Viêm cầu thận Lupus ban đỏ có nguy hiểm không? Có chữa được không? Những thắc mắc này đang nhận được khá nhiều sự quan tâm. Hiểu được lo lắng đó, ban tư vấn Trường Cao Đẳng Y Dược Hồ Chí Minh đã có bài viết chia sẻ dưới đây, các bạn hãy tham khảo nhé.
Viêm cầu thận lupus ban đỏ là bệnh gì?
Viêm cầu thận lupus là một căn bệnh mãn tính, hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh nhưng bệnh gây nên nhiều tổn thương đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Do vậy người bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Với trường hợp bệnh nặng, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Trong cơ thể sẽ có cơ chế tự sản sinh ra chất miễn dịch để chống lại các tác nhân lạ như Virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Nhưng khi mắc phải viêm cầu thận lupus, hệ miễn dịch của cơ thể dường như mất đi khả năng phân biệt các chất quen - lạ. Chất miễn dịch nhận diện các tế bào của cơ thể là một tác nhân lạ nên sẽ tấn công bằng cách sinh ra các kháng thể để chống lại hầu hết các cơ quan trong cơ thể.
Viêm cầu thận Lupus ban đỏ có hai loại là Lupus ban đỏ dạng đĩa và lupus ban đỏ hệ thống.
Tham khảo thêm:
Bệnh viêm cầu thận Lupus ban đỏ có nguy hiểm không?
Như ở trên đã nói, Lupus ban đỏ gây tổn thương các cơ quan nội tạng và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Đây là căn bệnh có diễn biến khá phức tạp và tiến triển theo từng đợt. Những đợt sau sẽ nặng hơn đợt trước và có nguy cơ ảnh hưởng đến thận, tim mạch, hệ máu, thần kinh, hô hấp và tiêu hóa…
Lupus ban đỏ nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ ảnh hưởng nặng nề đến các cơ quan ở nội tạng với các biểu hiện tương ứng. Cụ thể những biến chứng của bệnh như sau:
- Tại phổi: Người bệnh có thể bị suy hô hấp, khó thở do viêm phổi, tràn dịch màng phổi
- Với hệ tạo máu: Viêm cầu thận lupus có thể gây xuất huyết, cơ thể thiếu máu. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng hoạt động đến các cơ quan, nguy hiểm đến tính mạng nếu như bị xuất huyết não, chèn ép não.
- Với tim: Lupus ban đỏ hệ thống có thể biến chứng gây viêm cơ tim, tràn dịch màng tim. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây nên suy tim mãn tính. Các tình trạng trên có thể khiến người bệnh đột ngột tử vong do trụy mạch.
- Với hệ thần kinh: Người bệnh có thể bị rối loạn tâm thần, co giật
- Với thận: Bệnh viêm cầu thận lupus ban đỏ có thể gây phản ứng viêm cầu thận, dẫn đến suy thận nguy hiểm đến tính mạng.
Bên cạnh những biến chứng nội tạng kể trên, người bệnh còn có thể gặp phải những biến chứng trong quá trình điều trị thuốc ức chế miễn dịch. Theo đó, hệ miễn dịch không còn được đảm bảo chức năng vốn dĩ của nó, cơ thể rất dễ mắc phải các tác nhân lây nhiễm khiến cho tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nhanh, người bệnh rất dễ sốc và bị tử vong.
Bệnh ban đỏ có chữa được không?
Với những nguy hiểm do viêm cầu thận lupus ban đỏ gây nên, nhiều người thắc mắc bệnh có chữa được không. Các thầy cô trong ban tư vấn của Trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM khẳng định: Bệnh viêm cầu thận Lupus không thể được điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng nếu điều trị đúng cách thì bệnh có thể được kiểm soát hạn chế nguy hiểm.

Khi bệnh được phát hiện sớm, người bệnh cần phải có chế độ nghỉ ngơi và vận động hợp lý nhằm tránh teo cơ, cứng khớp. Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm cầu thận Lupus ban đỏ như sau:
- Thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid như: Ibuprofen, Nimesulide, Aspirin, Naproxen,... Các loại thuốc này có hiệu quả tốt khi xuất hiện các triệu chứng ở cơ và khớp. Nhưng người bệnh cần lưu ý thuốc có thể gây loét dạ dày nếu như uống thuốc khi không ăn no.
- Thuốc corticosteroid có tác dụng chống viêm mạnh hơn thường sử chỉ định dùng trong trường hợp bệnh nặng. Tuy nhiên thuốc cũng có nhiều tác dụng phụ hơn nhóm thuốc trên. Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc này là: gây viêm loét dạ dày tá tràng,tăng đường máu, rạn da, tăng nguy cơ nhiễm trùng, loãng xương, ức chế tuyến thượng thận,... Vì vậy, thuốc được chỉ định uống một lần sau bữa sáng.
- Các loại thuốc chống sốt rét như Chloroquine, Hydroxychloroquine có tác dụng tốt với các tổn thương ở da và khớp.
- Một số loại thuốc gây ức chế miễn dịch như Cyclophosphamide (Endoxan), Cyclosporine (Sandimmun), Azathioprine (Imuran),... có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Người bệnh chỉ được sử dụng khi không thể đáp ứng với các loại thuốc trên.
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc trên đúng theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần chú ý:
- Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, tránh bị sang chấn tâm lý, năng vận động.
- Hạn chế tối đa tiếp xúc tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời, bởi đây là nguyên nhân gây khởi phát hoặc làm nặng thêm các đợt cấp của bệnh.
- Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều dùng hoặc dừng thuốc đột ngột, đặc biệt là các thuốc corticosteroid, bởi việc làm này cũng là nguyên nhân gây ra đợt cấp của bệnh.
Những thông tin bài viết trên đây chắc hẳn sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm cầu thận lupus. Nếu bạn có thắc mắc về biểu hiện của bệnh này, hãy để lại comment bên dưới để được giải đáp nhé. Chúc các bạn sức khỏe!