Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Viêm tai giữa trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Cập nhật: 02/03/2024 16:43 | Người đăng: Lường Toán

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh rất phổ biến. Chứng bệnh này không chỉ khiến cho trẻ bị đau, làm giảm khả năng nghe mà còn có thể để lại nhiều biến chứng. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa viêm tai giữa trẻ sơ sinh như thế nào? Mời các bạn cùng đón đọc bài viết dưới đây.

Tổng quan bệnh viêm tai giữa trẻ sơ sinh

Với sức đề kháng kém cùng với vệ sinh tai không sạch sẽ chính là lý do khiến trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ bị viêm tai giữa. Trong cấu tạo của tai có một đường ống nhỏ được gọi là vòi nhĩ. Bộ phận này có nhiệm vụ kết nối vùng tai giữa với phần sau của mũi và họng. Với cấu tạo này giúp cân bằng áp lực. Tuy nhiên khi họng và mũi bị tiết dịch nhầy, khiến cho tai bị ẩm ướt và là vùng đất khiến cho vi khuẩn phát triển mạnh.

Bên cạnh đó, cấu tạo của vòi nhĩ trẻ sơ sinh vừa ngắn vừa rộng, phát triển theo chiều ngang nên khi nhiễm khuẩn thì vi khuẩn rất dễ di chuyển và bám vào xung quanh khu vực này.

Vậy nguyên nhân gây viêm tai giữa trẻ sơ sinh là gì?

Viêm tai giữa trẻ sơ sinh rất dễ mắc phải nhưng lại không hề dễ chữa. Do vậy, bố mẹ cần lưu ý những nguyên nhân gây bệnh dưới đây để có cách phòng ngừa hiệu quả nhé:

Tác nhân gây viêm tai giữa trẻ sơ sinh là virus, vi khuẩn làm tổn thương lớp biểu bì và niêm mạc vùng tai giữa.

Viêm mũi, họng nếu không được vệ sinh sạch sẽ, lâu ngày thì đây cũng chính là nguyên nhân viêm tai giữa trẻ sơ sinh rất hay gặp phải

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu và thường bú nằm. Do cấu tạo màng nhĩ của tai trẻ sơ sinh thường ngắn, rộng và nằm ngang nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào tai.

Do tác động bên ngoài: Vệ sinh tai không sạch sẽ, vi khuẩn dễ xâm nhập vào làm tổn thương màng nhĩ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát bệnh.

Cách phát hiện bệnh qua dấu hiệu viêm tai giữa trẻ sơ sinh

Những dấu hiệu viêm tai giữa trẻ sơ sinh thường khởi phát từ bệnh viêm mũi họng. Do vậy nếu không được kiểm tra kỹ lưỡng thì bố mẹ rất dễ bỏ qua những biểu hiện của bệnh. Không ít người chủ quan trong việc điều trị bệnh viêm mũi, họng thông thường khiến cho bệnh viêm tai giữa trở nên nặng là việc chữa trị khó khăn hơn nhiều.

Dưới đây là một số biểu hiện viêm tai giữa trẻ sơ sinh bố mẹ không nên bỏ qua.

  • Triệu chứng trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa đầu tiên là sốt và viêm mũi. Tùy vào tình trạng bệnh và do cơ địa mà mức độ sốt sẽ khác nhau. Thông thưởng là bé sẽ bị sốt từ 39 đến 40 độ C. Tuy nhiên bố mẹ không loại trừ trường hợp trẻ sơ sinh bị sốt do thời tiết hay một loại viêm nhiễm nào khác.
  • Đau tai: Đây là một trong những dấu hiệu viêm tai giữa trẻ sơ sinh gặp phải nhiều nhất. Bố mẹ nên chú ý đến những biểu hiện của con như trẻ hay quấy khóc, nước hoặc mủ trong tai nhỏ ra bên ngoài, hoặc trẻ lấy tay dụi vào tai…Việc kiểm tra màng nhĩ để phát hiện viêm tai giữa trẻ sơ sinh là rất khó bởi lỗ tai của trẻ rất nhỏ hẹp. Chỉ có các bác sĩ chuyên khoa mới có thể phát hiện những bất thường ở tai thông qua hình dạng và cấu tạo màng nhĩ.
  • Rối loạn tiêu hóa: Viêm tai giữa cấp tính có thể khiến đường tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề như đi ngoài, phân lỏng…do đờm, dịch.
  • Chảy mủ: Đây là biểu hiện viêm tai giữa mãn tính ở trẻ sơ sinh nếu bố mẹ không phát hiện kịp thời. Ở giai đoạn này, những biểu hiện như đau tai, trẻ quấy khóc sẽ giảm hẳn, điều đó khiến bố mẹ nhầm tưởng rằng bệnh đã khỏi. Tuy nhiên nếu thấy mủ chảy ra từ trong tai thì bố mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám gấp để có cách điều trị.
  • Ngoài những biểu hiện trên thì còn có vài dấu hiệu viêm tai giữa trẻ sơ sinh khác. Do vậy để chắc chắn rằng trẻ có bị viêm tai giữa không để có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả thì bố mẹ cần đưa trẻ đi gặp các bác sĩ nha khoa sớm nhất nhé.

Cần làm gì khi bị viêm tai giữa trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa, bố mẹ không nên tự ý cho con dùng bất kỳ loại thuốc nào mà chưa có chỉ định của các bác sĩ. Sử dụng sai thuốc không những không mang lại hiệu quả tốt mà còn vô tình khiến cho bệnh trở lên nặng hơn, thậm chí còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ khi sử dụng không đúng liều lượng.

Trường hợp trẻ bị sốt, bố mẹ nên nới lỏng quần áo cho trẻ và lau người bằng khăn nước ấm để hạn nhiều đề phòng sốt cao, gây nhiều biến chứng cho trẻ. Tham khảo một số cách hạ sốt cho trẻ ngay nhé.

Mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn để tăng sức để kháng, Trong khi cho trẻ bú, mẹ cần phải nâng cao đầu trẻ để tránh sữa chảy vào vòi nhĩ.

Tốt nhất nếu xuất hiện những dấu hiệu viêm tai giữa trẻ sơ sinh, bố mẹ không nên tự ý điều trị mà  nên đưa trẻ đi thăm khám tại các bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định phương pháp chữa hợp lý nhất.

Các cách phòng ngừa viêm tai giữa trẻ sơ sinh và bảo vệ thính giác

Việc phòng ngừa và bảo vệ trẻ tránh được bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là thực sự cần thiết bởi chức năng nghe đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tiếp nhận thông tin và phát triển trí não, ngôn ngữ cho trẻ. Do vậy bố mẹ hãy bảo vệ sức khỏe cho đôi tai của con bằng những cách dưới đây nhé:

  • Tuyệt đối không nên để nước nhỏ vào tai nhất là khi tai trẻ đang bị viêm nhiễm. Điều đó sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Do vậy trong trường hợp tắm cho trẻ hoặc lỡ để nước lọt vào tai thì mẹ nên nghiêng đầu bé và kéo nhẹ vành tai cho nước thoát ra ngoài. Rối lấy khăn xô, bông sạch để thấm nước ngoài tai ( lưu ý không nên đưa quá sâu vào tai)
  • Điều trị triệt để những dấu hiệu viêm mũi, họng để tránh biến chứng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh
  • Nên vệ sinh vành tai bằng tăm bông và nước muối sinh lý, tránh vệ sinh bên trong tai. Bởi việc làm này vô tình sẽ khiến đẩy vi khuẩn đi theo ráy tai vào bên trong. Với những trẻ lớn không nên cho trẻ dùng vật cứng chọc vào tai. Chỉ khi ráy tai đóng cứng vào làm ảnh hưởng đến chức năng nghe của trẻ thì mới cần phải đưa trẻ đi lấy ráy tai.
  • Không nên để trẻ tiếp xúc với tiếng ồn mạnh sẽ gây ảnh hưởng đến thính giác của trẻ
  • Không nên để trẻ nằm dưới đất để tránh côn trùng bò vào tai.
  • Trường hợp dị vật rơi vào tai của trẻ thì cần phải đưa trẻ đi gặp các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để gắp dị vật ra ngoài.
  • Kích thích sự phát triển thính giác của con thông qua những cuộc trò chuyện hàng ngày như rát ru, nghe nhạc, kể chuyện cho bé…

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh. Thông tin về cách điều trị viêm tai giữa trẻ sơ sinh sẽ được thầy cô các Trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ trong chuyện mục bài viết tiếp theo. Các bạn nhớ theo dõi nhé.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990