Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Virus RSV gây ra tình trạng viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ

Cập nhật: 12/12/2019 14:15 | Người đăng: Lường Toán

Virus RSV là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ. Căn bệnh này thường gặp ở những trẻ dưới 2 tuổi. Chính vì thế, những gia đình có con trong độ tuổi này cần phải nắm được những thông tin cơ bản về loại virus này.


Virus RSV là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ

Virus RSV là gì?

Virus RSV có tên tiếng anh là Respiratory Syncytial virus. Đây là một loại virus gây ra bệnh về đường hô hấp ở trẻ sơ sinh cùng với những trẻ nhỏ và khả năng lây lan bệnh là rất lớn.

Hầu hết tất cả trẻ em trong độ tuổi từ 0 - 24 tháng tuổi đều có nguy cơ nhiễm virus RSV. Loại virus này thường hoạt động mạnh mẽ nhất trong khoảng từ tháng 11 đến tháng 4. Đa số các trường hợp, trẻ sẽ chỉ bị nhiễm trùng nhẹ và không cần phải có những biện pháp y tế can thiệp.

Virus RSV lây lan như thế nào? Loại vi rút này có thể lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp từ:

  • Tay của người bệnh chưa được rửa sạch
  • Những mô vết thương hở, bề mặt hở, quần áo và đồ chơi của người bệnh
  • Dịch tiết mũi, họng của người bệnh

Virus RSV có thể tồn tại ở trên bề mặt của những đồ vật cứng trong khoảng hơn 6 tiếng. Nó cũng có thể sống ở trên bàn tay hoặc trên quần áo của chúng ta trong khoảng 1 giờ. Một người sau khi bị nhiễm virus có thể sau 2-8 ngày mới biểu hiện triệu chứng.

Triệu chứng nhiễm virus RSV

Khi trẻ bị nhiễm virus RSV thường có những triệu chứng rất phổ biến như: 

  • Thở khò khè
  • Sốt
  • Sổ mũi
  • Ho

Do tất cả những triệu chứng trên đều rất phổ biến nên trường hợp bị nhiễm RSV rất dễ bị nhầm lẫn với những căn bệnh khác như cúm hoặc vi rút thông thường khác. Đa phần tất cả các trường hợp bị nhiễm Virus RSV đều có thể điều trị và chăm sóc tại nhà khi trẻ vẫn hô hấp bình thường, uống nước và đi tiểu bình thường, da không bị tái xanh. Bệnh sẽ thường kéo dài trong khoảng vài ngày. Tuy nhiên cần phải hết sức lưu ý để tránh cho Virus RSV lây lan sang cho những trẻ khỏe mạnh khác. 

Những yếu tố nguy cơ gây bệnh

  • Trẻ không được bú mẹ, do đó không được thừa hưởng các chất miễn dịch có trong sữa mẹ
  • Tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Suy giảm miễn dịch
  • Bệnh lý thần kinh cơ
  • Bệnh phổi mãn
  • Dị tật bẩm sinh đường hô hấp
  • Bệnh tim bẩm sinh
  • Sinh non, dưới 12 tuổi


Hầu hết tất cả các trường hợp bị viêm tiểu phế quản do Virus RSV đều được chữa trị dựa theo nguyên tắc đảm bảo cung cấp điện giải và dinh dưỡng

Cách điều trị viêm tiểu phế quản do virus RSV gây ra

Hầu hết tất cả các trường hợp bị viêm tiểu phế quản do Virus RSV đều được chữa trị dựa theo nguyên tắc đảm bảo cung cấp điện giải và dinh dưỡng cho trẻ, phát hiện và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra:

  • Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá vì khói thuốc lá có thể sẽ khiến cho bệnh của trẻ nặng hơn và đã dẫn tới bệnh hen suyễn sau này.
  • Tác nhân gây bệnh là do Virus RSV nên sử dụng thuốc kháng sinh sẽ không có hiệu quả điều trị. Thuốc kháng sinh sẽ chỉ được chỉ định  cho những trường hợp nghi ngờ có nhiễm khuẩn kèm theo.
  • Thường xuyên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý và hút sạch bằng dụng cụ để giảm nghẹt mũi. Theo dõi các dấu hiệu khó thở
  • Cần đảm bảo cho trẻ uống đủ nước

Nếu như trẻ xuất hiện những dấu hiệu sau đây cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện:

  • Thở khó khăn (thở nhanh hơn, thở co kéo lồng ngực)
  • Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức
  • Trẻ bú kém, bỏ bú, không ăn uống hay bú được
  • Tím tái

Cách phòng tránh nhiễm virus RSV

Chúng ta có thể giúp phòng tránh được sự lây lan của virus RSV bằng những phương pháp đơn giản sau đây:

  • Làm sạch các bề mặt mà mọi thành viên thường tiếp xúc trong nhà, tiến hành thường xuyên hơn trong mùa dịch.
  • Hạn chế cho trẻ lại gần các đám đông và những người đang có những triệu chứng kể trên, đặc biệt trong mùa dịch RSV.
  • Không tiếp xúc với trẻ sinh non đang được chăm sóc trong bệnh viện nếu bạn bị ho, hắt hơi, sổ mũi hay sốt.
  • Tránh hôn hay tiếp xúc gần với trẻ khi bạn không được khỏe.
  • Che miệng khi ho, hắt hơi bằng khăn giấy và vứt vào thùng rác kín sau khi sử dụng.
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hay sử dụng dung dịch tiệt khuẩn có chứa cồn trước và sau khi tiếp xúc với trẻ.

Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc về căn bệnh do virus RSV gây ra.

Nguồn: Cao đẳng Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990