Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Viêm dạ dày HP là gì? Có lây nhiễm hay không?

Cập nhật: 17/09/2019 09:17 | Người đăng: Lường Toán

Nhiễm khuẩn HP chính là một trong những loại nhiễm khuẩn HP phổ biến nhất trên thế giới hiện nay chỉ xếp sau khuẩn sâu răng. Vậy viêm dạ dày HP là gì? Có lây nhiễm hay không? Hãy cùng Cao đẳng Phạm Ngọc Thạch tìm hiểu những thông tin liên quan đến viêm dạ dày HP thông qua bài biết sau đây.


Viêm dạ dày HP là gì? Có lây nhiễm hay không?

Khuẩn HP rất lặng lẽ và rất khó phát hiện nhưng nó chính là nguyên nhân gây ra những cơn đau dạ dạ mãn tính, viêm loét dạ dày và nghiêm trọng hơn có thể gây ra ung thư dạ dày. Chính vì thế, chúng ta cần phải nắm bắt những thông tin cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.

Viêm dạ dày HP là gì?

Vi khuẩn HP là một trong những loại vi khuẩn sinh sống và phát triển ở trong dạ dày của con người. Nhiều người thắc mắc rằng tại sao vi khuẩn HP lại có thể sinh sống ở trong dạ dày của chúng ta?

Trong dạ dày người có chứa rất nhiều axit, để có thể tồn tại trong một môi trường axit, vi khuẩn HP sẽ tiết ra một loại enzyme là Urease để trung hòa axit ở trong dạ dày khiến cho dạ dày bị viêm.

Rất nhiều người cảm thấy lo lắng khi phát hiện bản thân bị nhiễm khuẩn HP và không biết rằng loại vi khuẩn này có khả năng gây ra ung thư hay không. Trên thực thế, khi bị nhiễm khuẩn HP sẽ khiến cho bệnh viêm dạ dày mãn tính phát triển gây ra viêm loét dạ dày, tá tràng và có thể dẫn đến bệnh ung thư dạ dày. Theo số liệu thống kê, có đến 1% người nhiễm khuẩn HP có nguy cơ bị ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP có lây nhiễm không?

Vi khuẩn HP là một loại vi khuẩn có thể lây nhiễm từ người này sang người khác bằng 3 con đường sau đây:

  • Đường miệng: Đây chính là đường lây nhiễm chủ yếu của vi khuẩn HP, chúng ta có thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc với dịch tiết đường tiêu hóa hay nước bọt của người bị nhiễm bệnh. Nếu như trong gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn HP thì khả năng lây nhiễm của các thành viên khác trong gia đình là rất cao.
  • Đường phân: Vi khuẩn HP có thể sẽ được đào thải ra ngoài thông qua phân, đây chính là nguồn lây lan chủ yếu của vi khuẩn này trong cộng đồng. Do thói quen ăn uống không hợp vệ sinh nên rất nhiều người có thể bị nhiễm khuẩn HP.
  • Các đường lây nhiễm khác: Chúng ta cũng có thể bị lây nhiễm khuẩn HP khi sử dụng chung các loại thiết bị y tế khi chưa được khử trùng sạch sẽ như: nội soi tai mũi họng, nội soi dạ dày, các dụng cụ nha khoa… Chính vì thế, việc vệ sinh các thiết bị y tế sau khi sử dụng là rất cần thiết để phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn HP.

Những đối tượng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn HP cao

Tất cả mọi người đều có nguy cơ nhiễm phải vi khuẩn HP. Theo ước tính có tới 50% dân số bị trên thế giới hiện nay bị nhiễm khuẩn HP. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh cũng phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố khác như: chất lượng cuộc sống, thói quen ăn sinh hoạt, tuổi tác và khu vực địa lý.

Trẻ nhỏ chính là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm rất cao vì bố mẹ hoặc những người thân thường có thói quen mớn thức ăn cho trẻ hoặc hôn môi trẻ. Chính hành động này đã vô tình lây nhiễm vi khuẩn sang cho trẻ.

Mặc dù nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn HP là rất cao nhưng nhiều trường hợp bị nhiễm vi khuẩn HP không có bất kỳ một triệu chứng hay biểu hiện nào ảnh hưởng đối với hệ tiêu hóa.

Làm thế nào để nhận biết bản thân có bị nhiễm khuẩn HP không?

Vi khuẩn HP là một loại vi khuẩn thầm lặng và những người đã bị nhiễm khuẩn thường không có biểu hiện rõ ràng. Thông thường, vi khuẩn HP sẽ gây ra những cơn đau dạ dày mạn tính hoặc gây ra tình trạng viêm loét dạ dày. Đối với những trường hợp đã xuất hiện những cơn đau dạ dày, hay nhanh chóng đến những cơ sở y tế chuyên khoa để chẩn đoán kết quả chính xác nhất.

Hiện nay, trong y học đã có rất  nhiều phương pháp được áp dụng để phát hiện vi khuẩn HP:

Phương pháp xâm lấn: Các bệnh nhân sẽ được thực hiện nội soi dạ dày và tá tràng để đánh giá lại tình trạng viêm loét dạ dày một cách rõ ràng nhất. Khi thực hiện nội soi, các bác sĩ sẽ thường lấy một mẫu mô để tiến hành sinh thiết mô bệnh học, test urease nhanh hoặc nuôi cấy vi khuẩn.

Phương pháp không xâm lấn: Khi áp dụng phương pháp này, người bệnh có thể nhận biết được bản thân mình có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không mà không cần thực hiện nội soi dạ dày hay tá tràng. Các phương pháp không xâm lấn sau đây có thể xác định được cơ thể đã bị nhiễm vi khuẩn HP hay không:

  • Test hơi thở
  • Xét nghiệm để tìm vi khuẩn HP ở trong phân
  • Xét nghiệm máu để tìm kháng thể kháng HP ở trong máu. Tuy nhiên cách làm này thường rất ít khi được áp dụng.

Cách điều trị khi dạ dày bị nhiễm khuẩn HP

Những đối tượng sau đây sẽ được chỉ định điều trị diệt vi khuẩn HP: viêm loét dạ dày tá tràng, thiếu sắt do thiếu máu, ung thư dạ dày đã được điều trị, xuất huyết làm giảm số lượng tiểu cầu.

Những trường hợp bị nhiễm vi khuẩn HP sau đây sẽ được chỉ định điều trị dự phòng ung thư dạ dày: Trong gia đình đã từng có người bị ung thư dạ dày, trong dạ dày có polyp, những người mong muốn diệt trừ vi khuẩn HP hoặc viêm teo niêm mạc của dạ dày đã sử dụng thuốc chống viêm trong thời gian dài.

Phương pháp điều trị vi khuẩn HP thường được sử dụng là kết hợp các loại thuốc kháng sinh kết hợp cùng với một số loại thuốc giảm tiết acid dịch vị. Khi sử dụng các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: tiêu chảy, phân đen, rối loạn vị giác, lưỡi đen, hiệu ứng antabuse.


Bị viêm dạ dày HP nên ăn gì?

Bị viêm dạ dày HP nên ăn gì?

Khi đã bị mắc bệnh viêm dạ dày HP, nên ăn gì để không làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn và hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị? Sau đây sẽ là lời giải đáp cho những thắc mắc của bạn.

Quả việt quất

Việt quất có khả năng ức chế được sự phát triển của vi khuẩn HP ở trong dạ dày. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, những người bị nhiễm bệnh uống nước ép việt quất có thể làm tăng lượng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn HP.

Để giúp cho hiệu quả điều trị viêm dạ dày HP, người bệnh nên sử dụng nước ép từ quả việt quất hàng ngày.

Súp lơ xanh

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong súp lơ có chứa hợp chất sulforaphane, loại hợp chất này có khả năng ức chế được sự phát triển của vi khuẩn HP ở đường ruột. Chính vì thế, những người bị viêm dạ dày HP nên ăn nhiều súp lơ xanh. 

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể ăn một số loại rau khác như củ cải, cải thảo, bắp cải… những loại rau này cũng hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn HP rất tốt. Để tránh sự nhàm chán, các bạn có thể thay đổi thực đơn ăn uống hàng ngày bằng các loại rau này. Để đảm bảo được lượng chất dinh dưỡng của những loại rau này không bị mất đi, hãy chế biến chúng bằng cách hấp lên. 

Tỏi

Trong tỏi có chứa rất nhiều allicin, đây là một loại chất có tác dụng kháng khuẩn mạnh. Để tiêu diệt những vi khuẩn có hại ở trong đường ruột, hàng ngày các bạn có thể sử dụng 1 tép tỏi. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều vì nó cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể.

Trong tỏi có chứa nhiều chất kháng khuẩn mạnh nhưng cho đến thời điểm hiện tại vẫn có rất nhiều tranh cãi về việc điều trị bệnh nhiễm khuẩn HP. Tuy nhiên, hàng ngày vẫn có thể sử dụng 1 tép tỏi để mang lại những tác dụng đối kháng cho cơ thể của mình.

Trà xanh

Theo những nghiên cứu gần đây, trong trà xanh có chứa nhiều chất có tác dụng gây ức chế vi khuẩn HP. Do đó, người nhiễm khuẩn HP có thể sử dụng trà xanh hàng ngày để hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên, dùng trà xanh chỉ có tác dụng ức chế và hỗ trợ điều trị chứ không thể tiêu diệt được vi khuẩn HP.

Những loại thực phẩm giàu flavonoid

Những loại thực phẩm giàu flavonoid chính là những thực phẩm mà người nhiễm khuẩn HP không nên bỏ qua. Đây là một chất chống oxy hóa có tác dụng kháng lại vi khuẩn HP cực tốt.

Hoạt chất flavonoid được tìm thấy rất nhiều ở trong các loại trái cây tươi và rau xanh như: rau bina, atiso, mận, táo, khoai lang, đậu Hà Lan… Những thực phẩm này còn chứa rất nhiều chất xơ giúp giảm triệu chứng của những cơ đau dạ dày do vi khuẩn HP gây ra.

Trong bài viết trên đây, chúng tôi đã cung cấp một số thông tin hữu ích về bệnh viêm dạ dày HP giúp cho bạn đọc hiểu thêm về căn bệnh này cùng với một số loại thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt. Hãy nắm rõ những thông tin hữu ích này để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi bài viết.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990