Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Viêm nang lông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào?

Cập nhật: 26/02/2020 11:51 | Người đăng: Lường Toán

Viêm nang lông là tình trạng khá phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ ai. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ mà còn khiến cho người bệnh luôn bị khó chịu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu về tình trạng viêm nang lông

Viêm nang lông có thể xảy ra ở một hay nhiều nang lông bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, không bao gồm lòng bàn tay và lòng bàn chân. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhất là với thanh thiếu niên hay người trẻ tuổi. Thời gian đấu thì viêm nang lông sẽ giống như một búi nhỏ màu đỏ hay xuất hiện mụn nhọt đầu trắng xung quanh nang lông. Sau đó thì nhiễm trùng này có thể lan rộng và biến thành vết loét gây khó chịu.

Viêm nang lông gây mất thẩm mỹ và khó chịu

>>>Tham khảo thêm: Tác dụng của Vitamin B6 như thế nào?

Viêm nang lông tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây đau, ngứa và xấu hổ. Tình trạng xảy ra nặng có thể khiến cho tóc rụng vĩnh viễn và để lại sẹo. Trường hợp bệnh nhẹ sẽ tự khỏi sau vào ngày với biện pháp chăm sóc da cơ bản. Nhưng với trường hợp viêm nang lông nghiêm trọng hay tái phát thì người bệnh cần phải đi gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Các dạng viêm nang lông thường gặp:

  • Viêm nang lông ở cằm: loại này thường xảy ra ở đàn ông hay cạo râu
  • Viêm nang lông gram âm: Tình trạng này đôi khi phát triển nếu như người bệnh đang dùng thuốc kháng sinh lâu dài điều trị mụn trứng cá

Nhọt và nhọt độc: Tình trạng này xảy ra khi nang lông nhiễm vi khuẩn tụ cầu sâu. Chúng thường xuất hiện bất ngờ như một vết sưng màu hồng hoặc đỏ có thể gây đau đớn. Vùng da xung quanh cũng có thể bị đỏ và sưng lên. Vùng sưng này sau đó có thể bị lấp đầy mủ, chúng phát triển lớn hơn và đau hơn khi chúng vỡ ra. Bọng nước nhỏ thường lành và không để lại sẹo. Với nhọt lớn thì có thể để lại sẹo.

Eosinophilic viêm nang lông: tình trạng này thường gặp ở người bệnh bị HIV. Chúng là đặc trưng của những sẹo định kỳ của viêm, vết loét. Viêm nang lông mặt, viêm nang lông lưng và viêm nang lông tay xuất hiện nhiều hơn, chúng có thể lây lan và gây ngứa dữ dội và khi khỏi sẽ để lại vùng da tối hơn bình thường.

Hiểu được viêm nang lông là gì thì chắc hẳn các bạn đang thắc mắc về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị phù hợp.

Nguyên nhân viêm nang lông

Viêm nang lông thường do vi khuẩn Staphylococcus aureus hay còn gọi là tụ cầu khuẩn gây nên. Ngoài ra bệnh cũng có thể do nấm, virus hay nguyên nhân do lông mọc ngược. Cụ thể như sau:

  • Viêm nang lông do vi khuẩn: tình trạng này khá phổ biến gây nên những vết sưng ngứa, trắng và có mủ do tụ cầu khuẩn gây nên. Loại vi khuẩn tụ cầu này luôn tồn tại trên da nhưng chúng chỉ gây ra những vấn đề khi xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua các vết cắn hay vết thương khác.
  • Viêm nang lông do tắm nước nóng: Người bệnh thường bị nổi mẩn đỏ, tròn ngừa từ sau 1 – 2 ngày tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh. Đó là do vi khuẩn Pseudomonas được tìm thấy ở nhiều nơi bao gồm cả bể nước nóng, bồn nước nóng trong đó nồng độ PH và Clo không được điều chỉnh tốt
  • Viêm nang lông do lông mọc ngược: Đây thường là một dạng kích ứng da bởi lông mọc ngược. Bệnh chủ yếu xảy ra ở đàn ông có mái tóc xoăn cạp quá sát da hay ở vùng mặt và cổ. Những người thường cạo lông ở vùng kín hay nách cũng thường bị ngứa
  • Viêm nang lông do nấm pityrosporum: Tình trạng này thường gây ra mụn mủ mãn tính gây ngứa đỏ ở ngực và lưng. Đôi khi còn ở vùng vai, cổ và cánh tay hay mặt.

Điều trị viêm nang lông như thế nào?

Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, phương pháp điều trị viêm nang lông phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng ở người bệnh. Với biện pháp tự chăm sóc mà người bệnh thường sử dụng và nguyện vọng của bệnh nhân. Có thể dùng thuốc hay biện pháp can thiệp như tẩy lông bằng laser.

Dùng thuốc điều trị viêm nang lông

Thuốc điều trị viêm nang lông hiệu quả

Kem hoặc dùng thuốc sẽ kiểm soát nhiễm trùng rất tốt. Với trường hợp nhiễm trùng nhẹ thì bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh kèm dạng gel, bôi. Nhưng không nên dùng kháng sinh đường uống thường xuyên ngoại trừ trường hợp bị nhiễm trùng nặng hay bị tái phát bệnh nhiều lần.

Thuốc chống nấm thường chỉ định dùng cho nhiễm trùng do nấm men chứ không phải do vi khuẩn, thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị trường hợp này.

Kem hoặc thuốc giảm viêm: với trường hợp viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan nhẹ thì bác sĩ sẽ liệt kê thêm kem steroid nhằm giảm ngứa. Với những bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS thì có thể thấy cải thiện triệu chứng của bệnh sau khi dùng thuốc điều trị kháng virus

Một số biện pháp can thiệp khác

Tiểu phẫu: Nếu xuất hiện mụn nhọt hay nhọt độc lớn thì bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ dẫn lưu mủ giúp làm giảm đau và tốc độ phục hồi hay làm giảm sẹo. Sau đó có thể che phủ bằng lớp gạc vô trùng trong trường hợp mủ tiếp tục chảy ra.

Triệt lông bằng laser: Phương pháp này có thể dùng lâu dài để làm sạch nhiễm trùng. Tuy nhiên nó khá tốn kém và thường cần vài lần điều trị. Nó có thể loại bỏ vĩnh viễn nang lông để làm giảm mật độ lông tại khu vực điều trị nhưng có thể gây ra tác dụng phụ khác như sẹo, phồng rộp, da đổi màu.

Những thông tin về viêm nang lông vừa được chúng tôi tổng hợp trên đây hi vọng hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
bat-mi-bai-thuoc-chua-viem-mui-di-ung-tai-nha-hieu-qua Bật mí bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả Viêm mũi dị ứng là tình trạng bệnh thường gặp khi cơ thể bị mẫn cảm với cơ chế bệnh. Và xảy ra những phản ứng quá mức hoặc bất thường khi tiếp xúc... giai-cuu-lan-da-bi-chay-nang-bang-8-cach-don-gian-hieu-qua Giải cứu làn da bị cháy nắng bằng 8 cách đơn giản, hiệu quả Làn da cháy nắng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy cần phải làm gì với làn da bị cháy nắng? Các bạn hãy cùng đi... hay-mac-tieu-la-benh-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-nhu-the-nao Hay mắc tiểu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Đi tiểu là việc hết sức bình thường với mỗi người giúp đào thải độc tố ra bên ngoài. Nhưng việc đi tiểu quá nhiều lần trong ngày được coi là những... thuoc-ke-don 30 Danh mục thuốc kê đơn mà Dược sĩ cần nắm vững Để hiểu rõ thuốc kê đơn và những lưu ý khi sử dụng thuốc kê đơn, mời bạn đọc theo dõi ngay dưới đây. qua-phuc-bon-tu-la-gi-cong-dung-va-cach-che-bien-loai-qua-nay Quả phúc bồn tử là gì? Công dụng và cách chế biến loại quả này Phúc bồn tử còn được gọi với cái tên phổ biến hơn là quả mâm xôi. Đây là loại quả khá ngon miệng đồng thời còn mang lại rất nhiều giá trị với sức... qua-bo-hon-la-gi-tac-dung-cua-qua-bo-hon-tot-nhu-the-nao Quả bồ hòn là gì? Tác dụng của quả bồ hòn tốt như thế nào? Quả bồ hòn thường được dùng với mục đích tẩy rửa tự nhiên rất an toàn và hiệu quả. Bạn có thể dùng để rửa tay, chén bát, giặt quần áo... Đây là một...
Xem thêm >>



0899 955 990