Các bạn học sinh chắc hẳn đều dành một sự quan tâm lớn đến cấu trúc đề cương bài thi đánh giá năng lực 2023, đặc biệt là với các thí sinh chuẩn bị thi đại học. Để tìm hiểu kỹ hơn cấu trúc của đề thi này chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây!
Bài thi đánh giá năng lực là gì?
Thi đánh giá năng lực là kỳ thi do các trường Đại học tự tổ chức riêng và có thể dùng kết quả để xét tuyển, đánh giá. Đây là một hình thức bài kiểm tra cơ bản nhằm đánh giá năng lực của thí sinh dự thi chuẩn bị bước chân vào đại học.
Nội dung bài thi đánh giá có đầy đủ về kiến thức và tư duy với hình thức số liệu, cung cấp dữ liệu và công thức cơ bản, qua đó đánh giá khả năng giải quyết vấn đề và suy luận, không đánh giá khả năng học thuộc.
Dạng đề thi thông thường là câu hỏi trắc nghiệm khách quan gồm 120 câu hỏi bài thi tổ hợp (Multiple Choice Question), thời gian làm bài là 150 phút.
Kỳ thi đánh giá năng lực được xây dựng và tiếp cận đến với thí sinh như hình thức của bài thi SAT và TSA.
Cấu trúc đề thi đáng giá năng lực năm 2023
Thông qua nội dung kiến thức thuộc chương trình giáo dục phổ thông, bài thi đánh giá ba nhóm năng lực chính là: năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ tiếng Việt, lập luận, tư duy logic, tính toán, xử lý dữ liệu; và năng lực tìm hiểu, khám phá và ứng dụng khoa học (Tự nhiên - Xã hội).
Độ khó của các câu hỏi trong đề thi tăng dần từ cấp độ 1 đến cấp độ 3 và được phân định theo tỉ lệ: Cấp độ 1: 20%, Cấp độ 2: 60%, Cấp độ 3: 20%.
Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN cho biết bài thi HSA gồm 3 phần thi:
- Phần 1: Tư duy định lượng (Toán học, 50 câu hỏi – 75 phút).
- Phần 2: Tư duy định tính (Ngữ văn – Ngôn ngữ, 50 câu hỏi – 60 phút),
- Phần 3: Khoa học (Tự nhiên - Xã hội, 50 câu hỏi – 60 phút).
Tổng số câu hỏi chấm điểm là 150 câu hỏi trong đó có 132 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn với 01 đáp án đúng duy nhất, 15 câu hỏi điền đáp án lĩnh vực Toán học, 03 câu hỏi điền đáp án lĩnh vực Vật Lý, Hóa học, Sinh học.
Đề cương chi tiết bài thi đánh giá năng lực như sau:
Phần 1. Tư duy định lượng Toán học (75 phút)
Lĩnh vực kiến thức | Dạng thức câu hỏi | Số câu hỏi | Mục tiêu đánh giá |
Đại số; Hình học; Giải tích; Thống kê và xác suất sơ cấp. | Gồm 35 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn/ 01 đáp án đúng duy nhất và 15 câu điền đáp án | 50 | Thông qua lĩnh vực Toán học, đánh giá năng lực giải quyết vấn đề, suy luận, lập luận, tư duy logic, tư duy tính toán, khái quát hóa, mô hình hóa toán học, sử dụng ngôn ngữ và biểu diễn toán học, tư duy trừu tượng không gian. |
Phần 2. Tư duy định tính Ngữ văn - Ngôn ngữ (60 phút)
Lĩnh vực kiến thức | Dạng thức câu hỏi | Số câu hỏi | Mục tiêu đánh giá |
Ngữ liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như văn học, ngôn ngữ (từ vựng – ngữ pháp), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, nghệ thuật, v.v. | Gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn/ 01 đáp án đúng duy nhất | 50 | Thông qua lĩnh vực Ngữ văn - Ngôn ngữ, đánh giá năng lực giải quyết vấn đề, lập luận, tư duy logic, tuy duy ngôn ngữ tiếng Việt. |
Phần 3. Khoa học Tự nhiên - Xã hội (60 phút)
Lĩnh vực kiến thức |
Dạng thức câu hỏi |
Số câu hỏi | Mục tiêu đánh giá |
Vật Lý: Cơ học, Điện học, Quang học, Từ trường, hạt nhân nguyên tử, Lượng tử ánh sáng…. |
47 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn/ 01 đáp án đúng duy nhất và 03 câu điền đáp án thuộc lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Sinh học. |
10 | Thông qua lĩnh vực Khoa học tự nhiên, xã hội: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý đánh giá năng lực tìm hiểu, khám phá và ứng dụng khoa học: khả năng giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy, lập luận và tổng hợp, ứng dụng, am hiểu đời sống kinh tế xã hội; khả năng tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử thông qua lĩnh vực Lịch sử; Khả năng nhận thức thế giới theo quan điểm không gian thông qua lĩnh vực Địa lý; Khả năng nghiên cứu và thực nghiệm thông qua lĩnh vực Vật lý, Hóa học và Sinh học. |
Hóa học: Hóa học đại cương (các nguyên tố, cấu tạo nguyên tử); Hóa vô cơ; Hóa hữu cơ… | 10 | ||
Sinh học: Sinh học cơ thể, Di truyền và biến dị, Tiến hóa…. | 10 | ||
Lịch sử: Lịch sử thế giới cận – hiện đại Lịch sử Việt Nam cận – hiện đại … | 10 | ||
Địa lý và Giáo dục: Địa lý tự nhiên, Địa lý dân cư, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Địa lý các ngành kinh tế, Địa lý các vùng kinh tế. | 10 |
Cách tính điểm bài thi đánh giá năng lực
Khi dự thi, thí sinh làm bài thi trực tiếp trên máy tính tại các phòng thi đủ tiêu chuẩn.
Đối với các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, thí sinh lựa chọn một đáp án đúng duy nhất (A, B, C, D) cho mỗi câu hỏi.
Đối với các câu hỏi điền đáp án, thí sinh điền đáp án tìm được vào ô trống có sẵn tương ứng của câu hỏi thi.
Điểm của bài thi được chấm tự động bằng phần mềm thi Đánh giá năng lực. Kết quả bài thi được hiển thị trên màn hình máy tính sau khi thí sinh kết thúc bài làm hoặc hết thời gian thi theo quy định. Tổng điểm của toàn bài thi là 150 điểm dựa trên tổng số câu trả lời đúng của thí sinh.
Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, câu trả lời sai hoặc không trả lời không được tính điểm (các câu hỏi thử nghiệm không tính điểm). Điểm của bài thi là tổng điểm của ba phần thi, trong đó mỗi phần thi tối đa 50 điểm.
Bảng điểm kết quả bao gồm điểm tổng (tối đa 150 điểm) và 3 đầu điểm thành phần: Tư duy định lượng, Tư duy định tính, Khoa học.
Năm 2023, Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN được giao nhiệm vụ tổ chức 8 đợt thi HSA từ tháng 3 đến tháng 6. 9h00 ngày 6/2, hệ thống đăng ký thi HSA mở phục vụ 45.000 chỗ cho thí sinh đăng ký dự thi. Nhiều thí sinh dự thi và phụ huynh đăng nhập tài khoản để tìm hiểu về kỳ thi các đợt tháng 5-6 dẫn đến hệ thống bị nghẽn cục bộ khoảng 30-45 phút, thời điểm số lượng truy cập tối đa là 48.500 tài khoản.
Bài viết trên đây của Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc cấu trúc đề thi đáng giá năng lực năm 2023, mong rằng các bạn học sinh có thể tham khảo và hiểu hơn về kỳ thi này. Chúc các bạn thi đỗ, đạt điểm cao.