Viêm đường hô hấp trên ở trẻ là sự ảnh hưởng đến các bộ phận như đường mũi, xoang, hầu họng và thanh quản. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên, thường xảy ra trong thời điểm giao mùa nhất là mùa lành. Với trẻ em thì cần phải lưu ý trong cách chữa để đem lại hiệu quả, an toàn cho bé.
1. Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên ở trẻ em
Viêm đường hô hấp trên ở trẻ xuất phát từ những tác nhân là virus, vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc của đường hô hấp trên. Khi trẻ em có hệ miễn dịch kém thì rất dễ khiến trẻ mắc bệnh.

Xem thêm:
Sự hoạt động liên tục của hàng rào vật lý giúp ngăn cản những loại virus, vi khuẩn là lớp lông và dịch nhầy trong niêm mạc mũi. Ngoài ra hệ miễn dịch cũng góp phần bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân kể trên.
Tuy nhiên, các loại vi khuẩn, virus cũng có những cơ chế chống lại hàng rào của cơ thể. Khi sử tồn tại của những tác nhân trên vượt mức cho phép, chúng sẽ sản sinh ra chất độc để phá bỏ hệ thống phòng ngự của cơ thể và là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu.
Tùy vào từng bệnh mà chúng có những biểu hiện lâm sàng ( thời gian ủ bệnh ) khác nhau như Virus cúm hoặc á cúm thì thời gian ủ bệnh là 1 - 4 ngày, vi khuẩn bạch cầu thì thời gian ủ bệnh từ 1 - 10 ngày còn RVS cần 7 ngày.
Viêm đường hô hấp ở trẻ sơ sinh có khả năng lây truyền cao qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với những đồ dùng cá nhân của người bệnh trong gia đình hoặc trường học. Do vậy khi thấy trẻ bị mắc bệnh thì cần phải có chế độ chăm sóc tốt và cách ly để không xảy ra tình trạng lây chéo.
2. Cách điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ em
Thầy cô Trường Cao Đẳng Y Dược TP Hồ Chí Minh chia sẻ cách điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ em còn tùy thuộc vào những triệu chứng. Những cách dưới đây sẽ giúp các mẹ có biện pháp tốt để giảm thiểu những những triệu chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ em của bệnh:
2.1. Với trẻ bị ngạt mũi, chảy nước mũi
Mẹ có thể chăm sóc cho trẻ bị viêm đường hô hấp trên bằng cách nhỏ nước muối sinh lý 0,9% vào đường mũi để làm loãng dịch kết hợp với biện pháp hút mũi và vệ sinh bằng khăn mềm.
Lưu ý không nên dùng miệng hút mũi để tránh lây nhiễm vi khuẩn cho trẻ. Không nên lạm dụng quá nhiều nước muối sẽ gây tổn thương cho niêm mạc mũi.
Nên thực hiện biện pháp này trước khi cho trẻ ăn để tránh tình trạng trẻ bị sặc hoặc nôn trớ.
2.2. Với trẻ bị sốt do viêm đường hô hấp trên
Trường hợp trẻ sốt không quá cao ( dưới 39 độ C)
- Mẹ hãy lau người cho trẻ bằng khăn mềm nhúng nước ấm, nhất là vùng nách, bẹn, trán.
- Nên cho trẻ mặc quần áo thoáng, thấm hút mồ hôi và nằm ở phòng thoáng mát
- Cho trẻ bú nhiều để tránh tình trạng mất nước
Với những trẻ sốt cao trên 39 độ C cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.
2.3. Với những trẻ bị ho

Viêm đường hô hấp trên ở trẻ còn có những biểu hiện như ho. Nguyên nhân là do tình trạng tăng tiết chất nhờn trong cổ họng. Bạn có thể cho trẻ uống thuốc dạng siro long đờm.
Với viêm đường hô hấp ở trẻ sơ sinh, bố mẹ không nên cho trẻ dùng thuốc. Thay vào đó thì hãy cho trẻ bú nhiều hơn và nên đưa trẻ đi thăm khám ở cơ sở y tế gần nhất.
2.4. Trẻ bị nôn trớ
Những dấu hiệu viêm đường hô hấp trên ở trẻ kể trên khiến cho trẻ rất dễ bị nôn trớ khi ăn uống. Bố mẹ hãy cho trẻ nằm nghiêng sang một bên khi cho trẻ bú.
Không nên cho trẻ ăn quá no trong một lần, thay vào đó hãy cho trẻ bú nhiều lần hơn, mỗi lần ít hơn.
Trường hợp trẻ bị nôn nhiều thì cần phải đưa đến khám các bác sĩ ngay.
Những kinh nghiệm xử lý tùy từng biểu hiện của viêm đường hô hấp trên ở trẻ kể trên giúp làm giảm nhanh các dấu hiệu bệnh. Và bố mẹ cần lưu ý nên đưa trẻ đi khám nếu có những dấu hiệu bất thường khác nhé.
3. Trẻ bị viêm đường hô hấp trên nên ăn gì?
Dinh dưỡng cho trẻ viêm đường hô hấp trên là rất cần thiết bởi trẻ cần được bổ sung tăng cường sức đề kháng và hệ tiêu hóa tốt hơn.
Về nguyên tắc, phụ huynh nên chọn những món ăn dễ tiêu mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng. Nên tăng cường 4 loại thực phẩm đủ dưỡng chất cho trẻ bao gồm: Rau, đạm, tinh bột, chất béo. Vậy trẻ bị viêm đường hô hấp trên nên ăn gì? Hãy bổ sung những món ăn và thực phẩm tốt cho sức khỏe của con trong giai đoạn này:
3.1. Cháo, soup hay đồ ăn dạng lỏng
Trẻ em thích hợp với những loại đồ ăn dạng lỏng để dễ nhai và nuốt hơn. Đây là giải pháp hiệu quả giúp bố mẹ không biết trẻ bị viêm đường hô hấp thì ăn gì. Những món ăn này bổ sung đủ dưỡng chất, vitamin và nước để trẻ nhanh chóng khỏi ốm và sốt.
3.2. Bổ sung đủ nước, hoa quả cho con
Trái cây nhiều nước với vitamin C được xem là rất tốt cho trẻ để thanh lọc cơ thể và giải cảm. Trong đó có những loại trái cây như bưởi, cam, quýt, kiwi, dâu tây, xoài, dưa gang… sẽ giúp bổ sung đủ nước, nâng cao sức đề kháng và giảm khả năng bị cảm lạnh.
3.3. Bổ sung thực phẩm giàu kẽm, sắt, vitamin C
Để giúp con được máu chóng khỏe mạnh và cải thiện triệu chứng viêm đường hô hấp trên, phụ huynh hãy bổ sung thực phẩm giàu vitamin A&C, sắt, kẽm trong các bữa ăn của con. Tốt nhất hãy bổ sung nhiều loại thực phẩm: Khoai lang, cà chua, cà rốt, bí ngô, rau lá xanh (cải bó xôi, bông cải xanh, rau chân vịt…) chứa nhiều vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch, con được nhanh chóng bình phục.
Những loại rau này để con dễ ăn khi bị viêm đường hô hấp trên thì hãy chế biến rau, củ, quả này chung với cháo và soup để các con dễ nhai và nuốt.
3.3. Sữa chua
Sữa chua là thực phẩm bổ sung nhiều protein rất tốt cho bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em. Trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn, có khả năng tăng cường tiêu hóa, sức đề kháng, đồng thời làm giảm thiểu tình trạng khó chịu do bệnh gây ra.
Trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm đường hô hấp trên thì phụ huynh chú ý làm món ăn mềm, lỏng đồng thời nêm nếm gia vị phù hợp với khẩu vị của con. Nên chia nhỏ bữa ăn và tránh ép con ăn cùng lúc, dễ khiến cho trẻ bị nôn trớ. Để tránh bị nôn trớ, ho thì phụ huynh sau khi cho con ăn xong sẽ uống vài thìa nước rồi vỗ nhẹ lưng để cổ không còn đọng đờm.
Những thông tin về viêm đường hô hấp trên của trẻ hi vọng sẽ giúp các bạn có được kiến thức bổ ích trong việc chữa và phòng ngừa bệnh. Nếu bạn còn thắc mắc nào về những dấu hiệu viêm đường hô hấp ở trẻ thì theo dõi các bài viết trong chuyên mục tiếp theo để cập nhật nhanh nhất nhé.