Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Ameflu Day Time Là Thuốc Gì? Công Dụng Thế Nào?

Cập nhật: 31/10/2022 14:49 | Người đăng: anbinh

Thuốc Ameflu Day Time có tên gốc là Acetaminophen, dùng để giảm đau đây là thuốc thuộc nhóm hạ sốt. Thông qua tác động trên khu trung điều nhiệt của não để giảm đau đầu, đau lưng, đau răng...

1. Thuốc Ameflu Day Time là thuốc gì?

Thuốc Ameflu Day Time nằm trong nhóm thuốc ho và cảm cúm với những triệu chứng như: ho, hắt hơi, cảm cúm, ngứa mũi, đau họng, đau người, dị ứng đường hô hấp trên…

Thuốc Ameflu Day Time là thuốc gì? Công dụng thế nào?
Thuốc Ameflu Day Time điều trị các chứng bệnh nào?

Thuốc Ameflu Day Time được bào chế dưới dạng Siro, dung tích 60ml. Thuốc dùng an toàn cho trẻ nhỏ, được nhiều phụ huynh tin tưởng.

Thành phần chính của thuốc Ameflu bao gồm:

  • Acetaminophen hàm lượng 160 mg
  • Phenylephrine hàm lượng 2.5 mg
  • Dextromethorphan 5 mg
  • Chlorpheniramine 1 mg

Thuốc Ameflu thuộc công ty cổ phần dược phẩm OPV, khá quen thuộc với các phụ huynh dùng cho con em.

2. Tác dụng của thuốc Ameflu Day Time là gì?

  • Thuốc Ameflu có thành phần chính là Acetaminophen, có tác dụng làm giảm tạm thời sốt, nhức và đau do cảm lạnh thông thường và các nhiễm virus khác. 
  • Thuốc Ameflu còn được chỉ định làm giảm tình trạng  đau đầu, đau lưng, đau răng, nhức cơ và thống kinh. 
  • Thành phần Acetaminophen làm giảm đau trong viêm khớp nhẹ nhưng không có tác dụng trên tình trạng viêm, đỏ và sưng khớp. 

Một số báo cáo cho thấy, hiệu quả của thuốc Ameflu ngang so với thuốc chống viêm phi steroid ibuprofen (MOTRIN) trong làm giảm đau khớp gối do viêm xương khớp.

3. Hướng dẫn cách dùng và liều dùng của Ameflu daytime

3.1. Cách dùng: 

Dùng thuốc Ameflu ban ngày bằng cách uống cùng hoặc không cùng đồ ăn. Acetaminophen được chuyển hóa ở gan và cần giảm liều ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan thận.

3.2. Liều dùng Ameflu daytime an toàn:

Với trẻ em:

  • Trẻ em từ 6 đến 11 tuổi:
  • Mỗi lần uống Ameflu khoảng 10ml, cách mỗi 4 giờ. Trong vòng 24 giờ không dùng quá 50ml.

Trẻ em từ 4 đến 5 tuổi:

  • Dùng thuốc Ameflu theo chỉ định của bác sĩ, mỗi lần uống 5ml thuốc, cách nhau 4 giờ. Không dùng quá 25ml/24 giờ.

Trẻ em dưới 4 tuổi:

  • Chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ

3.3. Thuốc Ameflu có dùng cho bà bầu không?

Nhiều thắc mắc về thuốc Ameflu có dùng được cho bà bầu không? Theo nghiên cứu của Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) tại Mỹ, mức độ an toàn của các thuốc với phụ nữ mang thai: A, B, C, D, X được sắp xếp theo nguy cơ tăng dần.

  • Trong đó thì Acetaminophen nằm trong nhóm B: Dù hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu về thuốc với động vật mang thai tuy nhiên chưa ai khẳng định được thuốc không gây nguy hại lên bào thai.
  • Còn các thành phần Guaifenesin, Phenylephrin hydroclorid và Dextromethorphan HBr thì thuộc nhóm C: Một số nghiên cứu trên động vật thì  có hại đối với bào thai. Đối với người hiện vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể. Do vậy người dùng cần cân nhắc cẩn thận giữa lợi và hại.

Phụ nữ trong thời gian mang thai hay đi khám để được tư vấn cụ thể về lợi ích, nguy cơ của loại thuốc này. Tránh tự ý dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

4. Tương tác thuốc Ameflu Day Time có gây ra hậu quả nghiêm trọng?

Các dược sĩ Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cho rằng, thành phần acetaminophen trong thuốc đều được dung nạp tốt, ít gây ra tác dụng phụ.

Thuốc Ameflu là thuốc gì? Có công dụng như thế nào?
Tác dụng thuốc Ameflu day time trong việc giảm đau

Tuy nhiên khi dùng thuốc Ameflu Day Time mà có sử dụng bất kỳ thuốc nào khác cũng nên có sự cho phép của các bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc dưới đây tránh sử dụng đồng thời

  • Thuốc chống co giật (gồm Barbiturat, Phenytoin, Carbamazepin), Isoniazid: sẽ làm tăng độc tính của hoạt chất Acetaminophen trên gan.
  • Kết hợp với thuốc Phenylephrin có tác dụng giống thần kinh giao cảm: gây nên sự gia tăng những tác dụng không mong muốn về tim mạch.
  • Phenylephrine khi dùng chung với Ameflu sẽ làm giảm hiệu lực của các thuốc chẹn beta với những thuốc chống tăng huyết áp (bao gồm Reserpin, Debrisoquin, Guanethidin, Methyldopa). Đồng thời có thể làm tăng nguy cơ xảy ra những rủi ro về tăng huyết áp với những tác dụng không mong muốn về tim mạch.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptylin, imipramin): sẽ làm tăng nguy cơ gây ra tác dụng phụ không mong muốn về tim mạch của phenylephrin.
  • Sử dụng đồng thời thuốc Phenylephrin với Alkaloid nấm cựa gà (Ergotamin và Methyl Sergld): Làm tăng ngộ độc nấm cựa gà…

5. Xử lý khi dùng thuốc Ameflu quá liều

Việc dùng thuốc Ameflu daytime quá nhiều có thể gây ra tình trạng suy gan, ngộ độc gan, thậm chí dẫn đến tử vong. Do vậy, bệnh nhân dùng quá liều acetaminophen cần đi khám cấp cứu ngay. Điều trị sớm bằng acetylcystein (MUCOMYST) có thể ngăn ngừa hủy hoại gan hoặc tử vong. Các dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc gan có thể không rõ trong 2-3 ngày sau khi dùng quá liều.

Những người thường xuyên uống quá nhiều rượu thường bị ngộ độc gan ở liều acetaminophen thấp hơn. Những người hay phải uống acetaminophen không nên uống rượu vì tăng nguy cơ tổn thương gan. Bệnh nhân bị bệnh gan và thận cũng cần thận trọng khi uống acetaminophen để tránh ngộ độc. Acetaminophen không gây quen thuốc.

6. Thuốc Ameflu gây ra những tác dụng phụ nào?

Nếu dùng thuốc Ameflu đúng theo chỉ định của bác sĩ thì rất ít khi xảy ra tác dụng phụ. Người bệnh thường xảy ra những tác dụng phụ bao gồm phát ban, vàng da hoặc mắt, ngứa, xuất huyết (đái máu, ỉa phân đen, chấm hoặc mảng xuất huyết), sốt, đau họng và thiểu niệu.

7. Thận trọng khi dùng thuốc Ameflu

Trước khi có ý định dùng thuốc Ameflu cần báo cho bác sĩ về tiền sử bệnh lý dưới đây:

  • Người bị huyết áp cao, bệnh gan, bệnh tim, tiểu đường, bệnh tuyến giáp.
  • Tiểu khó do phì đại tuyến tiền liệt.
  • Chứng ho kéo dài hay ho mãn tính như ho do bệnh hen.
  • Họ kèm theo việc tiết dịch đàm (chất nhầy) quá mức.
  • Người gặp vấn đề ở đường hô hấp, cụ thể là viêm phế quản mạn tính.
  • Tăng nhãn áp.

Thận trọng khi dùng sản phẩm này:

  • Thuốc new Ameflu Day Time có thể gây kích thích, nhất ở trẻ em.
  • Thuốc có thể gây tình trạng buồn ngủ.
  • Các thuốc giảm đau và an thần có thể làm tăng tác dụng gây buồn ngủ.
  • Tránh dùng với các thuốc khác có chứa acetaminophen.

Người bệnh hãy ngưng dùng thuốc và báo cho bác sĩ như sau:

  • Xuất hiện cảm giác chóng mặt, bồn chồn hay mất ngủ.
  • Xuất hiện cơn đau, ho nặng hơn, sung huyết mũi kéo dài hơn 5 ngày.
  • Sốt nặng hơn hoặc kéo dài hơn 3 ngày.
  • Ban đỏ da hoặc sưng phù.
  • Xuất hiện các triệu chứng bất thường mới.
  • Ho tái phát, kéo dài hoặc có kèm theo sốt, phát ban da hoặc nhức đầu.

Những thông tin về thuốc Ameflu Day Time trên đây cung cấp cho bạn biết về thành phần, tác dụng, cách dùng, liều dùng, thận trọng khi dùng thuốc Ameflu. Thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất người bệnh hãy đi khám và dùng thuốc theo chỉ định. Bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin về thuốc khác tại Cẩm nang Y Dược nhé!

Thông tin hữu ích khác
cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo.... bien-chung-thuy-dau-nhu-the-nao-cach-phong-ngua-benh-thuy-dau-hieu-qua Bệnh thủy đậu: Dấu hiệu nhận biết, Biến chứng, Cách phòng Bệnh thủy đậu có thể xảy ra bất kỳ ai, không phân biệt giới tính độ tuổi. Mặc dù đây là bệnh lành tính nhưng nếu như không được điều trị đúng cách... ung-thu-da-co-nguy-hiem-khong-co-chua-duoc-khong Ung thư da có nguy hiểm không? Có chữa được không? Ung thư da là một trong những bệnh lý thường gặp ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Vậy ung thư da có nguy hiểm không có chữa được... ho-khac-ra-mau-la-benh-gi-co-nguy-hiem-khong Ho khạc ra máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Ho khạc ra máu là tình trạng  khạc ra máu từ đường hô hấp dưới thanh quản, đây là một bệnh lý khá phổ biến. Nếu không được điều trị dứt điểm kịp... vitamin-k-co-tac-dung-gi-nen-an-gi-de-bo-sung-vitamin-k-cho-co-the Vitamin K có tác dụng gì? Nên ăn gì để bổ sung Vitamin K? Vitamin K có tác dụng gì? Nên ăn gì để bổ sung Vitamin K cho cơ thể? Câu hỏi này nhận được khá nhiều sự quan tâm của các...
Xem thêm >>



0899 955 990