Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Giải thích nhan đề tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố

Cập nhật: 10/07/2024 15:42 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Tài liệu giải thích nhan đề tức nước vỡ bờ nghĩa theo nghĩa đen và nghĩa bóng là thông tin cực kỳ hữu ích với các bạn học sinh. Để giúp các bạn có sự chuẩn bị kiến thức tốt nhất, hãy cùng ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch giải đáp ngay dưới đây nhé.

1. Giải thích ý nghĩa nhan đề tức nước vỡ bờ dễ hiểu

Theo nghĩa đen: “Tức nước” được hiểu là mực nước rất đầy, rất muốn trào ra ngoài. "Bờ" được xem là giới hạn tại các con sông và kênh đào. Câu thành ngữ "tức nước vỡ bờ" theo nghĩa đen chỉ mực nước quá lớn với sức nước mạnh và bờ cũng không thể giữ được khiến vỡ nước làm trào ra ngoài.

Giải thích nhan đề tức nước vỡ bờ ngắn gọn
Chị Dậu ( minh họa) mang con sang nhà Nghị Quế

Giải thích theo nghĩa bóng: Mỗi người đều có giới hạn về sức chịu đựng, do vậy những gì trong mức giới hạn thì họ sẽ cho qua. Tuy nhiên nếu vượt quá mức cho phép của sức chịu đựng thì họ sẽ kháng lại mãnh liệt như sức mạnh của nước làm cho vỡ bờ. Thành ngữ “tức nước vỡ bờ” có ý nghĩa tương tự như câu nói: "Con giun xéo lắm cũng quằn". Đây được xem là một quy luật tất yếu trong cuộc sống.

Qua giải thích ý nghĩa nhan đề “ tức nước vỡ bờ”, thành ngữ này được đưa vào tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố để làm nổi bật được tình thế của chị Dậu. Chị đã phải tính hết cách để có tiền nộp sưu cho chồng, đến mức bán cả con gái của mình mà vẫn không đủ nộp sưu cho chồng. Cho đến khi bọn cai lệ đến, dù đã quỳ lạy, van xin nhưng chúng cũng không tha cho anh Dậu đang ốm yếu và bắt anh ra đình tra tấn. Khi bị dồn ép đến đường cùng và không thể chịu đựng được thêm nữa thì chị Dậu đã vùng dậy để chống lại bọn cai lệ bảo vệ chồng mình.

2. Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ - mẫu 1

Ngô Tất Tố chính tay đặt tên cho tác phẩm của mình với nhan đề "Tức nước vỡ bờ". Qua đó, nhan đề phần nào thể hiện được đầy đủ về ý nghĩa đoạn trích và cách sử dụng thành ngữ trong dân gian mang ý nghĩa về đấu tranh trong việc đặt tên một đoạn trích.

Người dân lao động Việt Nam thời trước Cách mạng Tháng tám năm 1945 có tính hiền lành, chất phác, luôn nhẫn nhục, chịu thương, chịu khó. Tuy nhiên không vì thế mà họ phải chịu nhiều áp bức, bị đẩy đến đường cùng thì họ cũng sẽ vùng lên kháng cự, không chút lo sợ để đánh quật bọn bè lũ áp bức.

Với hành động chống lại cai lệ và người nhà ông Lý của Chị Dậu ở tác phẩm này đã phản ảnh được quy luật tất yếu của cuộc sống “ tức nước vỡ bờ”. Và chắc chắn ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh, một chân lý đến nay luôn có sự khách quan.

3. Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ ngắn - mẫu 2

Giải thích nhan đề "Tức nước vỡ bờ" có tính gợi hình cao, một nhan đề do tác giả Ngô Tất Tố đặt tên. Tác giả lấy thành ngữ của người Việt Nam để nói lên một quy luật khách quan trong thời xưa “ ở đâu có áp lực thì ở đó có chiến tranh, chống cự”

Đối tượng cực khổ nhất, chịu nhiều áp bức trước Cách mạng tháng Tám không ai khác, đó là những người nông dân hiền lành, chất phác. Họ phải chịu cảnh nghèo đói, khổ cực và thêm sự sự áp bức, bóc lột đối với những kẻ cậy quyền cậy thế.

Nếu như bị dồn vào đường cùng thì những người nông dân hiền lành chất phác chính là đại diện tiêu biểu vùng lên đấu tranh, giành sự sống, và tự do cho bản thân. Trong tác phẩm này phải kể đến chị Dậu. Mọi thế lực áp bức dù lớn mạnh thế nào đi chăng nữa thì cũng sẽ bị đánh bại.

4. Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ ngắn gọn

Qua giải thích nhan đề "Tức nước vỡ bờ" vừa qua phần nào giúp cho người đọc có thể hình dung được nội dung của đoạn trích. Theo đó, chị Dậu là người đại diện cho giai cấp nông dân Việt Nam, những người nghèo, đói khổ chịu áp bức, bóc lột trước Cách mạng Tháng Tám. 

Chị Dậu và anh Dậu bị chèn ép
Chị Dậu và anh Dậu bị chèn ép

Đại diện là lí trưởng và tay sai luôn khiến cho người nông dân chịu cảnh khốn cùng, đánh đập, bóc lột tàn bạo, thậm chí là chết. Tuy nhiên, chúng không biết rằng "Con giun xéo lắm cũng quằn", ngoài chị Dậu thì toàn thể người dân chất phác sẽ cùng nhau đứng lên đấu tranh. Đây được xem là quy luật tất yếu của cuộc sống. Con người khi bị dồn đến đường cùng thì họ chỉ có một cách là vươn lên, đấu tranh giành lại sự tự do và sự sống thuộc về mình.

5. Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ chi tiết

Thể loại văn học giai đoạn 1930-1945, lấy đề tài chủ yếu là người nông dân thuộc mảnh đất quen thuộc của các nhà văn thi nhau cày xới. Tuy nhiên, cùng một đề tài thì mỗi nhà văn sẽ có mối quan tâm và sự thể hiện khác nhau. Cụ thể như, nhà văn Nam Cao quan tâm đến nhân tính bị tha hóa của con người trước cuộc sống nghiệt ngã thì Ngô Tất Tố lại chú ý đến những số phận cơ cực của người nông dân trong cảnh bần cùng hóa. Dưới ngòi bút lột tả của Ngô Tất Tố, có thể thấy được một bức tranh toàn cảnh về nông thôn Việt Nam thuở ấy: ngột ngạt, tù túng, bị chèn ép, bóc lột, đè đầu cưỡi cổ bởi sưu cao thuế nặng. Từ đó phản ánh được thực tại nghiệt ngã, qua đó nhà văn còn không quên gửi gắm niềm cảm thương đến những phận bất hạnh, mảnh đời cơ cực, chịu nhiều đắng cay. Thông qua giải thích ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ, hé mở về nội dung tác phẩm, đây chính là yếu tố tạo nên thành công của đoạn trích này.

Tiêu đề “ tức nước vỡ bờ” là yếu tố đầu tiên để người đọc được tiếp cận tác phẩm. Qua đó xây dựng nhan đề quan trọng đảm bảo được sự độc đào, súc tích, ngắn gọn sẽ giúp thâu tóm được nội dung tác phẩm. Bên cạnh đó còn giúp khơi gợi trí tò mò của người đọc.

Nhan đề vừa đúc kết được nội dung của tác phẩm mà tác giả còn muốn gửi gắm quan niệm ý tưởng hay một bài học rộng hơn. Giải thích ý nghĩa “Tức nước vỡ bờ” chỉ một hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống theo nghĩa đen: Mực nước quà đầy thì chắc chắn sẽ vỡ tràn. Theo trí tuệ thâm thúy của ông cha ta, hình tượng bờ tràn thể hiện sự phản ứng của con người trước hoàn cảnh: Một người khi đi quá giới hạn của sức chịu đựng thì họ sẽ phản kháng và vùng lên đấu tranh chứ không cam chịu được nữa.

Qua tác phẩm “Tức nước vỡ bờ”, và hình tượng nhân vật chị Dậu, ta càng thấu hiểu hơn về ý nghĩa câu thành ngữ. Trong đầu đoạn trích, chị Dậu đã hết lời van xin cai lệ và lý trưởng với cách xưng hô của kẻ bề dưới là “Cháu van ông”, “xin ông tha cho”, “nhà ông làm phúc” cùng với giọng điệu khẩn khoản. 

Với người phụ nữ nông dân thời xưa có tính cách dịu dàng, mộc mạc, luôn nhẫn nhục, chịu đựng. Tuy nhiên đặc điểm này ngoại lệ với chị Dậu. Bởi với quan trên càng được nước thì chúng càng lấn tới. Mặc lời van xin của chị như thế nào thì tên cai lệ không thèm nghe mà tiếp tục xông vào đánh anh Dậu và cả chị Dậu.

Trong bối cảnh, đứa con đã bị bán đi, chồng đau ốm mà vẫn bị hành hạ khiến chị không thể tiếp tục nhẫn nhịn, kìm nén. Chắc hẳn khi đọc đến đoạn này thì rất nhiều người phải lên tiếng phẫn nộ. Và không nằm ngoài mong đợi, chị Dậu đã phản ứng đột ngột ngay đổi, tức không thể chịu đựng thêm nữa thì chị đã liều mạng kháng cự lại.

Thay vì cách xưng hô “ông - cháu” ở đầu tác phẩm thì đã được thay bằng “ông - tôi” ngang hàng với nhau, đi kèm là lí lẽ: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Sự tức giận đạt đến đỉnh điểm, chị bị tên kia tát vào mặt chị và nhảy vào canh anh Dậu liền bị chị nghiến hai hàm răng: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”.

Đây chính là thời điểm mà chị Dậu thể hiện sự căm giận và khinh bỉ cao độ và chuyển hẳn cách xưng hô đanh đá “mày - bà” luôn tỏ ra không hề sợ hãi, và quật ngã hai tên tay sai với sức mạnh của mình và tư thế ngang tàng.

Hành động của chị Dậu vừa để tự vệ đơn thuần vừa làm sáng lên phẩm chất của người nông dân xưa luôn ẩn chứa sức mạnh tiềm tàng chống lại kẻ xấu. Tuy nhiên bình thường thì họ rất giàu tình yêu thương, luôn dịu dàng và nhẫn nhục. Qua nhan đề “Tức nước vỡ bờ” cho thấy sức mạnh tinh thần của người nông dân luôn đấu tranh chống lại áp bức bóc lột mang đến cuộc sống công bằng và tương lai sáng hơn.

Với bài viết trên đây giúp bạn giải thích nhan đề tức nước vỡ bờ hi vọng giúp bạn hiểu được ý nghĩa của câu thành ngữ này. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo cập nhật kiến thức liên quan nhé. Chúc bạn thành công!

Nguồn tổng hợp: Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thông tin hữu ích khác
diem-liet-thpt-la-bao-nhieu Điểm liệt là gì? Điểm liệt thi THPT 2024 là bao nhiêu? Thí sinh có thể sẽ không được xét tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) nếu như có bài thi bị điểm liệt. Vậy điểm liệt THPT là bao nhiêu và cách... khoi-d04 D04 là khối gì? Các ngành, các trường tuyển sinh khối D04 Khối D04 là một trong những khối thi mở rộng tử khối D01 nhưng đang được rất nhiều bạn thí sinh quan tâm. Ngành học này mang đến nhiều cơ hội cho... cac-buoc-huong-dan-viet-ho-so-hoc-sinh-sinh-vien Hướng dẫn cách viết hồ sơ lý lịch học sinh sinh viên 2024 Sau khi có kết quả trúng tuyển vào các trường Đại học/ Cao đẳng các tân sinh cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ học sinh sinh viên để nhập... 24-diem-khoi-d-nen-chon-truong-nao Được 22, 23, 24, 25 điểm khối D nên chọn học trường nào tốt? 24 điểm khối D nên chọn trường nào là một trong rất nhiều băn khoăn của các em học sinh, phụ huynh trước mỗi kỳ thi xét tuyển đại... khoi-d06 Khối D06 gồm những môn nào? Có những ngành nghề nào? Với sự xuất hiện của tiếng Nhật trong khối D06 khiến cho khối thi này luôn cực kỳ hot, được nhiều bạn thí sinh quan tâm. Để biết rõ khối D06 gồm... ma-cac-truong-dai-hoc List mã các trường Đại học, Học Viện và Cao đẳng 2024 Mã trường đại học, cao đẳng và học viện được sử dụng để thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học giúp công tác tuyển sinh thuận...
Xem thêm >>



0899 955 990