đẳng. Nhiều bạn quan tâm “Một nguyện vọng bao nhiêu tiền? Mức lệ... khoi-a00 Khối A00 gồm những môn nào? Có ngành và trường nào? Khối A00 gồm những môn nào? Các ngành, các trường khối A00 là gì? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp chi tiết dưới đây. Các bạn sinh viên nhanh...
Xem thêm >>



0899 955 990