Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Xuân Trường cần tới 9 tháng để điều trị đứt dây chằng chéo

Cập nhật: 02/10/2019 08:45 | Người đăng: Lường Toán

Mới đây, Xuân Trường đã bị đứt dây chằng chéo ở đầu gối phải và anh sẽ cần phải trải qua một cuộc phẫu thuật cùng với 9 tháng dưỡng thương để hồi phục lại.

Ở khu vực khớp gối có 4 dây chằng, gồm chéo trước, chéo sau, bên ngoài (bên chày) và bên trong (bên mác). Chúng có nhiệm vụ giúp giữ khớp gối vững chắc khi đi lại hay chạy nhảy. Khớp gối cũng là khu vực chịu nhiều tác động về lực khi toàn bộ sức nặng cơ thể đều dồn lên trong mọi hoạt động của con người.

Về vị trí, hai dây chằng chéo nằm hoàn toàn trong vùng khớp gối, kết nối xương đùi với xương chày tạo thành hình chữ "X", có nhiệm vụ giữ khớp gối vững chắc, không bị trượt ra trước hoặc sau quá mức.


Xuân Trường cần tới 9 tháng để điều trị đứt dây chằng chéo

Dây chằng chéo sau tương đối khỏe, dày hơn dây chằng chéo trước, giữ cho xương chày không bị lệch ra sau so với xương đùi. Đứt dây chằng chéo sau ảnh hưởng đến khả năng co duỗi của chân, gây ra nhiều khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Đứt dây chằng là loại chấn thương thường gặp nhất trong các tổn thương vùng khớp gối. Trong đó, theo dữ liệu từ bệnh viện Nhân dân 115, đứt dây chằng chéo sau chỉ chiếm 5-10% và thường khó đánh giá hơn các chấn thương về dây chằng vùng gối.

Về nguyên nhân, việc đứt dây chằng chéo sau ở các VĐV như trường hợp của Xuân Trường có thể đến từ lực tác động trực tiếp từ trước ra sau, đẩy thật mạnh cẳng chân về phía sau. Sau khi họ ngã, đầu gối gập xuống so với bàn chân. Xương chày chạm xuống đất trước và di chuyển về phía sau.

Với cuộc sống bình thường, chấn thương này có thể gặp trong trường hợp tai nạn xe máy do phanh gấp hoặc bị đâm từ phía trước đầu gối. Người ngồi trên ôtô bị va đập đầu gối vào ghế trước do lực quán tính...

Với các loại chấn thương dây chằng nói chung, không nhất thiết 100% phải điều trị bằng cách phẫu thuật. Tùy vào mức độ của chấn thương, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị. 

Theo chia sẻ của bác sĩ Chuyên khoa 1 Phạm Nguyễn Thanh Trung trên trang web của bệnh viện Nhân dân 115, điều trị đứt dây chằng chéo sau không cần phẫu thuật được chỉ định theo phương pháp RICE (rest: nghỉ ngơi, ice: chườm đá, compression: băng gối, elevation: kê chân cao).

Sau quãng thời gian tràn dịch và sưng, bệnh nhân phải tập vật lý trị liệu nhằm tránh tình trạng cứng khớp và tăng cường sức mạnh cho vùng cơ đùi, hỗ trợ quá trình phục hồi vùng tổn thương.

Với một số trường hợp, chỉ định phẫu thuật là bắt buộc (kèm theo tổn thương sụn chêm, đứt nhiều dây chằng...). Các VĐV như Xuân Trường sẽ có chỉ định mổ tùy thuộc vào mức độ chấn thương để tái tạo lại dây chằng. 

Người bệnh có tình trạng lỏng khớp đầu gối mặc dù đã được phục hồi chức năng cũng có thể được xem xét, chỉ định phẫu thuật để xử lý. Thông thường, phẫu thuật dây chằng chéo sau được thực hiện bằng phương pháp nội soi.

Giới vận động viên thường được tiêm huyết tương giàu tiểu cầu nhằm đẩy nhanh quá trình hồi phục vùng tổn thương.

Theo bác sĩ Trung, nếu mổ đúng kỹ thuật và tuân thủ theo đúng phác đồ tập vật lý trị liệu, bệnh nhân có thể chơi lại thể thao sau 6-8 tháng.


Vùng đầu gối là một hệ thống kết cấu phức tạp và tương đối lớn

Vùng đầu gối là một hệ thống kết cấu phức tạp và tương đối lớn. Các xương đầu gối được kết nối với nhau bằng hệ thống 2 nhóm dây chằng, giúp giữ cho hệ thống các xương khớp gối vững chắc, không bị tách rời khi đi lại và chạy nhảy:

  • Hệ thống dây chằng bên: Nằm ở ngoài khớp gối, bao gồm dây chằng bên trong (bên chày) và bên ngoài (bên mác), có nhiệm vụ giữ cho khớp gối ổn định khi chuyển động xoay, hoặc xoắn vặn.
  • Hệ thống dây chằng chéo: Nằm ở trong khớp gối, bao gồm dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau. 2 dây chằng này bắt chéo với nhau, tạo thành hình chữ X, kết chặt các xương khớp ở vùng đầu gối, giúp chúng không bị trượt ra trước hay ra sau quá mức.

Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-tanakan-co-tac-dung-gi-huong-dan-cach-su-dung-an-toan Thuốc Tanakan có tác dụng gì? Hướng dẫn cách sử dụng an toàn Thuốc Tanakan là một chế phẩm giúp tăng cường tuần hoàn não rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên thì không phải ai cũng được chỉ định sử dụng vị thuốc... thuoc-ampicillin-co-tac-dung-va-lieu-dung-nhu-the-nao Thuốc Ampicillin có tác dụng và liều dùng như thế nào? Thuốc Ampicillin là một loại thuốc rất quen thuộc. Trong đơn thuốc điều trị về các bệnh nhiễm khuẩn sẽ thường thấy xuất hiện loại thuốc này. Nếu... tim-hieu-ve-cong-dung-va-cach-dung-cua-thuoc-khang-sinh-levofloxacin-500-mg Thuốc kháng sinh levofloxacin 500mg sử dụng như thế nào? Levofloxacin là một loại thuốc kháng sinh thuốc nhóm và có phổ kháng khuẩn rộng, không kháng lại các loại thuốc kháng khuẩn khác. Vì Levofloxacin... thuoc-levofloxacin-la-gi-dung-trong-nhung-truong-hop-nao Thuốc Levofloxacin 250mg là thuốc gì? Cách dùng như thế nào? Thuốc Levofloxacin là loại thuốc kháng sinh dùng trong những trường hợp do vi khuẩn xâm nhập qua đường tiêu hóa. Bài viết dưới đây là những lưu ý... thuoc-alpha-choay-co-tac-dung-gi-va-lieu-dung-cua-thuoc-nhu-the-nao Thuốc Alpha choay có tác dụng gì? Liều dùng như thế nào? Alpha choay là một trong những loại thuốc dạng men dùng để kháng viêm và chống phù nề. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có cùng... thuoc-eugica-xanh-dung-de-lam-gi-nhung-luu-y-khi-su-dung Thuốc Eugica xanh là thuốc gì? Liều dùng và tác dụng như nào? Thuốc ho Eugica xanh là sản phẩm dùng để trị ho được rất nhiều người tin dùng. Bên cạnh công dụng làm giảm các triệu chứng ho, thuốc Eugica còn...
Xem thêm >>



0899 955 990