Dược sĩ hoạt động được ở nhiều vị trí tương ứng với đó là yêu cầu, nhiệm vụ khác nhau. Bài viết dưới đây đề cập đến vai trò của Dược sĩ trong bệnh viện, ban tư vấn Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch mong bài viết này sẽ trở thành nguồn thông tin hữu ích cho các bạn, hãy cùng đọc và tìm hiểu!
Giới thiệu về ngành Dược sĩ
Dược sĩ là một ngành nghề chuyên môn về Dược nằm trong hệ thống Y tế cả nước được nhiều bạn trẻ yêu thích. Với vai trò chuyên môn trong việc nắm bắt kiến thức về thuốc, người Dược sĩ có đóng góp không nhỏ vào quá trình phòng ngừa và điều trị bệnh tật.
Dược sĩ được phân chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm ngành nghiên cứu và phát triển thuốc mới, ngành kinh doanh, sản xuất, phân phối, quản lý và hướng dẫn mọi người cách sử dụng thuốc một cách hiệu quả.
Sinh viên học ngành Dược sẽ được trang bị khối kiến thức khoa học cơ bản, dược học cơ sở và các kiến thức chuyên ngành về Dược nhằm giúp sinh viên nắm rõ các thành phần tương tác với cơ thể, quy trình sản xuất và phân phối dược phẩm, cũng như đảm bảo và hỗ trợ trong việc phòng ngừa, chăm sóc và điều trị bệnh tật.
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo sinh viên có đủ kiến thức, các kỹ năng cần có của Dược sĩ có thể làm việc ở nhiều vị trí công việc cùng địa điểm khác nhau như làm Dược sĩ tại các nhà thuốc, các bệnh viện hay làm nhân viên trong khâu sản xuất và phân phối thuốc,…
Vai trò của Dược sĩ trong bệnh viện
Sự hiện diện của Dược sĩ trong bệnh viện là rất quan trọng và khó có thể thay thế, vì họ thường đảm nhận vai trò phân phát thuốc và đánh giá tình trạng của bệnh nhân trong quá trình chăm sóc, hỗ trợ bác sĩ chính khi cần thiết.
Khi nói đến chăm sóc bệnh nhân, Dược sĩ được coi là thành viên cốt lõi của nhóm bệnh viện. Bởi tại đây yêu cầu người Dược sĩ cần phải có kiến thức sâu rộng về tên thuốc, tác dụng thuốc để có thể đề xuất thuốc điều trị cho bệnh nhân một cách chính xác nhất.
Những trách nhiệm và nhiệm vụ mà Dược sĩ phải đảm nhận tại bệnh viện có thể bao gồm:
- Tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của thuốc.
- Áp dụng các kỹ thuật đánh giá nhằm xác định chính xác tác động của thuốc đối với bệnh nhân.
- Hợp tác với bác sĩ để đưa ra đơn thuốc và kê toa phù hợp nhất cho từng trường hợp cụ thể.
- Quản lý việc đối chiếu thuốc khi bệnh nhân nhập viện hoặc ra viện, đồng thời duy trì liên lạc với bệnh nhân và dược sĩ trong cộng đồng nhằm hỗ trợ và đảm bảo rằng bệnh nhân có đủ thuốc cần thiết.
- Quản lý, kiểm tra và xem xét các chính sách kê đơn và kê đơn lặp lại để cải thiện chất lượng, an toàn và hiệu quả chi phí của việc kê đơn.
- Xử lý các yêu cầu kê đơn từ bệnh nhân và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, đồng thời cung cấp hỗ trợ từ xa khi cần thiết.
- Thường xuyên đánh giá tình trạng bệnh nhân để xác định và giải quyết kịp thời mọi vấn đề liên quan đến việc sử dụng thuốc và giúp bệnh nhân nhận được hiệu quả tốt nhất từ các loại thuốc đã được kê đơn.
- Bán thuốc theo toa thuốc của bác sĩ, các công việc liên quan đến nhà thuốc của mỗi bệnh viện.
- Giám sát liều lượng thuốc sử dụng để đảm bảo phù hợp với từng bệnh nhân.
- Đưa ra các khuyến nghị thích hợp cho bác sĩ đa khoa và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác về phương án điều trị tiếp tục cho bệnh nhân và quản lý chuyển tuyến.
Bên cạnh đó, Dược sĩ có trình độ chuyên môn cao có thể phụ trách hướng dẫn các thực tập sinh tại bệnh viện về các kiến thức thuốc, quy trình hỏi thăm bệnh nhân cũng như kỹ năng làm việc,… Đồng thời Dược sĩ đó cũng là người phối hợp cùng các phòng ban khác lập kế hoạch dùng thuốc điều trị từng nơi Dược sĩ công tác.
Yêu cầu để trở thành Dược sĩ trong bệnh viện
Để trở thành Dược sĩ trong bệnh viện, bạn cần đáp ứng nhiều yêu cầu về chuyên môn và chứng chỉ hành nghề như sau:
- Trình độ học vấn: Đây là yêu cầu đầu tiên, bạn cần tốt nghiệp ngành Dược ở trình độ từ Cao đẳng trở lên.
- Chứng chỉ hành nghề Dược: Đây là "giấy phép hành nghề" bắt buộc đối với mọi Dược sĩ muốn hoạt động trong lĩnh vực Dược.
- Trình độ chuyên môn: Dược sĩ cần phải nắm vững các kỹ năng chuyên môn trong ngành.
- Thái độ công việc: Trong công việc Dược sĩ phải luôn kiên nhẫn, tỉ mỉ để không mắc sai lầm, phải có tính kiên trì, chăm chỉ và hiểu học để nâng cao kiến thức.
Ngoài ra, các bạn cũng cần có kỹ năng giao tiếp tốt, biết lắng nghe bệnh nhân từ đó đưa ra những giải đáp phù hợp và kê đơn đúng tình trạng người bệnh gặp phải.
Mức lương Dược sĩ trong bệnh viện là bao nhiêu?
Mức lương của Dược sĩ làm trong Bệnh viện sẽ phân theo vị trí và nơi làm việc, dựa trên trình độ và bằng cấp mà họ cũng sẽ hưởng các mức lương khác nhau:
- Đối với sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm chưa có mức lương dao động từ 5 – 8 triệu/tháng.
- Đối với sinh viên Cao đẳng làm việc tại các doanh nghiệp, công ty sản xuất dược phẩm mức lương dao động 10 – 15 triệu/ tháng. Với các cử nhân có trình độ Đại học mức lương có thể lên trên 20 triệu/tháng.
- Đối với các dược sĩ làm việc tại bệnh viện, các cơ sở y tế tư nhân và Nhà nước, mức thu nhập sẽ phụ thuộc vào yếu tố kinh nghiệm, thâm niên làm việc dao động trên 8 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, Dược sĩ có thể tăng thu nhập thông qua việc tham gia các khóa đào tạo, nghiên cứu hoặc mở phòng khám riêng. Nhờ đó, thu nhập có thể đạt đến mức cao hơn đáng kể lên đến 25 – 30 triệu/tháng.
Trên đây là chia sẻ về vai trò của Dược sĩ trong bệnh viện cùng những thông tin liên quan khác mà ban tư vấn Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp lại. Hy vọng bài viết hữu ích giúp các bạn thấy được tầm quan trọng của người Dược sĩ, từ đó có định hướng rõ ràng hơn để gắn bó lâu dài với nghề Dược sĩ. Bạn đọc hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để có thêm nhiều thông tin Y dược hữu ích khác.