Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Viêm tuyến nước bọt là gì? Triệu chứng, cách điều trị như thế nào?

Cập nhật: 17/10/2019 14:59 | Người đăng: Lường Toán

Viêm tuyến nước bọt là gì? Triệu chứng, cách điều trị như thế nào? Đây chính là những thông tin nhận được nhiều quan tâm của các bạn độc giả. Chính vì thế, chúng tôi đã tổng hợp thông tin để các bạn có thể phần nào giải đáp được những thắc mắc của mình.


Bệnh viêm tuyến nước bọt là tình trạng bệnh xảy ra khi các loại vi rút và vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng tuyến nước bọt, ống thanh quản

Bệnh viêm tuyến nước bọt là gì?

Bệnh viêm tuyến nước bọt là tình trạng bệnh xảy ra khi các loại vi rút và vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng tuyến nước bọt, ống thanh quản. Tình trạng nhiễm trùng cũng có thể là do nước bọt bị tắc nghẽn, giảm nước bọt hoặc có thể là do một số nguyên nhân khác.

Tác dụng của nước bọt trong hệ tiêu hóa chính là phá vỡ cấu trúc của thức ăn và giữ cho miệng sạch sẽ hơn. Nước bọt có vai trò rất quan trọng trong quá trình rửa sạch các loại vi khuẩn cùng với những hạt vụn của thực phẩm, kiểm soát lượng vi khuẩn xấu và tốt ở trong khoang miệng. Nếu như nước bọt không đủ để được vận chuyển đi hết khoang miệng thì các hạt vụn của thức ăn và lượng vi khuẩn sẽ ít bị rửa trôi và có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.

Triệu chứng bệnh viêm tuyến nước bọt

Khi bị viêm tuyến nước bọt, người bệnh có thể sẽ thấy xuất hiện một số triệu chứng điển hình của bệnh, các bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nhất. Phải thật đặc biệt chú ý vì có thể triệu chứng của bệnh viêm tuyến nước bọt cũng có thể giống với một số căn bệnh khác ít nguy hiểm hơn. Cụ thể những triệu chứng của bệnh viêm tuyến nước bọt bao gồm: 

  • Đau vùng mặt.
  • Đau ở trong miệng.
  • Khô miệng.
  • Khó chịu hoặc đau khi mở miệng hoặc khi ăn.
  • Không thể mở to miệng được.
  • Thường xuyên bị mất vị giác hoặc cảm thấy miệng bị hôi.
  • Sưng hạch góc hàm
  • Nước bọt ít, quánh.
  • Tuyến nước bọt ở dưới hàm hoặc 2 bên mang tai bị to  ra, có trường hợp làm mặt bị biến dạng, mặt bị phình ra, cằm xệ, cổ bạnh.
  • Lỗ ống Stenon bị viêm đỏ hoặc có mủ chảy ra khi chúng ta vuốt dọc ống tuyến (trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh do do vi khuẩn xâm nhập).
  • Vùng da ở tuyến mang tai bị sưng căng, bóng, khi sờ cảm thấy nóng đá, không đỏ, ấn vào không thấy lõm (trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh do do vi rút xâm nhập) hoặc đỏ và ấn có bị lõm (trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh do do vi khuẩn xâm nhập).
  • Các dấu hiệu khác của tình trạng bị nhiễm trùng như ớn lạnh hoặc sốt.

Hãy nhanh chóng đến trung tâm y tế hoặc liên hệ với bác sĩ chuyên khoa nếu thấy xuất hiện những triệu chứng của bệnh viêm tuyến nước bọt kèm theo tình trạng sốt cao, khó thở hoặc bị nuốt khó, đặc biệt là khi cảm thấy những triệu chứng đang có diễn biến xấu đi. Hầu hết tất cả những triệu chứng của bệnh đều cần phải được cấp cứu về mặt y tế.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tuyến nước bọt

Tình trạng tuyến nước bọt bị nhiễm trùng thường là do bị nhiễm khuẩn. Staphylococcus aureus chính là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho tuyến nước bọt bị nhiễm trùng. Ngoài ra cũng còn rất nhiều nguyên nhân khác gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiết nước bọt như:

  • E.coli.
  • Viêm họng do liên cầu khuẩn
  • Haemophilus influenza trực cầu khuẩn
  • Liên cầu khuẩn

Tình trạng nhiễm trùng chính là hậu quả của việc lượng nước bọt được tiết ra bị giảm đi. Nguyên nhân dẫn đến điều này thường là do ống dẫn nước bọt bị viêm hoặc bị tắc nghẽn. Vi rút cùng với một số loại bệnh cũng có thể gây ra tình trạng giảm tiết nước bọt như:

  • Vệ sinh răng miệng không thường xuyên.
  • Điều trị ung thư phóng xạ ở đầu và cổ
  • Suy dinh dưỡng
  • Mất nước
  • Bệnh u hạt
  • Hội chứng Sjogren, đây là một tình trạng tự miễn dịch gây khô miệng
  • Khối u
  • Ống dẫn nước bọt bị nhầy
  • Sỏi tuyến nước bọt
  • Herpes
  • Bệnh cúm A và cúm lậu loại I và II
  • HIV
  • Quai bị


Bệnh viêm tuyến nước bọt có thể xảy ra ở cả nam và nữ

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tuyến nước bọt

Bệnh viêm tuyến nước bọt có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể kiểm soát được căn bệnh này bằng cách giải thiểu các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Sau đây chính là những yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Những người trên 65 tuổi
  • Xerostomia hoặc hội chứng khô miệng.
  • Rối loạn ăn uống
  • Bệnh nghiện rượu
  • Suy dinh dưỡng
  • Bệnh tiểu đường
  • Hội chứng Sjogren
  • AIDS
  • Không được chủng ngừa bệnh quai bị
  • Vệ sinh răng miệng không thường xuyên

Bệnh viêm tuyến nước bọt có nguy hiểm không?

Khi tuyến nước bọt bị viêm, người bệnh sẽ rất hiếm khi gặp phải các biến chứng của bệnh. Tuy nhiên, nếu như tình trạng nhiễm trùng không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể tích tụ nhiều mủ và gây ra tình trạng áp xe trong tuyến nước bọt.

Tình trạng nhiễm trùng tuyến nước bọt do khối u lành tính có là khiến cho các tuyến bị phình ra. Khối u ác tính (hay chính là ung thư) có thể phát triển rất nhanh chóng và gây ra khó khăn với những chuyển động ở mặt. Điều này có thể bị ảnh hưởng đến một phần hoặc toàn bộ vùng bị tổn thương.

Nếu như tình trạng nhiễm trùng bắt đầu lan rộng từ tuyến nước bọt sang những bộ phận khác của cơ thể thì bệnh nhân cũng có thể gặp phải biến chứng. Những biến chứng này có thể bao gồm: Viêm mô tế bào (nhiễm trùng da do vi khuẩn) hoặc viêm họng Ludwig (đây chính là một dạng viêm mô tế bào xảy ra ở phía dưới của miệng).

Cách điều trị bệnh viêm tuyến nước bọt

Những kỹ thuật y tế thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh viêm tuyến nước bọt như:

  • Chụp cộng hưởng từ MRI
  • Siêu âm
  • Chụp CT scan.

Trong một vài trường hợp, bác sĩ cũng có thể tiến hành thực hiện sinh thiết ở tuyến nước bọt để kiểm tra mô hoặc chất lỏng có bị nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút hay không.

Việc điều trị bệnh sẽ phụ thuộc và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bị nhiễm trùng, nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Ví dụ như tình trạng sưng hoặc đau. Một vài trường hợp có thể sử dụng thuốc kháng sinh để được điều trị nhiễm khuẩn, mưng mủ hoặc sốt và chọc hút ổ áp xe nếu có. 

Đối với những trường hợp không nghiêm trọng có thể điều trị ngay tại nhà. Phương pháp điều trị bệnh tại nhà bao gồm:

  • Uống khoảng 8 cho đến 10 ly nước mỗi ngày cùng với chanh để kích thích tuyến nước bọt và giữ cho tuyến nước bọt luôn được sạch sẽ.
  • Chườm nước ấm vào tuyến bị ảnh hưởng
  • Xoa bóp tuyến bị ảnh hưởng
  • Rửa miệng bằng nước muối ấm
  • Ngậm kẹo chanh không đường hoặc cà chua để kích thích sản xuất nước bọt và giảm sưng.

Hầu hết các trường hợp viêm tuyến nước bọt đều không cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật rất cần thiết đối với những trường bị nhiễm trùng tái phát hoặc nhiễm trùng mãn tính. Mặc dù không phổ biến nhưng phẫu thuật có thể bao gồm việc loại bỏ toàn bộ hoặc 1 phần tuyến dưới hàm hoặc tuyến mang tai.

Thay đổi những thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng chính là một cách để các bạn có thể ngăn chặn được tình trạng viêm tuyến nước bọt. Hãy uống thật nhiều nước và vệ sinh răng miệng sạch sẽ thường xuyên.

Trên đây chính là một số thông tin liên quan đến bệnh viêm tuyến nước bọt. Những thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo, các bạn hãy tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ để không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của mình. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.

Nguồn: Cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990