Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Sinh viên cảnh giác với chiêu trò của công ty đa cấp lừa đảo

Cập nhật: 05/01/2024 08:45 | Người đăng: Lường Toán

Nhờ chiến thuật thao túng tâm lý và sự lôi kéo làm giàu nhanh chóng mà rất nhiều bạn sinh viên sập bẫy đa cấp. Để giúp các bạn sinh viên tránh khỏi các công ty đa cấp lừa đảo Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc thạch có chia sẻ một số thông tin, mời bạn cùng tham khảo nhé.

Cẩn thận với bẫy đa cấp lừa đảo sinh viên

Đối tượng hay nhắm đến của các công ty đa cấp chính là các bạn sinh viên, đặc biệt là các bạn tân sinh viên. Bởi đây là tầng lớp trẻ người non dạ, chân ướt chân ráo bước chân ra ngoài xã hội. Để dụ dỗ sinh viên tham gia họ đã vẽ ra những mức lương và chiết khấu hoa hồng cực khủng từ vài triệu đồng, thậm chí lên đến vài chục triệu đồng.

Ngoài ra, để tăng độ uy tín cho việc thuyết phục, dụ dỗ các bạn sinh viên tham gia bán hàng đa cấp, các đối tượng này còn lấy hình ảnh, tên tuổi của các Thầy/Cô giáo, những người có uy tín để cắt ghép, rao giảng để cho sinh viên yên tâm tham gia.

Hiện nay hình thức bán hàng đa cấp đã biến tướng trở thành lừa đảo, nhiều bạn vì đã trót “đâm lao đành phải theo lao” và cuối cùng thì tiền mất tật mang, trở thành con nợ và mang nợ về cho gia đình. Sau đây là tâm sự mặn chát của một vài bạn sinh viên, qua đây sẽ cho chúng ta có cái nhìn rõ hơn về bẫy đa cấp.

Sau khi mua sản phẩm về và sử dụng không như lời quảng cáo, sinh viên A đã muốn trả lại hàng và ngỏ ý muốn rút lại số tiền thì công ty không những không chấp nhận mà còn đe dọa. Biết đã bị lừa và không thể lấy lại số tiền đó, sinh viên A đã phải vất vả đi làm thêm để trả nợ. Sinh viên này cho biết vì lo đi làm trả nợ lên việc học hành bị sa sút, học kỳ đó bạn gần như phải thi lại toàn bộ các môn học.

Nạn nhân tên N.T.T, sinh viên năm nhất của một trường Đại học khác cho hay, vì sập bẫy đa cấp nên bây giờ đang phải cõng trên lưng số nợ là 15 triệu đồng. Điều đáng nói ở đây là người dẫn dắt T vào con đường đa cấp không ai khác chính là bạn của em. T tâm sự rằng vì nói với bạn là muốn kiếm việc làm thêm để trang trải học phí. Bạn T đã giới thiệu em đến công ty ở Duy Tân (Cầu Giấy) làm nhân viên bán hàng.

Tin theo lời bạn T đã nhắn tin cho người tên Hùng và người này hẹn em mang hồ sơ đến nộp tại địa chỉ số 5, ngõ 4, Duy Tân (Cầu Giấy). Khi đến đây tuy có cảm giác không an tâm, nhưng vì thấy có nhiều bạn trẻ đến nộp đơn xin phỏng vấn nên T cũng yên tâm. Sau khi phỏng vấn xong bên kia hẹn T ngày mai có thể đến đi làm luôn và tham gia một lớp kỹ năng mềm.

Một trong những trụ sở đa cấp lừa đảo hàng nghìn sinh viên

Bạn đọc có thể quan tâm: Sinh viên nên kinh doanh gì để kiếm thêm thu nhập?

Sau khi tham gia được hai buổi về kỹ năng mềm bên kia có yêu cầu T phải đóng số tiền là 400.000 nghìn đồng để mua tài liệu và dụ dỗ T mua thêm gói sản phẩm thấp nhất là 15 triệu đồng. T kể lúc đó như bị thôi miên vậy, họ nói gì cũng tin và vẽ ra một viễn cảnh tuyệt với, họ hứa chỉ cần giới thiệu được một người tham gia là được 5% hoa hồng và chỉ sau 2 tháng là có thể hòa được vốn. 

Tin lời T gọi điện về cho mẹ xin 10 triệu đồng nói dối là để mua laptop, số còn lại bên trung tâm nói sẽ hỗ trợ cho mượn và bắt T ký vào giấy cam kết vay tiền. Bây giờ T mới biết mình đã ký vào giấy vay nặng lãi, giờ lãi mẹ đẻ lãi con. Họ dọa nếu như không trả tiền đúng hạn sẽ báo về gia đình và nhà trường, T lúc đó luôn sống trong sợ hãi. 

Những câu chuyện trên như một lời cảnh tỉnh các bạn sinh viên đang có ý định tham gia kinh doanh đa cấp. Hiện nay các hình thức kinh doanh đa cấp đã biến tướng và sinh viên chính là đối tượng mà chúng hay nhắm đến. Lợi dụng tâm lý nhẹ dạ cả tin và mong muốn làm giàu nhanh chóng, rất nhiều bạn đã sập bẫy và khi đã vào rồi thì rất khó thoát ra.

Sinh viên làm gì để tránh “bẫy” đa cấp?

Để không bị sập bẫy các công ty đa cấp lừa đảo, các bạn sinh viên cần lưu ý một số dấu hiệu nhận biết công ty đa cấp lừa đảo sau đây:

- Người tham gia phải mua hàng, đặt cọc, hoặc đóng tiền: Nếu bạn nhận được mời tham gia bán hàng mà phải bỏ ra một số tiền để đặt cọc hay mua hàng thì cần phải hết sức cẩn trọng. Bởi việc tiêu dùng hoặc bán hàng hóa của doanh nghiệp là tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng của người tham gia, không công ty nào được phép yêu cầu người tham gia để được ký hợp đồng phải mua một số lượng hàng hóa nhất định.

- Chỉ tập trung vào việc tìm kiếm người tham gia vào hệ thống: Một công ty bán hàng đa cấp chân chính sẽ không tập trung vào việc tìm người tham gia vào hệ thống, bởi nó sẽ không mang lại lợi ích nếu những người tham gia không bán hàng. Bởi chỉ có bán được hàng thì doanh nghiệp mới có doanh thu và từ đó nhà phân phối được trả hoa hồng.

Cách nhận biết đa cấp lừa đảo
Cách nhận biết đa cấp lừa đảo

- Hứa hẹn mang lại những khoản lợi nhuận hấp dẫn: Bán hàng đa cấp cũng là một hình thức bán hàng và phân phối hàng hóa, nó không phải là một hình thức đầu tư nên không có chuyện sẽ đem lại lợi nhuận hấp dẫn, do vậy bạn cần phải xem xét kỹ trước khi quyết định tham gia. Bạn chỉ có thu nhập khi bạn và những người trong cùng hệ thống bán được hàng.

- Không cho trả hàng trong thời hạn 30 ngày: Theo khoản 1 Điều 47 Nghị định 40 quy định những người tham gia bán hàng đa cấp có được quyền trả lại hàng đã mua từ công ty đa cấp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hàng. Những công ty nào không cho phép người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa đã mua thì cần phải xem xét cẩn trọng.

- Công ty không có giấy phép kinh doanh bán hàng đa cấp.

Do đó các bạn sinh viên cần tỉnh táo trước những lời mời đường mật; cần tìm hiểu kỹ công ty, sản phẩm kinh doanh. Đối với các hình thức kinh doanh đa cấp biến tướng sẽ có những biểu hiện rất rõ ràng: doanh thu và hoa hồng đến từ việc mời gọi người tham gia; sản phẩm không có nguồn gốc, kém chất lượng.

Thông qua câu chuyện này, chúng tôi xin được cảnh tỉnh các bạn sinh viên đặc biệt là tân sinh viên cần tỉnh táo trước những chiêu trò và thủ đoạn lừa đảo trên để không trở thành con nợ cho các bẫy đa cấp, lừa đảo.

Thông tin hữu ích khác
cao-dang-y-khoa-pham-ngoc-thach-co-tot-khong Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch có tốt không? Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch có tốt không? Là Trường công hay tư? Bài viết này là review về trường cho các bạn tìm hiểu khi có ý định... nen-hoc-dieu-duong-hay-ho-sinh Nên học Điều dưỡng hay Hộ sinh để phát triển sự nghiệp? Điều dưỡng và hộ sinh đều thực hiện công tác chăm sóc người bệnh. Nhiều người băn khoăn “nên học Điều dưỡng hay Hộ sinh” để có triển vọng nghề... so-sanh-nganh-duoc-va-dieu-duong-khac-nhau-nhu-the-nao Nên học Dược hay Điều dưỡng? Chọn ngành nào tốt hơn? Nên học Dược hay Điều dưỡng? Chọn ngành nào tốt hơn khi hai nhóm ngành đều là chăm sóc sức khỏe. Cùng tìm hiểu sự khác nhau của hai ngành... nganh-to-chuc-va-quan-ly-y-te Ngành Tổ chức và Quản lý Y tế là gì? Ra trường làm gì? Trong bối cảnh hiện nay ngành Y tế đang phát triển nhanh chóng tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm. Vậy ngành Tổ chức và Quản lý y tế là gì? Ra... 1-nguyen-vong-bao-nhieu-tien Lệ phí 1 nguyện vọng Đại học nộp bao nhiêu tiền 2024 Các sĩ tử vừa qua tiến hành đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển Đại học, Cao đẳng. Nhiều bạn quan tâm “Một nguyện vọng bao nhiêu tiền? Mức lệ... khoi-a00 Khối A00 gồm những môn nào? Có ngành và trường nào? Khối A00 gồm những môn nào? Các ngành, các trường khối A00 là gì? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp chi tiết dưới đây. Các bạn sinh viên nhanh...
Xem thêm >>



0899 955 990