Ngoài việc ôn luyện thì các bạn cần biết được các cách làm giảm áp lực trước khi thi như thế nào? Cả nước đang hướng về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 sắp tới, đây là thời điểm mà các sĩ tử trả lời kết quả sau 12 năm đèn sách. Mời các bạn theo dõi nhé.
>>> Bạn có thể muốn xem Kế hoạch Ôn thi THPT Quốc gia các môn với lộ trình chi tiết
Áp lực thi THPT Quốc gia luôn đè nặng các sĩ tử
Trong thời điểm nước rút của kỳ thi tốt nghiệp THPT cực kỳ quan trọng sắp tới, áp lực thi THPT Quốc gia khiến cho nhiều sĩ tử mệt mỏi, bị rối, bị cuống và đôi lúc là muốn bỏ cuộc. Do đó, Cách làm giảm áp lực trong học tập, thi cử với học sinh, sinh viên là điều rất cần thiết.
Các em học sinh, sinh viên nên tự làm chủ bản thân, giải tỏa tâm lý, sự căng thẳng để có tinh thần thoải mái, phát huy tốt khả năng của bản thân. Như vậy mới giúp cho tư duy các em được sáng tạo, hoạt động tốt. Từ đó hạn chế những ảnh hưởng đến kết quả học tập và thi cử.
Cách giảm áp lực thi THPT Quốc gia 2024
Hướng dẫn cách làm giảm áp lực khi thi mà các sĩ tử có thể áp dụng dưới đây:
1. Lên kế hoạch học tập, thi cử cụ thể
Việc học tập và thi cử là điều cực kỳ quan trọng, để có kết quả tốt mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống thì các bạn cần biết cách sắp xếp và phân chia cụ thể. Đó là việc lên kế hoạch cụ thể với từng giai đoạn ôn tập của mình.
Điều đó giúp bạn tiết kiệm thời gian trong ngày mà còn biết được bản thân cần và nên làm gì. Thói quen này giúp các bạn biết cách sắp xếp công việc tốt nhất, phân bổ thời gian học hợp lý tránh bị áp lực, căng thẳng nhất là trước các kỳ thi quan trọng.
Khi đã có thời gian biểu hợp lý, các bạn hãy bám sát vào đó để hoàn thành được mục tiêu trước mắt. Đồng thời phân bố thời gian cụ thể “ Học môn nào vào buổi sáng? Thời gian trong bao lâu? Nên chú trọng những kiến thức nào?” Theo đó bạn nên có kế hoạch cho cả tuần để sắp xếp công việc hợp lý.
Đến kỳ thi tốt nghiệp THPT, các bạn hãy chuẩn bị thật kỹ cho bản thân để sắp xếp lịch trình của mình. Với khối lượng kiến thức rộng lớn của 6 môn tốt nghiệp thì các bạn cần phải biết sắp xếp trong thời gian sớm cho lịch trình của mình, tránh “ nước đến chân mới nhảy”.
2. Chuẩn bị kỹ lưỡng trước mỗi kì thi
Những giai đoạn chuyển cấp, hay thi Đại học…đều là mốc đánh dấu quan trọng với các em học sinh. Bởi vậy cần linh động áp dụng cách làm giảm áp lực khi thi để có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng.
Ngoài kiến thức sách vở, các bạn cần nắm vững được quy chế thi để tránh vô tình mang những dụng cụ không cần thiết, bị hủy kết quả thi. Việc chuẩn bị thật kỹ lưỡng này giúp bạn an tâm hơn. Ngoài ra, trước hôm thi hãy nghỉ ngơi cho có đủ sức khỏe và tinh thần thư giãn, thoải mái nhất nhé.
Theo đó cách làm giảm stress trước khi thi cực kỳ quan trọng như sau:
- Nên ngủ sớm để tinh thần thoải mái, tỉnh táo và minh mẫn, cơ thể tràn đầy năng lượng.
- Nên vận động nhẹ nhàng để thả lỏng cơ thể, hạn chế sự mệt mỏi, căng cơ.
- Động viên bản thân và luôn duy trì tâm trạng lạc quan.
- Thay vì lo lắng về điểm số thì các bạn hãy giữ tâm lý thi đấu hết mình, cố gắng hoàn thành mục tiêu tốt nhất có thể. Mọi kết quả sau đều không có gì tiếc nuối.
- Đặt đồng hồ báo thức và nên đi thi sớm trước 30 phút để có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi trước khi thi.
3. Tránh học tập quá sức
Một cách làm giảm áp lực khi thi đó là nên tránh học tập quá sức. Việc ôn tập đòi hỏi thời gian dài, nên kiên trì và có sự rèn luyện cả đời. Bởi vậy, các bạn không nên dốc toàn sức trước kỳ thi, có thể xen kẽ vào đó là việc rèn luyện sức khỏe, tinh thần bằng những mẩu truyện cười, bài nhạc giúp tinh thần sảng khoái. Đồng thời còn giúp cho bộ não dung nạp kiến thức tốt hơn.
4. Chia sẻ với bạn bè, người thân
Giai đoạn tuổi học sinh, sinh viên mới lớn rất nhạy cảm, chịu nhiều tác động tâm lý nên tạo ra sự xa cách với gia đình và người thân. Điều đó giúp các em gặp nhiều khó khăn, căng thẳng trong cuộc sống và học tập. Thay vào đó hãy chia sẻ với bố mẹ, anh chị em, bạn bè để có tâm lý tốt nhất.
Điều đó có thể khiến cho bản thân thêm bế tắc, khó khăn không thể giải quyết được. Hãy cố tâm sự với mọi người để giải tỏa lo lắng, muộn phiền.
5. Chơi cùng thú cưng
Những chú chó mèo đáng yêu luôn là nguồn giải tỏa stress hữu hiệu. Nhiều nghiên cứu cho thấy khi chơi đùa cùng thú cưng, cơ thể sẽ tiết ra hormone oxytocin giúp giảm căng thẳng, giảm huyết áp, từ đó giảm bớt nguy cơ trầm cảm và suy nghĩ tiêu cực ở con người.
6. Dành thời gian để nghỉ ngơi
Nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi rất cần thiết với mỗi người. Do vậy bạn không thể bỏ qua cách làm giảm áp lực trước khi thi này bằng cách chợp mắt, nghe nhạc, vẽ tranh hoặc có thể làm được bất kỳ những bộ môn yêu thích để thư giãn đầu óc và thoải mái hơn.
Sau khi tập trung cao độ thì những cơ quan khác cơ thể cũng cần nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng tích cực. Bởi vậy, khi bị quá tải hoặc ngồi học lâu thì hãy cho phép bản thân vận động nhẹ nhàng, giải tỏa áp lực để linh hoạt hơn. Điều đó giúp bạn giảm áp lực khi thi rất hiệu quả.
7. Áp dụng các liệu pháp thư giãn tự nhiên
Ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ về cách làm giảm áp lực trước khi thi đơn giản và hiệu quả. Các bạn có thể ngồi thiền, hít thở sâu, nghe nhạc, tập Yoga, vẽ tranh, uống trà thảo mộc, ngâm chân với nước ấm,…. Những mẹo này giúp cho bạn có tâm lý ổn định, hạn chế bị áp lực nghiêm trọng.
8. Không tự tạo áp lực cho bản thân
Việc ôn tập phải có mục tiêu ôn tập rõ ràng, tùy thuộc vào khả năng và năng lực của bản thân để đưa ra mục tiêu hợp lý. Các bạn không nên quá kỳ vọng so với những gì bản thân có thể đạt được, điều đó không phải là động lực mà trở thành áp lực mệt mỏi và dễ bị stress hơn. Theo đó, bạn hãy áp dụng cách làm giảm áp lực trước khi thi thật kỹ lưỡng.
9. Ăn uống đầy đủ dưỡng chất
Chuẩn bị tinh thần và sức khỏe và điều cực kỳ quan trọng. Khi bước vào kỳ thi, các sĩ tử sẽ phải vùi đầu vào sách vở, chính những áp lực này đôi khi làm tiêu tốn bao nhiêu năng lượng. Việc cần thiết đó là bổ sung đủ dinh dưỡng để có sức khỏe tốt nhất, nâng cao chất lượng học tập.
Phụ huynh chú ý bổ sung cho các sĩ tử chế độ ăn uống, nhiều vitamin, khoáng chất có lợi. Việc xây dựng chế độ ăn uống cân đối giúp cơ thể có sức khỏe và tinh thần tốt nhất. Theo đó, các bạn đừng bỏ lỡ thực phẩm bổ sung lợi khuẩn như các loại hạt, sữa chua, ngũ cốc, sữa tươi, các loại đậu, rau xanh, trái cây cực kỳ tốt….
10. Hít thở sâu, thở đều khi vào phòng thi
Một phương pháp dân gian được truyền tai nhau với các sĩ tử cách giảm áp lực khi vào phòng thi đó là hít thở thật sâu. Một bước làm thực sự đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất tốt.
Ngoài việc đến sớm để chuẩn bị tốt hơn thì chắc hẳn nhiều em cảm thấy lo lắng khi lần đầu tiên tham gia kỳ thi quan trọng này. Sự stress đến bật khóc, nhưng hãy hít thở thật sâu để cơ thể sảng khoái và mang lại kết quả tốt nhất.
Thông tin trên đây giúp bạn tìm hiểu về cách làm giảm áp lực trước khi thi giúp các bạn có hành trang chuẩn bị tốt nhất. Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chúc các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi này.